Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

145. Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

19/05/202011:37(Xem: 10252)
145. Kinh Giáo Giới Phú-Lâu-Na

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


145. Kinh  GIÁO GIỚI PHÚ-LÂU-NA

( Puññovàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na (1)

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (1) cúng dường.

 

          Vào buổi chiều, tà dương còn phủ

          Tôn-giả Pun-Nhá (Phú-Lâu-Na)  (2)

              Sau khi Thiền định trải qua

       Đứng dậy đi đến Phật Đà Thế Tôn 

          Đảnh lễ Ngài, một bên ngồi kế

          Rồi bạch đức Thiện Thệ như vầy :

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Tốt lành thay !

       Nếu Ngài giáo giới ở đây vẹn tròn

          Giáo giới con vắn tắt, khả dĩ

          Để cho con gẫm kỹ hành trình

              Không phóng dật, sống một mình

       Nhiệt tâm, tinh tấn, tâm minh tịnh nhàn ”.

 

    – “ Vậy Pun-Nha sẵn sàng nghe kỹ

          Suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng ra ”.

       – “ Thưa vâng, bạch đức Phật Đà ! ”.

     __________________________

 

(1) : Tinh xá Kỳ Viên – Jetavanavihàra do Trưởng-giả Cấp-Cô-

       Độc (Anathapindika ) cúng dường.

(2) : Tôn-giả Puñña – Phú-Lâu-Na, còn có tên Mantaniputta

     (Mãn-từ-tử) là vị Thuyết Giáo Đệ Nhất trong Thập Đại Đệ

     Tử của Đức Phật.    

 

       Tôn-giả vâng đáp Phật Đà trí bi.             

          Đấng Toàn Tri giảng cho Tôn-giả :

 

    – “ Này Pun-Nhá ! Có những Sắc mà

              Do mắt nên nhận thức ra

       Khả hỷ, khả lạc, thật là đáng yêu,

          Liên hệ nhiều đến dục, hấp dẫn, 

          Nếu Tỷ Kheo chấp nhận, tán dương

              Chấp thủ và an trú thường

       Trong ấy, thời bởi tán dương, vui mừng

          Chấp thủ cùng trú  – thời dục hỷ 

          Sanh đích thị. Và này Pun-Nha !

              Từ sự tập khởi xảy ra

       Của dục hỷ ấy, tức là ở đây

          Có sự tập khởi ngay của khổ.

 

          Này Pun-Nha ! Hiểu rõ tiếp vầy : 

              Các tiếng nhận thức do tai,

       Các hương do tự mũi này nhận ra,

          Các vị do lưỡi mà nhận thức,

          Các cảm xúc do thân nhận ra,

              Các pháp do ý nhận ra…   

       Khả hỷ, khả lạc, thật là đáng yêu,

          Liên hệ nhiều đến dục, hấp dẫn,

          Nều Tỷ Kheo chấp nhận, tán dương,

              Chấp thủ và an trú thường

       Trong ấy, thời bởi tán dương, vui mừng

          Chấp thủ cùng trú – thời dục hỷ

          Sanh đích thị. Và này Pun-Nha !

              Từ sự tập khởi xảy ra

       Của dục hỷ ấy, tức là ở đây

          Có sự tập khởi ngay khổ ấy.                      

          Này Pun-Nha ! Trái lại, các phần

              Sáu trần do bởi sáu căn

       Nhận thức, khả hỷ, vô ngần đáng yêu

          Liên hệ nhiều đến dục, hấp dẫn…

          Tỷ Kheo vẫn không hoan hỷ gì

              Dù khả ái, không khen chi

       Cũng không chấp thủ, không vì trú an,

          Thời dục hỷ diệt tan đi cả.

 

          Này Pun-Nhá ! Lời Ta nói ra 

              Sự diệt tận dục hỷ là

       Diệt tận đau khổ trải qua hằng hà.

 

          Này Pun-Nha ! Sau này hóa độ

          Ông sống ở quốc độ nào đây ?

              Sau khi lời giáo giới này

       Như Lai vắn tắt như vầy giảng ra ? ”.

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Con nay duyên phước

          Nên đã được chính đức Phật Đà

              Giáo giới vắn tắt dạy qua.

       Có quốc độ Su-Na-Pa-Ranh-Tà  (1)

         (Tức Tây Phương Du-Na quốc độ)

          Con sẽ sống ở đó độ tha ”.

 

        – “ Pun-Nha ! Người của quốc gia  

       Tên Su-Na-Pá-Ranh-Ta vốn là

          Tánh hung bạo, tỏ ra ác nghiệt,

          Nếu như họ mắng nhiếc ông hoài

              Nhục mạ, chưởi rủa đêm ngày

       Thời ông phản ứng việc đây thế nào ? ”.

    ________________________

 

(1) : Xứ Sunaparanta – trong kinh điển Hán dịch thường được

       gọi là Xứ Du-Na. 

 

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Gặp vào chuyện đó

          Nếu Du-Na dân có mắng con,  

              Nhục mạ hay chưởi rủa con,

       Con nghĩ là họ vẫn còn thiện tâm

          Vẫn còn tốt, không tầm đánh đập

          Khiến thân con bầm dập – bằng tay

              Bạch Phật ! Con nghĩ như vầy ”.

 

 – “ Nhưng nếu họ lấy chân tay đánh nhầu  

          Ông nghĩ sao trường hợp như vậy ? ”.

 

    – “ Bạch Phật ! Nếu họ lấy tay chân

              Đánh con đau đớn bội phần

       Con nghĩ : Họ vẫn còn chân thiện nhiều

          Thật là điều chí thiện hiếm có

          Vì rằng họ đánh bằng chân tay,

              Không lấy đất đá ném ngay.

       Bạch Phật ! Con nghĩ ở đây như vầy ”.

 

    – “ Pun-Nha này ! Nếu họ lấy đá 

          Ném vào để hành hạ ông đau

              Thời ông sẽ nghĩ thế nào ? ”.

 

 – “ Bạch Phật ! Nếu việc ấy dầu xảy ra

          Dân chúng Su-Na-Pa-Ranh-Tá

          Lấy đất đá ném mạnh vào con,

              Con nghĩ : Dân đây vẫn còn

       Thật là hiền thiện, có lòng biết bao !

          Vì họ không lấy dao mà chặt,

          Bạch Đức Phật ! Con nghĩ như vầy ”.

 

        – “ Pun-Nha ! Nếu dân nơi này 

       Dùng dao mà chém ông ngay tức thì

          Ông nghĩ gì về trường hợp đó ? ”.

 

    – “ Con nghĩ họ dù sao vẫn là

              Thật chí thiện, thật hiền hòa

       Vì họ không lấy dao mà giết con ”.

 

    – “ Này Pun-Nha ! Vẫn còn điều khác :

          Nếu dân đó hung ác trong lòng

              Lấy dao sắc bén đâm ông

       Khiến ông mất mạng, thì trong việc này

          Ông nghĩ sao điều đây xảy tới ? ”.

 

    – “ Bạch Phật ! Với trường hợp xảy ra

              Dân Su-Na-Pá-Ranh-Ta

       Giết con, con nghĩ suy qua điều là :

         ‘Những đệ tử Phật Đà thỉnh thoảng

          Ưu phiền và nhàm chán thân này,

              Nếu mà sự chết đến ngay

       Thì thoát được khổ đọa đày tấm thân.

          Nay không cần tự tìm cái chết

          Mà họ giúp ta chết được đây !’

              Bạch Phật ! Con nghĩ như vầy,

       Thế Tôn ! Con sẽ nghĩ ngay như vầy ”.

 

    – “ Lành thay ! Lành thay ! Này Pun-Nhá !

          Quốc độ Su-Na-Pá-Ranh-Ta

              Ông có thể sống trải qua

       Khi mà quyết chí tỏ ra như vầy,

          Sự nhiếp phục đủ đầy, an tịnh.

          Này Pun-Nhá ! Dự định ra sao

              Ông hãy thực hiện đúng vào

       Những điều ông nghĩ trước sau hợp thời ”.

 

          Nghe những lời giáo giới cao cả 

          Của Phật Đà, Tôn-giả hân hoan

              Tín thọ Thế Tôn lời vàng

       Đứng dậy và đảnh lễ hàng Đạo Sư,

          Hữu nhiễu, rồi giã từ Đức Phật,

          Về tịnh thất dọn dẹp sàng tòa,

              Lấy y bát rồi đi qua

       Nước Su-Na-Pá-Ranh-Ta này liền

          Với bản tính khoan hiền, kham nhẫn

          Ngài lần lượt hướng dẫn độ qua

              Dân Su-Na-Pá-Ranh-Ta          

       Ngày càng thuần tính, hiền hòa hơn xưa.

          Nội trong mùa an-cư năm đó

          Ngài nhiếp phục được họ quy y

              Năm trăm Thiện nam, đồng thì

       Năm trăm Tín nữ, hộ trì Săng-Ga.        (1)

 

          Tôn-giả Phú-Lâu-Na sau đó

          Chứng Tam Minh, sáng tỏ lý mầu. 

              Một thời gian nữa không lâu

       Ngài đã viên tịch, nhập vào Vô Dư.  (2)  

 

          Một số đông vị Sư (Phích-Khú) 

          Đến nơi ngụ của đức Phật Đà

              Đảnh lễ Ngài rồi ngồi qua

       Một bên cạnh Phật, thưa qua chuyện là :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thiện gia nam tử 

          Là Tôn-giả Pháp tự Pun-Nha

              Sau khi được đức Phật Đà

       Giáo giới vắn tắt, đã qua nơi là

    _______________________________

 

(1) : Sangha  –  Tăng-Già – là đoàn thể xuất gia trong Đạo Phật

       gồm từ 4 vị Tỷ-Kheo (đã thọ Cụ-túc-giới) giới đức trong sạch.

(2) : Một vị đã chứng đạt Tam Minh và Lục thông nhưng còn mang   

       xác thân tứ đại, ngũ uẩn được gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn. Khi

      các ngài xả bỏ tấm thân tứ đại gọi là nhập Vô Dư Y Niết Bàn.  


 

          Su-Na-Pá-Ranh-Ta quốc độ

          Rồi Tôn-giả hóa độ chúng dân

              Cải thiện thành những hiền nhân

       Thiện-nam Tín-nữ chánh chân tu hành.

          Bạch Phật ! Sanh thú của vị ấy

          Và đời sau vị ấy thế nào ? ”.

 

         – “ Này các Tỷ Kheo ! Hiểu mau   

       Pun-Nhá là bậc thanh cao trí hiền

          Vị ấy chuyên thực hành chánh pháp

          Và tùy-pháp tinh tấn, an hòa.

              Vị ấy không phiền nhiễu Ta

       Với những câu hỏi dựa qua pháp gì.

          Thiện nam tử hành trì nhuần nhã

          Là Pun-Nhá đã nhập Niết-bàn ”.

 

              Thế Tôn thuyết giảng nghiêm trang

       Chúng Tăng tín thọ lời vàng, hân hoan ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 145 :  GIÁO GIỚI PHÚ-LÂU-NA  – 

Puññovàda  Sutta  )  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2022(Xem: 8282)
Nguyện soi sáng Trần gian bằng tuệ giác Nguyện cứu đời bằng sữa ngọt yêu thương Mang hành trang lục độ để lên đường Đi gieo rắc ánh vàng cho tất cả Và như thế có gì là buồn bã
12/04/2022(Xem: 6540)
Được tin buồn Bạn hiền Lê Duy Đoàn đã tạ thế vào hồi 22:30 giờ ngày 10 tháng 4 năm 2022 trong chuyến đi từ Sài Gòn về thăm quê nhà tại Huế, hưởng thọ 77 tuổi (tuổi thật của anh là Bính Tuất, sinh năm 1946). Lê Duy Đoàn, nguyên quán làng An Ninh Hạ, xã Hương Long, Huế. Anh là cựu học sinh Quốc Học Huế khoá 1957-1964, cựu sinh viên Đại học Sư phạm Huế khoá 1967-1970, cựu giáo sư các trường: Trung học Đệ nhất cấp Hàm Long - Huế, trường Trung học Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, trường Quốc Học và trường Gia Hội Huế. Ngoài cương vị thầy giáo, anh Lê Duy Đoàn còn là vị Huynh trưởng khả kính của đoàn Phật tử Huế. Là một giáo sư khoa học, Lê Duy Đoàn còn là một họa sĩ, một nhà văn, nhà hoạt động xã hội nhiệt thành, tâm huyết. Anh ra đi rất nhẹ nhàng, để lại nhiều thương tiếc cho gia đình, bằng hữu và xã hội.
11/04/2022(Xem: 3870)
Mưa rơi buồn se lạnh Ướt áo kẻ mồ côi Qua cửa thiền vắng lặng Vườn sau một đứa ngồi Tháp xanh đầy hoa trái Bóng Tổ trùm cõi thiêng Mộ ai lạnh hương khói Vẫn còn nụ cười Tiên...
11/04/2022(Xem: 4274)
Bước chân viễn xứ trở về Chùa xưa Còn đọng câu thề lợi tha Chậu nằm vắng sắc lá hoa Khô khan bậc cấp thêm già phong sương Vườn sau sân trước lặng buồn Hợp tan Còn mất Bình thường nhân duyên Nắng còn kêu gió huyên thiên Chuông còn gọi mõ nhịp thiền vô âm
09/04/2022(Xem: 4609)
Suốt buổi tìm Xuân Xuân chẳng thấy Giày gai dẫm nát đỉnh mây trời Quay về chợt ngửi hương mai ngát Xuân ở đầu cành đã thắm tươi
09/04/2022(Xem: 3971)
Được tương phùng sau nhiều năm mất liên lạc ! Khác tiểu bang .... năm bạn cùng trường nay lại gặp nhau " Cuộc sống giờ đây muốn biết " quên cả lời chào Chợt giật mình "TƯỚNG TỰ TÂM SINH " ....lý ngộ
06/04/2022(Xem: 4246)
Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là Ngày Y tế Thế giới, viết tắt là World Health Day là được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định…..
05/04/2022(Xem: 4016)
Có lắm lúc trong Đời, Đạo muốn buông xuôi tất cả Dù bao lần theo Tổ nhớ chữ Như (1) Lại kinh nghiệm phấn đấu của kiếp sống huyễn hư Làm sao vượt số mệnh thoát chạy khỏi nghiệp quả !
01/04/2022(Xem: 8614)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
01/04/2022(Xem: 7478)
Ôm mối hận nhưng lòng còn son sắt Thương quê hương đòi đoạn tháng ngày qua Thương đời mình lỡ một thuở ngu ngơ Nên lao nhọc trong rừng sâu núi thẳm Cam đày đọa trong lao tù giam hãm Đề cho người quyến thế vẫn ăn chơi Khi âm thầm di tản biệt tăm hơi Nên nước mất, nhà tan, đời vong lữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]