Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

149. Đại Kinh Sáu Xứ

19/05/202011:39(Xem: 9672)
149. Đại Kinh Sáu Xứ

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


149. Đại Kinh SÁU XỨ

( Mahàsalàyatanika sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ        

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na 

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường.

          Tại đây, đấng Pháp Vương cho gọi

          Chư Tỷ Kheo, và nói như vầy :

 

        – “ Này các Tỷ Kheo ! Hôm nay

       Ta vì Kinh Sáu Xứ này giảng ra

          Hãy nghe và suy nghiệm cho kỹ ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn Toàn Trí ! Xin vâng ! ”.    

 

              Sau vâng đáp của Chúng Tăng,

      Đức Chánh Đẳng Giác nghiêm thân thuyết vầy :

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Ở đây biết, thấy

          Không như-chơn mắt ấy, sắc này, 

              Không như-chơn biết, thấy ngay

       Nhãn-thức, nhãn-xúc ở đây đêm ngày,

          Do duyên nhãn xúc này liền khởi

          Lạc thọ với khổ thọ, hay là

              Bất khổ bất lạc thọ, mà

       Không như-chơn biết, thấy qua điều là

          Cảm thọ, và vị ấy ái-trước

          Đối với mắt, ái-trước sắc, và

              Ái-trước nhãn thức, cùng là

       Ái-trước nhãn xúc. Do mà duyên đây

          Duyên nhãn xúc khởi ngay lạc & khổ &                

          Bất khổ bất lạc thọ. Vị này

              Ái-trước cảm thọ ấy ngay.

       Vị ấy trú, quán sát rày vị ngon

          Bị ái-trước nên còn hệ lụy

          Và tham đắm, khả dĩ do vầy

              Năm thủ uẩn đi đến đây

       Tích trữ trong tương lai ngay như vầy.    

          Và ái của vị này đưa đến

          Sự tái sanh, câu hữu hỷ, tham

              Tìm sự hoan lạc, mê đam

       Chỗ này chỗ khác, ái càng tăng cao.

 

          Những thân-ưu-não nào tăng trưởng

          Tâm-ưu-não tăng trưởng cùng nhau.

              Còn những thân-nhiệt-não nào

       Tăng trưởng, tâm-khổ-não mau tăng cùng.

          Vị ấy cùng cảm thọ thân khổ

          Và cảm thọ tâm khổ dằng dai.

 

              Cũng vậy, các Tỷ Kheo này !

       Không thấy & biết-như-chơn tai, cùng là

          Mũi, lưỡi, thân, ý và các pháp.

          Không thấy, không biết các lục trần

              Một cách như-chơn sáu phần.

       Không thấy & biết-như-chơn cần kể ra

          Ý thức và ý xúc như-thật.

          Do duyên ý-xúc tất khởi ra

              Lạc thọ, khổ thọ – hay là

       Bất khổ bất lạc thọ mà tự thân

          Không thấy & biết-như-chân cảm thọ

          Và vị đó ái-trước ý này,

              Ái-trước đối với pháp đây

       Ý-thức, ý-xúc vị này đắm yêu

          Do ý xúc này đều phát khởi

          Lạc, khổ với bất khổ & lạc này

              Vị ấy cảm thọ ở đây

       Thân khổ, tâm khổ. Và này Chúng Tăng !

          Dù thấy & biết-như-chân như vậy

          Nhưng vị ấy không ái-trước nhân

              Đối với sáu căn, sáu trần

       Không ái-trước ý thức cần biết đây

          Không ái-trước ở đây ý-xúc

          Do ý xúc lạc & khổ khởi ra

              Bất khổ bất lạc thọ, mà

       Vị ấy không ái-trước qua các điều

          Đối với cảm thọ đều như vậy

          Khi vị ấy trú, quán sát về

              Vị ngọt vị ấy không hề

       Bị ái trước, hệ lụy bề đắm say

          Năm thủ uẩn tương lai tàn diệt,

          Ái của vị ấy thiệt khiến làm

              Tái sanh, câu hữu hỷ, tham

       Tìm sự hoan lạc bao hàm nơi đâu.

          Ái được mau đoạn tận mãi mãi

          Thân-ưu-não vị ấy đoạn trừ  

              Tâm-ưu-não được đoạn trừ,

       Thân-nhiệt-não được đoạn trừ trước sau,

          Tâm-nhiệt-não cũng mau đoạn tận

          Thân-khổ-não ắt hẳn đoạn trừ.

              Những tâm-khổ-não đoạn trừ

       Vị ấy cảm thọ lạc, từ thân, tâm

          Kiến gì như-chơn nhằm như vậy

          Thì kiến ấy là chánh kiến ni.

              Như-chơn tư-duy cái gì

       Đó chính là chánh-tư-duy tức thì,

          Tinh tấn gì như-chơn như vậy

          Tinh tấn ấy là chánh-tinh-cần,

              Niệm của vị ấy như-chân

       Đó là chánh-niệm. Định phần như-chân

          Của vị ấy là phần chánh-định,

          Thân nghiệp, ngữ nghiệp, tính mạng sanh

              Đều được tốt đẹp, tịnh thanh.

 

       Rồi từ Thánh đạo Tám ngành ở đây

          Khiến tu tập, tiến hoài sung mãn

          Bốn niệm xứ và bốn chánh cần

              Bốn như-ý-túc, năm căn,

       Năm lực – tu tập tinh cần trải qua

          Phát triển và sung mãn đều khắp,

          Bảy giác chi tu tập tròn đầy

              Phát triển sung mãn hòa hài

       Và nơi vị ấy có hai pháp này :

          Chỉ và Quán. Với đầy thượng trí

          Vị ấy chỉ liễu tri pháp nào

              Cần phải liễu tri duyên vào

       Thượng trí. Đoạn tận pháp nào ở đây

          Đoạn tận ngay với thượng trí ấy.

          Với thượng trí, vị đấy hành trì

              Tu tập về những pháp gì

       Cần phải tu tập mọi thì pháp đây.

          Với thượng trí, vị này chứng ngộ

          Những pháp cần chứng ngộ, tuệ tri.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì  

       Là pháp cần phải liễu tri như vầy ?  

          Cần đáp ngay là ‘Năm thủ-uẩn’ :

          Sắc, thọ-uẩn, tưởng, hành, thức ni

              Với thượng trí, cần liễu tri.

 

       Thế nào là pháp hiểm nguy cần trừ ?

          Cần diệt trừ vô minh, hữu ái

          Là những pháp cần phải đoạn trừ.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Còn như

       Các pháp cần phải an từ hành theo,

          Cần tu tập để đều viên mãn ?

          Chỉ và Quán (*) cần phải hành trì.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì

       Cần phải chứng ngộ, liễu tri toàn phần ?

          Minh, Giải-thoát – pháp cần chứng ngộ

          Với thượng trí, mê lộ diệt tan.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Lục trần

       Đó là gồm cả sáu phần của thân

          Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý

          Thấy & biết kỹ như-chân lục trần

              Các pháp thấy & biết-như-chân,

       Ý thức, ý xúc nhờ phần kiến, tri

          Do duyên ý-xúc ni, khởi đó

          Lên lạc thọ, khổ thọ như vầy,

              Bất khổ bất lạc thọ này,

       Vị ấy không ái-trước ngay với điều

          Cảm thọ ấy. Bao nhiêu điên đảo

          Tâm-khổ-não được đoạn tận đi

              Vị ấy cảm thọ tức thì

       Thân lạc, tâm lạc diệu kỳ lâng lâng.

          Kiến gì mà như-chân như vậy

          Thì kiến ấy là chánh kiến ni

              Như-chơn tư-duy cái gì

       Đó chính là chánh-tư-duy tức thì,

          Tinh tấn gì như-chơn như vậy

          Tinh tấn ấy là chánh-tinh-cần,

              Niệm của vị ấy như-chân

       Đó là chánh-niệm. Định phần như-chân

          Của vị ấy là phần chánh-định,

          Thân nghiệp, ngữ nghiệp, tính mạng sanh

              Đều được tốt đẹp, tịnh thanh.

 

       Rồi từ Thánh đạo Tám ngành ở đây

          Khiến tu tập, tiến hoài sung mãn

          Bốn niệm xứ và bốn chánh cần

              Bốn như-ý-túc, năm căn,

       Năm lực – tu tập tinh cần trải qua

          Phát triển và sung mãn đều khắp,

          Bảy giác chi tu tập tròn đầy

              Phát triển sung mãn hòa hài

       Và nơi vị ấy có hai pháp này :

          Chỉ và Quán (*). Với đầy thượng trí

          Vị ấy chỉ liễu tri pháp nào

              Cần phải liễu tri duyên vào

       Thượng trí. Đoạn tận pháp nào ở đây

          Đoạn tận ngay với thượng trí ấy.

          Với thượng trí, vị đấy hành trì

              Tu tập về những pháp gì

       Cần phải tu tập mọi thì pháp đây.

          Với thượng trí, vị này chứng ngộ

          Những pháp cần chứng ngộ, tuệ tri.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì  

       Là pháp cần phải liễu tri như vầy ?  

          Cần đáp ngay là ‘Năm thủ-uẩn’ :

          Sắc, thọ-uẩn, tưởng, hành, thức ni

              Với thượng trí, cần liễu tri.

 

       Thế nào là pháp hiểm nguy cần trừ ?

          Cần diệt trừ vô minh, hữu ái

          Là những pháp cần phải đoạn trừ.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Còn như

       Các pháp cần phải an từ hành theo,

          Cần tu tập để đều viên mãn ?

          Chỉ và Quán cần phải hành trì.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Pháp gì

       Cần phải chứng ngộ, liễu tri toàn phần ?

          Minh, Giải-thoát – pháp cần chứng ngộ

          Với thượng trí, mê lộ diệt tan ”.

 

              Nghe Phật thuyết giảng rõ ràng

       Chúng Tăng tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 149 :  Kinh  SÁU XỨ   – 

MAHÀSALÀYATANIKA  Sutta  )  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2019(Xem: 6840)
Sống biết đủ tâm hồn mình thanh thản Lo chi giàu mà chẳng được an vui Sáu mươi năm cũng chỉ một kiếp người Đừng tham vọng chuyện tiền tài danh tiếng.
29/05/2019(Xem: 6540)
Kính bạch Thầy, con tự nghĩ đôi khi sống giữa bụi trần chỉ cần một chút lòng từ bi mà mình có thể chuyển hoá tất cả ...còn hơn lý thuyết nhiều quá ... Con xúc độnh khi nhìn thấ hình ảnh Thầy phát giày, phát áo, kính đeo mắt, bao thư và bánh chưng cho 10 chú thợ đúc chuông đồng, tượng đồng … tại Xưởng Đúc Đồng Đắc An, Nha Trang, họ làm cực khổ mà không có giày mang, chỉ mang dép nhựa, quá nguy hiếm…. tội nghiệp lắm, Phật tử Loan-Tỷ, Steve Lowe NTB, Linh Vân đã gởi tịnh tài cho Thầy làm từ thiện này. Con xin thành tâm tán thán công đức Thầy và quý Phật tử cũng như xin dâng Thầy và đại chúng bài thơ này. Kính, HT.
27/05/2019(Xem: 6085)
Nắng sương mai ta một mình lặng lẽ Cảnh sau vườn gió nhẹ chút thoáng qua Nhìn mây trời mà lòng chợt nhớ ra Bao giấc mộng chẳng có gì là thật.
25/05/2019(Xem: 6303)
Ta dừng chân giữa đầm sen Ngát thơm hương đạo Thiêng liêng ngày mùa Góc xa nương bóng sân chùa Trước hoa ai lại hững hờ, vô tâm? Ngắm nhìn
24/05/2019(Xem: 5991)
Hạnh phúc thay … được nghe bài pháp thoại ! Lặng người, rưng rưng khi quá tuyệt hay . Hiểu rõ chi li … giảng sư muốn trình bày, Sao đam mê … thích nghe đi … nghe lại mãi.
22/05/2019(Xem: 10264)
Mấy ngày qua tin tức thật rùng rợn: Một giáo phái lạ giết người đổ đúc bê tông. A Di Đà Phật con xin chia sẻ bài thơ đến với Tăng Ni và Phật tử gần xa. Cơ duyên lớn một đời theo Phật Mong tu hành giữ trọn đức tin Chuyên tâm nổ lực chính mình Con đường giác ngộ hành trình là đây.
21/05/2019(Xem: 6299)
Phật Pháp chuyên tu đẹp cõi lòng Dứt trừ mê vọng ngộ Tánh Không Xuất nhập hoá duyên tuỳ phương tiện Chuyển hoá nhân sinh chốn bụi hồng
17/05/2019(Xem: 11294)
Thuở xưa có một ông vua Quý yêu công chúa mới vừa sinh ra Nên vua mong muốn thiết tha Con mình mau lớn để mà ngắm trông Vua bèn triệu đến hoàng cung Lương y một vị tiếng lừng khắp nơi
15/05/2019(Xem: 6922)
Mấy ngày nay người con Phật thật hoang mang về một bức hình: Một người ngồi ngang hàng với Đức Phật. Nhìn bức hình TT kính cảm tác bài thơ này để trình lên chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa. Đấng Toàn Giác cả một đời cứu khổ Mỗi bước đi Ngài chuyển hoá tha nhân Trời và Người đều quy ngưỡng muôn phần Bậc Xuất Trần ngàn nhà qua một bát.
11/05/2019(Xem: 10877)
Cúi đầu đảnh lễ Phật Đản Sinh Cho con ghi dấu phút tư tình Ân thâm giáo pháp con nguyền thỉnh Trí Nhã luôn cầu sáng tỏa vinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]