Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

19/05/202011:38(Xem: 12356)
147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


147. Tiểu Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA

( CùlaRahulovàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na 

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường.

          Đấng Pháp Vương trong khi nhàn tịnh

          Thời tư niệm ý định khởi ra :

            “Thuần thục là những pháp mà

       Đưa đến giải thoát cho Ra-Hu-Là.

          Vậy thời phải cần qua huấn luyện

          La-Hầu-La được kiện toàn hơn,

              Đoạn tận lậu-hoặc nguồn cơn”. 

 

       Buổi sáng ngày kế, bậc Chơn Phật Đà

          Đắp y và mang theo bình bát

          Đi vào Thành Sa-Vát-Thí này

              Tuần tự khất thực tại đây,

       Sau khi ngọ thực, Ngài quay trở về.

          Phật bảo vị cận kề Thị-giả

          Gọi Tôn-giả La-Hầu-La ngay,

              Rồi Ngài bảo Tôn-giả này :

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Cầm ngay đồ ngồi

         (Tức tọa cụ) để rồi đến cả

          Rừng An-Đa-Va-Ná nghỉ trưa ”.

         – “ Xin vâng !” Tôn giả liền thưa,

       Rồi đi theo Phật dẫu chưa biết là

          Đức Phật Đà vì sao bảo vậy.

          Trong lúc ấy, hàng ngàn Chư Thiên

              Cũng đi theo Đức Phật liền

       Nghĩ : “Đấng Thầy cả Nhân Thiên bữa này

          Sẽ huấn luyện, chỉ bày chuyên chú

          Cho Tôn-giả Ra-Hú-Lá này

              Tiến xa trong sự diệt ngay

       Tất cả lậu-hoặc chứa đầy khổ đau”.

 

          Phật đi sâu vào rừng được tả

          Là khu rừng An-Đá-Vá-Na   (1) 

              Ngài ngồi trên chỗ soạn ra

       Còn Tôn-giả Ra-Hu-La (2) ngồi gần

          Sau khi đã nghiêm thân đảnh lễ.

          Đấng Thiện Thệ liền hỏi tỏ tưởng :

 

        – “ Mắt là thường hay vô thường ? ”.

 

 – “ Bạch Thế Tôn ! Là vô thường mắt ni ”.

 

    – “ Phàm cái gì vô thường là lạc  

          Hay nói khác là khổ ở đây ? ”. 

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ đầy ”. 

 

 – “ Cái vô thường, khổ và hay đổi dời

          Bị biến hoại, vậy thời khi nghĩ

          Có hợp lý tư tưởng như vầy :

             ‘Của tôi’, ‘là tôi cái này’,

      ‘Cái này là tự ngã rày của tôi’ ? ”.

    _______________________

 

(1) : Rừng Andhavana.    (2) : Tôn-giả Rahula ( La-Hầu-La ) là con 

      Thái-tử Siddhattha tức Đức Phật sau này. Ngài được xưng tụng

      là vị Mật Hạnh đệ nhất trong Thập Đại Đệ Tử Phật.

 

    – “ Điều này thời không phải như vậy ”.

 

    – “ La-Hầu-La ! Sắc ấy là thường

              Hay là vô thường sắc này ?

       Còn nhãn-thức là thường hay vô thường ?

          Là thường hay vô thường nhãn-xúc ?

          Và do duyên nhãn xúc ở đây

              Thọ, tưởng, hành, thức khởi ngay

       Thường & vô thường các pháp này khởi lên ? ”. 

 

    – “ Bạch Phật ! Các điều trên cả thảy

          Đều vô thường. Con thấy như vầy ”.

 

         – “ Cái gì vô thường ở đây

       Là khổ hay lạc, điều này xảy ra ? ”.

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Chúng đều là khổ ”.

 

    – “ Cái gì vô thường, khổ, đổi thay

              Biến hoại chẳng ngừng như vầy,

       Có hợp lý khi nghĩ ngay : ‘Cái này

          Là của tôi’, ‘Cái này tôi đó’,

         ‘Cái này có tự ngã của tôi’ ? ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Đều là không rồi ! ”.

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Vậy thời sao đây ?

          Tai, mũi, lưỡi, thân này và ý

          Là thường hay cũng chỉ vô thường ?

              Ý-thức, ý-xúc là thường

       Hay tất cả đều vô thường ở đây ?

          Do duyên ý-xúc này, được khởi

          Thọ, tưởng, hành, thức. Với pháp này

              Là thường hay vô thường vầy ? ”.

 

 – “ Bạch Phật ! Đều vô thường, đầy tai ương ”. 

 

   – “ Cái vô thường là lạc hay khổ ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ dẫy đầy ”. 

 

        – “ Cái vô thường, khổ, đổi thay 

       Hợp lý chăng khi một ai nghĩ là :

         ‘Cái này là của tôi’, ‘tôi đó’,

          Cái này có tự ngã của tôi’ ? ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Đều là không rồi ! ”. 

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Do nơi thấy vầy

          Vị Thánh đệ tử này cẩn mật

          Yểm ly mắt, các sắc thấy qua

              Yểm ly nhãn thức, cùng là

       Yểm ly nhãn xúc, cũng là nhân duyên

          Để khởi lên thọ, tưởng, hành, thức,

          Và lập tức yểm ly pháp đây

              Đã được khởi lên như vầy.

 

       Yểm ly tai, các tiếng này yểm ly,

          Yểm ly mũi, yểm ly hương, với

          Yểm ly lưỡi, các vị yểm ly,

              Thân và các xúc yểm ly,

       Yểm ly các pháp, yểm ly ý này…

          Yểm ly ngay ý thức, ý xúc

          Rồi do duyên ý xúc ở đây

              Khởi thọ, tưởng, hành, thức ngay

       Yểm ly các pháp khởi đây tức thì.

 

          Do yểm ly, ly tham đã đạt  

          Do ly tham, giải thoát gần ngay.

              Trong sự giải thoát, vị này 

       Hiểu rằng : ‘Ta đã từ rày thoát ra,

          Được giải thoát’. Cũng là rõ biết :

         ‘Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành,

              Việc cần làm đã thực hành,      

       Không còn dính mắc tử sanh luân hồi’.

 

          Nghe những lời của bậc Giác Giả  

          Tôn-giả Ra-Hu-Lá hân hoan

              Tín thọ Thế Tôn lời vàng,

       Tôn-giả tức khắc vẹt màn vô minh

          Và tự mình thoát khỏi lậu hoặc,

          Không dính mắc chấp thủ mọi phần.

 

              Lúc ấy, hàng ngàn Thiên thần

       Pháp nhãn vô cấu, ly trần khởi lên :

         ‘Phàm cái gì khởi lên như vậy

          Mọi cái ấy đều bị diệt trừ’. 

 

              La-Hầu-La tâm an như

       Được giáo giới bởi Đạo Sư Phật Đà ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt Tiểu Kinh số 147 :  GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA  –  CÙLARÀHUOVÀDA  Sutta  )  



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2023(Xem: 2628)
Vườn thiền lặng lẽ đón mừng Xuân Rạng ánh dương quang bóng tỏa ngần Trúc biếc hoa cười nghinh thiện sĩ Đào hồng gió lộng đón hiền nhân Chuông ngân lan tiếng hoà chan nhạc Mõ vọng vang âm quyện ngát trầm Kệ bỗng kinh nguyền mong pháp trụ Lòng an tịch tĩnh bớt phân vân
11/02/2023(Xem: 3386)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2964)
Những gì ta thấy hôm nay Là muôn thuở trước hiễn bày đó thôi Ngàn xưa muôn trước thấy rồi Sớm mai ta thản nhiên ngồi hát ca
11/02/2023(Xem: 3098)
Tháng giêng về thăm Chùa cũ Sân vàng những nhánh cỏ hoa Mùa vương trên từng chiếc lá Nhẹ nhàng nghe hương bay xa
10/02/2023(Xem: 4128)
Sống an vui là biết tri ân cuộc đời, biết đủ ! Đừng quá khắc khe khi xử thế đối nhân Giây phút hiện tại dành soi rọi bản thân Giá trị con người … được định hình qua những trải nghiệm (1)
09/02/2023(Xem: 6509)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 5120)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
07/02/2023(Xem: 2558)
Kiếp người suy ngẫm mỏng manh Sao ta cứ mãi tranh giành quyền cao Một giây động đất ập vào Quyền cao chức trọng cũng vào thiên thu Kim cương, vàng bạc đầy lu Khi tim hết đập không xu theo mình Ghét ganh, đố kỵ , khi khinh So đo ích kỷ, nghĩa tình vội quên
01/02/2023(Xem: 6884)
Mỗi năm, mỗi một mùa xuân Mỗi năm, lại mỗi một lần tin xa. Tổ Sư xưa - Nay vẫn là... Như bài kinh tụng truyền hoa sử vàng. Hằng năm, vào ngày mùng 1 tháng 2 âl, Phật Giáo Khất Sĩ nói chung và từng Giáo Đoàn Khất Sĩ nói riêng trong cũng như ngoài nước đều tổ chức lễ Tưởng Niệm ngày Tổ Sư vắng bóng.
31/01/2023(Xem: 5379)
Một cõi Thiền Lâm, bóng trượng tòng Quang minh tinh đẩu chiếu hư không Đầu phơi mưa nắng, gìn thanh hạnh Chân dẫm xóm làng, giữ chánh tông Rũ bụi, thung dung vầng nguyệt tỏ Xả tài, phơi phới mảnh gương trong Mây lành năm sắc che tàn lọng Hương ngát ba ngàn tỏa núi sông Thiện tín trầm hoa, nhân thắng tuệ Tăng ni kinh pháp, quả viên thông Bi từ, giới trí ngời uy đức Đạp sóng, thênh thang cuộc lữ bồng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]