Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

141. Kinh Phân Biệt Sự Thật

19/05/202011:36(Xem: 10886)
141. Kinh Phân Biệt Sự Thật

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


141. Kinh  PHÂN BIỆT SỰ THẬT

( Saccavibhanga sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn trú tại

          Ba-La-Nại – Ba-Rá-Na-Si    (1)

             ‘Chư Thiên đọa xứ’ nơi mà

       Gọi I-Sí-Pá-Ta-Na, cũng là

          Lộc Uyển hay Mi-Ga-Đa-Dá.  (1)

 

          Rồi Phật gọi tất cả Tỷ Kheo :     

        – “ Hãy nghe, này các Tỷ Kheo !

       Chúng Tăng đều đáp vâng theo lời Ngài.

 

          Đức Thế Tôn nghiêm oai thuyết giảng : 

 

    – “ Như Lai giảng ‘Vô Thượng Pháp Luân’

              Được bậc tôn quý cõi trần

       Chánh Đẳng Chánh Giác chuyển vần hoằng khai

          Tại Vườn Nai (Lộc Uyển) tuần tự

          Chỗ Chư Tiên đọa xứ dã thôn.

              Không một Sa-môn, Bàn-môn,

       Chư Thiên, Ma, Phạm hay còn một ai   

          Ở đời này có thể chận lại

    ___________________________

 

     (1) : Xứ Ba-La-Nại ( Vàranasi hay Bàranasi ) xưa kia là nước

     Ca-Thi ( Kasi ). Thời cận đại có tên là Benares, nay là Bang

     Varanasi của nước Ấn Độ. Nơi đây có một Thánh tích Phật giáo

     trong Tứ Động Tâm, đó là Lộc Uyển (Vườn Nai) Isipatana (chỗ

     Chư Thiên đọa xứ) hay còn gọi là Migadaya, nơi Đức Phật 

     Chuyển Pháp Luân đầu tiên, thuyết về Tứ Diệu Đế, độ năm vị

     trong nhóm Kiều Trần Như ( Aññà Kondañña ).   

 

          Hay chuyển vận ngược lại, tức là

              Sự khai thị, tuyên thuyết – mà

       Kiến lập, phân biệt, mở ra rộng phần

          Để hiển lộ bốn Chân Thánh-đế.

          Sao là bốn ? Được kể thành phần

              Là Khổ Thánh-đế, rồi phần

       Khổ Tập Thánh-đế  (nguyên nhân khổ này) 

          Diệt Thánh-đế sâu dày được kể

          Đạo Thánh-đế, hành chứng đạo mầu.

 

              Vô thượng Pháp Luân cao sâu

       Được bậc Chánh Giác, đứng đầu Nhân Thiên

          Chuyển vận tại Chư Tiên đọa xứ,

          Không một ai – đơn cử như là

              Chư Thiên, Phạm Thiên, Chúa Ma

       Hoặc các Phạm-chí hay Sa-môn nào

          Không thể nào chận đứng chuyển vận,

          Hoặc chuyển vận ngược lại, tức là

              Sự khai thị, tuyên thuyết mà

       Kiến lập, phân biệt, mở ra rộng dần,

          Hiển lộ Chân Thánh-đế thượng đẳng.

 

          Chúng Tăng ! Hãy thân cận thiết tha 

              Phích-Khú Sa-Ri-Pút-Ta        

       Cùng Phích-Khú Mốc-Ga-La-Na này

          Gần gũi các vị đây để thấy  

          Các vị ấy là bậc xuất gia

              Hiền trí (tức Panh-Đi-Ta)         ( Pandita )

       Thường hay sách tấn các Sa-môn là

          Đồng Phạm-hạnh – như là sinh mẫu

          Là vô lậu Sa-Ri-Pút-Ta.

              Còn với Mốc-Ga-La-Na     

       Coi như dưỡng mẫu trải qua mọi thì.

          Các Tỷ Kheo ! Sa-Ri-Pút-Tá  (1)

          Hướng dẫn đến Sơ quả Dư-Lưu.

              Còn Mục Kiền Liên (2) Tỷ Khưu

       Hướng dẫn tối-thượng-nghĩa, ưu thắng nhiều.

 

          Các Tỷ Kheo ! Xá-Lợi-Phất đó 

          Có thể có khai thị, thuyết qua

              Thi thiết, kiến lập, rộng ra,

       Phân biệt hiển lộ thật là rộng sâu

          Bốn Thánh-đế thanh cao vừa kể ”.

 

          Thế Tôn nói như thế rồi thôi,

              Đứng dậy từ chỗ Ngài ngồi

       Đi vào hương thất ở nơi rừng này.

 

          Tại nơi đây, sau khi Giác Giả

          Đi không lâu, Tôn-giả Trí tài

              Là Xá-Lợi-Phất vị này

       Liền gọi Tăng Chúng nơi này, giảng ngay :

 

    – “ Chư Hiền này ! ‘Pháp luân tối thượng’

          Đã được bậc Vô lượng Trí Bi,

              Bậc Chánh Đẳng Giác, Toàn Tri,

       Chuyển bánh xe Pháp huyền vi, nhiệm mầu

          Khi Ngài vào Vườn Nai – Lộc Uyển

          Nơi có tiếng ‘Đọa xứ Chư Thiên’.

              Và ở đây, này Chư Hiền !

       Sao là Khổ Thánh Đế liền xảy ra ?

          Sanh là khổ, già là khổ đó,

   ______________________

 

(1) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất, vị Đại đệ tử của Phật, Trí

      tuệ đệ nhất.        (2) : Tôn-giả Mogganlàna – Mục-Kiền-Liên, 

     vị Đại đệ tử Phật, Thần thông đệ nhất.  

 

          Bệnh & chết khổ, ưu, não, sầu, bi,

              Cũng gọi là Khổ cần tri,

       Tóm lại, năm thủ-uẩn thì khổ đau.

      *  Này Chư Hiền ! Thế nào Sanh vậy ?

          Chúng ta thấy mỗi hạng chúng sanh

              Giới loại, xuất sản, xuất sanh,

       Tái sanh của chúng, xuất thành ở đây

          Xuất hiện đây các uẩn, hoạch đắc

          Các căn chất. Chư Hiền-giả này !

              Gọi đó là ‘sanh’ như vầy.

 

 *  ‘Già’ là sao vậy ? Hàng ngày chúng sinh 

          Mỗi mỗi hạng trong từng giới loại

          Sự niên lão, biến hoại, yếu dần

              Rụng răng, tóc bạc, da nhăn

       Tuổi thọ rút ngắn, các căn suy tàn,

          Hiện tượng chỉ rõ ràng già cả.

 

      *  Chư Hiền-giả ! Sự ‘chết’ ra sao ?

              Mỗi mỗi hạng chúng sanh nào

       Trong từng giới loại, trước sau cũng đều

          Bị cuốn theo sự chết, tạ thế,

          Sự từ trần, thân thể hoại vong,

              Tắt thở, bất động, tử vong

       Các uẩn đã tận diệt trong thân này.

          Vất bỏ ngay tử thi hủy hoại,

          Chư Hiền ! Gọi sự ‘chết’ là đây. 

 

          *  Còn thế nào là ‘sầu’ vầy ?

       Những tai nạn với những ai gặp này,

          Với những ai cảm thọ đau khổ

          Đau khổ này, đau khổ khác sau,

              Sự sầu người ấy cảm mau,

       Được gọi sự ấy là sầu ở đây.

 

          Chư Hiền này ! ‘Bi’ là sao vậy ?

          Với những ai gặp phải nạn tai

              Hay cảm thọ đau khổ này

       Hay sự đau khổ khác vầy, ai bi

          Sự than van, sự bi thảm mãi

          Sự thống thiết. Như vậy là ‘bi’.

 

          *  Này Chư Hiền ! ‘Khổ’ là chi ? 

       Là sự đau khổ thân ni, úa xàu

          Sự khổ đau do thân cảm thọ,

          Không sảng khoái cảm thọ của thân,

              Như vầy là ‘khổ’ thuộc phần.

 

   *  Sao là ‘ưu’ ! Chư Hiền cần hiểu mau

          Sự khổ đau về tâm hiện có,

          Đau khổ do cảm thọ của tâm,

              Như vậy là ‘ưu’ âm thầm.

 

   *  Thế nào là ‘não’ ? Gặp nhằm nạn tai

          Tai nạn này hay tai nạn khác,

          Cảm thọ khổ này & khác mọi thì,

              Sự áo não, sự ai bi,

       Thất vọng, tuyệt vọng níu trì người đây

          Những điều này gọi là ‘não’ tất. 

 

      *  Sao là ‘cầu bất đắc khổ’ vầy ?

              Này Chư Hiền ! Chúng sinh đây

       Bị sanh chi phối, khởi ngay mong cầu :

         ‘Mong khỏi bị sanh nào chi phối,

          Mong ta khỏi phải đi thác sanh’,

              Mong cầu ấy không tựu thành

      ‘Cầu bất đắc khổ’ là danh tự vầy.

          Chư Hiền này ! Chúng sinh mỗi mỗi   

          Già, bệnh, chết – chi phối mọi thì

              Bị ưu, khổ, não, sầu, bi,

       Cũng đều chi phối, không chi thoát nàn.       

         ‘Mong cầu rằng ta thoát khỏi hết

          Già, bệnh, chết, ưu, não, ai bi,

              Khổ, sầu chi phối mọi thì,

       Mong cầu không được điều chi tựu thành

          Gọi đích danh ‘cầu bất đắc khổ’.

 

          Tóm lại, năm uẩn khổ đó là :

              Sắc & thọ & tưởng-thủ-uẩn, và

       Hành & thức-thủ-uẩn – trải qua khổ liền.

          Này Chư Hiền ! Khổ Tập Thánh-đế

          Thế nào để hiểu biết rõ rành

              Sự tham ái khiến tái sanh

       Câu hữu với hỷ, tham – sanh tìm cầu,

          Hỷ lạc nào chỗ này, chỗ khác

          Như dục & hữu & vô-hữu-ái này

              Khổ Tập Thánh-đế là đây.

 

       Khổ Diệt Thánh-đế hiểu ngay là gì ?

          Sự diệt tận không vì luyến tiếc

          Tham ái ấy, sự việc xả ly

              Khí xả, giải thoát tức thì

       Sự vô nhiễm tham ái ni. Như vầy  

          Gọi điều này : Khổ Diệt Thánh-đế.

 

          Còn Khổ Diệt Đạo Đế là gì ?  

              Đó là Thánh-đạo tám chi :  

       Chánh-tri-kiến, Chánh-tư-duy – cùng là

          Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng,

          Chánh-tinh-tấn, chánh niệm, định chân.

 

              Chư Hiền ! Thế nào là phần

  *  Chánh tri kiến ấy ? Phải cần hiểu qua

          Tri kiến về Khổ và khổ Tập,

          Tri kiến gấp Diệt & Đạo cả hai

              Gọi là Chánh tri kiến vầy.

   *  Chánh-tư-duy ấy ở đây là gì ?

          Là tư duy ly dục, bất hại,

          Về vô sân, tự tại hòa hài.

 

          *  Thế nào là chánh-ngữ này ?

       Tự chế, không nói láo hay những lời

          Nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu,

          Không nói ẩu phù phiếm, ba hoa 

              Như vậy chánh ngữ gọi là.

 

   *  Sao là chánh-nghiệp ? Trải qua mọi thời

          Không sát sinh, xa rời tà hạnh,

          Không trộm cướp – là chánh nghiệp đây.

 

          *  Thế nào là chánh mạng vầy ? 

       Vị Thánh đệ tử chẳng lay tinh cần

          Từ bỏ hẳn những phần tà mạng,

          Sinh sống bằng chánh mạng thẳng ngay

              Gọi là chánh-mạng điều này.

 

   *  Còn chánh-tinh-tấn ở đây thế nào ?

          Này Chư Hiền ! Đối đầu các ác,

      –  Bất thiện pháp này, khác chưa sanh

              Khởi ý muốn không cho sanh

       Với sự nỗ lực, tinh cần, quyết tâm

          Và trì chí. Còn nhằm điều khác

      –  Bất thiện pháp, các ác đã sanh

              Khởi ý muốn trừ diệt nhanh.

   –  Với các thiện pháp an lành chưa sanh

          Khởi ý muốn khiến sanh khởi tới.

      –  Các thiện pháp đã khởi sanh rồi

              Khởi lên ý muốn tức thời

       Khiến cho an trú, không dời đổi chi,  

          Không băng hoại, mọi thì phát triển,

          Tăng trưởng thiện viên mãn. Vị này

              Nỗ lực, tinh tấn chẳng lay

       Quyết tâm, trì chí đêm ngày cần chuyên.

 

          Này Chư Hiền ! Như vậy ắt hẳn   

          Chánh tinh tấn để gọi điều đây.

 

          *  Thế nào là chánh niệm vầy ?

       Chư Hiền ! Vị Tỷ Kheo đây tinh cần

          Sống quán thân trên thân, tỉnh giác

          Nhiệt tâm, chế ngự các tham ưu

              Ở đời (như chận bộc lưu)

       Quán thọ trên các thọ, lưu tâm nhiều.

          Quán tâm đều trên tâm. Quán pháp

          Trên các pháp, tỉnh giác, nhiệt tâm

              Để chế ngự các ưu tham,

       Chư Hiền ! Chánh niệm là làm như trên.

 

      *  Thế nào là gọi tên ‘chánh định’ ?  

          Vị Tỷ Kheo thanh tịnh an nhiên

              Ly dục, ly ác pháp liền

       Chứng và an trú Sơ Thiền (đầu tiên)

          Một trạng thái đi liền hỷ lạc

          Ly dục sanh với các tứ, tầm.

              Tiếp đó diệt tứ, diệt tầm

       Chứng, trú Đệ nhị Thiền tâm an lành

          Trạng thái do định sanh hỷ lạc

          Không tầm, tứ  – nội tĩnh nhất tâm

              Ly hỷ trú xả âm thầm

       Chánh niệm, tỉnh giác thì thân cảm liền

          Sự lạc thọ, Thánh hiền gọi đủ

          Là ‘xả niệm lạc trú’, tâm yên        

              Chứng, trú vào Đệ tam Thiền.

       Xả lạc, xả khổ, diệt liền hỷ ưu

          Vị Tỳ Khưu Tứ Thiền chứng, trú

          Không khổ & lạc, không giữ niệm nào, 

              Như vậy chánh định đạt vào,

       Khổ Diệt Đạo Đế thanh cao là vầy.

          Vô thượng Pháp luân đây do bậc

          Thế Tôn, Phật, Ứng Cúng, Toàn Tri

              Chánh Đẳng Chánh Giác, sơ thì

       Chuyển tại Lộc Uyển, diệu vi nhiệm huyền

          Nơi được gọi ‘Chư Thiên đọa xứ’,

          Không một ai – đơn cử như là

              Chư Thiên, Phạm Thiên, Chúa Ma

       Hoặc các Phạm-chí hay Sa-môn nào

          Không thể nào chận đứng chuyển vận,

          Hoặc chuyển vận ngược lại, tức là

              Sự khai thị, tuyên thuyết mà

       Kiến lập, phân biệt, mở ra rộng dần,

          Hiển lộ Chân Thánh-đế như thật ”.

 

          Nghe vị Xá-Lợi-Phất thuyết ra

              Giảng rộng giáo nghĩa sâu xa

       Chư Tăng hoan hỷ tin và vâng theo ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

* *  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 141 :  PHÂN BIỆT về SỰ THẬT  –  SACCAVIBHANGA  Sutta  )  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2019(Xem: 6787)
Nếu em biết cách nào dùng ái ngữ ! Người người thương ....tai nạn đến ...nhẹ bay Cẩn thận phát ngôn , nhìn trước đoán ngay Đừng chạm đến ...ẩn thân vị Bồ Tát
03/03/2019(Xem: 6200)
NGÕ THOÁT Ngõ thoát đường xưa ngập nắng vàng Gió cuốn người về ánh đạo quang Trang kinh khép lại lòng rộng mở Trải nghiệm từng giây cõi Niết Bàn Chánh Pháp muôn đời soi rạng ý Khai thông tâm thức vượt thời gian Bỏ thói kiêu căng cùng ảo tưởng Thấu triệt cội nguồn tánh hiển quang. Dallas Texas, 2-3-2019 Tánh Thiện
03/03/2019(Xem: 7633)
Lặng nghe chuông vọng đêm khuya, Tịnh yên tịch chiếu xa lìa vọng tâm. Xuân vui năm mới an lành, Chúc cho Thượng Tọa xuân tràng niềm vui.
03/03/2019(Xem: 10721)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
01/03/2019(Xem: 6560)
Nếu cuộc đời bằng phẳng Đâu biết được sức mình Yếu mềm hay thẳng thắn Mọi việc khó phân minh Nếu cuộc đời sóng gió Phải định hướng đúng phương Nội lực cần phải có Mới giữ vững lập trường
27/02/2019(Xem: 7663)
Mai tôi chết, xác thân xin hỏa táng Nắm tro đời xin gửi lại phù vân (Dòng thế sự… bao thân quen mất tích Thôi thì mình hòa nhập với vô danh)
26/02/2019(Xem: 8429)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 7943)
Được hành hương lần đầu thăm Mién Điện Mãnh đất vàng thần bí lại diệu kỳ Ngàn bảo tháp ngàn bất khả tư nghì Mỗi cảnh quan biểu hiện niềm tin bất diệt Tả làm sao lòng toàn dân nhiệt huyết Đá quý trân châu vàng khối cúng dường Bậc Đại Giác Đại Hùng triệu tiếc thương Một lần ban phát hai thương nhân ....Xá lợi Tóc Ngoài Shwedagon ...nhiều hiền nhân .... pháp học
25/02/2019(Xem: 6846)
Một góc trời lặng lẽ Âm thầm giữa vì sao Sáu mươi lăm năm thấm Giữa ánh đạo hôm nào. Sáng dậy sờ mái tóc Đầu vẫn cạo như xưa
24/02/2019(Xem: 11427)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]