Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

134. Kinh Lomasakangiya NDHG

19/05/202011:34(Xem: 8881)
134. Kinh Lomasakangiya NDHG

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


134. Kinh LOMASAKANGIYA NHẤT DẠ HIỀN GIẢ
 (Lomasakangiya-bhaddekartta  Sutta)

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua  (1)

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na   (1)

       Do A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường  (1)

          Một Tôn-giả ở vương-thành cũ

          Ka-Pi-La-Vát-Thú  – Sắc-Da  (2)

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da  (2)

       Vị ấy trú Ni-Rô-Tha chùa này.  (2)

 

          Tại nơi đây, khi đêm vừa dứt

          Một vị Thiên lập tức hiện ra

             Là Thiên-tử Chanh-Đa-Na  (3)

       Dung sắc thù thắng chói lòa phát ra

          Cả một vùng Ni-Rô-Tha Tinh-Xá

          Gặp Tôn-giả được nêu tên là  

    ______________________________

 

(1) : Thành Xá Vệ - Savatthi, nơi tọa lạc của Tinh Xá Kỳ Viên – 

     Jetavanavihàra, do Trưởng-giả Cấp Cô Độc – Anathapindika

    dâng cúng.

(2) : Tôn-giả Lomasakangiya  trú tại Tinh Xá Nigrodha thuộc

    vương thành Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) của dòng họ Sakya    

    (Thích Ca).                       (3) : Vị Thiên-tử Candana.

 

 

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da

       Hỏi : “ Này Phích-Khú ! Trải qua trước giờ

          Có bao giờ thọ trì tổng thuyết

          Và biệt thuyết ‘Nhất dạ Hiền-nhân’ ?

              Thọ trì bài kệ về phần

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ rất cần hay không ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không trì thọ  

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó, kệ này

              Tổng thuyết, biệt thuyết cả hai.   

       Hiền-giả trì thọ điều này hay không ? ”.

 

    – “ Tỷ Kheo ! Tôi cũng không trì thọ  

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó. Còn ngài  

              Có thọ trì bài kệ hay

       Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ này hay không ? ”. 

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không trì thọ

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ đó kệ ngôn.

              Thiên-tử có biết hay không ”.

 

 – “ Tôn-giả ! Tôi thọ trì trong kệ này ”.

 

    – “ Hiền-giả ! Hãy trình bày cho rõ   

          Như thế nào trì thọ kệ đây

              Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ này

       Xin nói rõ để tôi đây hành trì ”.

 

    – “ Này Tỷ Kheo ! Một thì gian nọ   

          Đức Thế Tôn ngự ở cõi Thiên 

              Cõi Trời Tam Thập Tam Thiên

       Cũng tên Đao-Lợi. Chư Thiên nơi này

          Vân tập lại nghe Ngài thuyết giáo

          Tại Vô Cấu Bạch Thạch, hay là

              Hòn Panh-Đá-Kăm-Pá-La   (Pandukambala)

 

       Dưới cây Trí-độ-thọ đây, tức là

          Pa-Rít-Chát-Tá-Ka đại thọ        (Paricchattaka)

          Cũng tại đó, Thế Tôn giảng bày

              Tổng thuyết, biệt thuyết cả hai

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Kinh đây thọ trì :

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Này Tỷ Kheo ! Tôi thời trì thọ

          Bài kệ đó ‘Nhất dạ Hiền-nhân’

              Tổng thuyết, biệt thuyết hai phần.

       Tỷ Kheo hãy học cho thuần thục đi !

          Hãy thọ trì tổng thuyết, biệt thuyết

         ‘Nhất dạ Hiền-giả’ thiệt kỹ càng,

              Vì mục đích có liên quan

       Căn bản Phạm-hạnh nghiêm trang đạt thành ”.

 

          Thiên-tử Chanh-Đa-Na nói vậy

          Liền biến mất tại đấy thoáng qua.

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da 

       Khi đêm đã mãn, sàng tòa dọn đi

          Mang tam y cùng là bình bát

          Lên đường đến Sa-Vát-Thí liền,

              Tuần tự du hành qua miền

       Đến Xá-Vệ, chùa Kỳ Viên tức là

          Ngôi Tinh Xá Chê-Ta-Va-Ná

          Do A-Ná-Tha-Pin-Đi-Ka

             (Ông Cấp-Cô-Độc cũng là)

       Chí thành dâng cúng Phật Đà trước đây.

 

          Rồi Tôn-giả đến ngay hương-thất

          Của Đức Phật, đảnh lễ thiết tha,

              Ngồi xuống một bên Phật Đà

       Đoạn Tôn-giả tường thuật qua quá trình

          Việc Thiên-tử thình lình xuất hiện

          Hỏi về chuyện có thọ trì chăng

             ‘Nhất dạ Hiền-giả’ Kinh văn

       Tổng thuyết, biệt thuyết chánh chân như vầy.

          Vị Thiên này đọc bài kệ tả

          Về ‘Nhất dạ Hiền-giả’ tức thì

              Khuyên nên Kinh này thọ trì   

       Căn bản Phạm-hạnh thật vi diệu vầy,

          Nói xong Thiên-tử này biến mất.

 

          Thật lành thay nếu Phật giảng bày

              Tổng thuyết, biệt thuyết Kinh này

      ‘Nhất dạ Hiền-giả’ kệ đây tròn đầy ”. 

 

    – “ Tỷ Kheo này ! Có biết Thiên-tử

          Nói tuần tự với ông là ai ? ”.

 

       – “ Thưa ! Con không biết vị này ”.

 

 – “ Tỷ Kheo ! Thiên-tử hiện ngay thiện lành

 

          Chính là Chanh-Đa-Na Thiên-tử

          Khi thính dự Pháp, rất chú tâm

              Tác ý, tập trung nội tâm

       Lóng tai nghe Pháp, lòng thầm nhớ ghi.

          Này Tỷ Kheo ! Vậy thì nghe kỹ

          Suy nghiệm kỹ, cố gắng liễu tri :

 

          Này Tỷ Kheo ! Vậy thì tuần tự

          Sự truy tìm quá khứ là sao ?

              Vị ấy suy nghĩ như sau :

      ‘Như vậy là Sắc thuộc vào của tôi

          Trong quá khứ’, để rồi tìm lấy

          Sự hân hoan trong ấy tức thời.

             ‘Như vậy là thọ của tôi

       Trong quá khứ’, để rồi tính toan

          Truy tìm sự hân hoan trong ấy.

         ‘Ồ ! Như vậy là tưởng của tôi’,

             ‘Như vậy là hành của tôi’,

      ‘Như vậy là thức của tôi’ rõ ràng

          Trong quá khứ. Hân hoan trong ấy

          Được vị đấy truy tìm. Đó là

              Truy tìm quá khứ đã qua.

 

       Này Phích-Khú ! Thế nào là Vị đây 

          Không truy tìm vào ngay quá khứ ?

          Vị ấy tự suy nghĩ tức thời :

             ‘Như vậy là sắc của tôi…

       Thọ, tưởng, hành, thức của tôi… vun trồng

          Trong quá khứ. Nhưng không tìm lấy  

          Sự hân hoan trong ấy. Đó là

              Không truy tìm quá khứ qua,

 

       Còn ước vọng tương lai ra thế nào ?

          Vị ấy nghĩ : ‘Mong sao như vậy

          Là Sắc ấy của tôi tương lai’,

              Hay là : ‘Mong rằng như vầy

       Là thọ, tưởng, hành, thức này của tôi

          Trong tương lai’. Để rồi tìm lấy

          Sự hân hoan trong ấy đêm ngày.

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Là ước vọng trong tương lai (vị thời),

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn nơi vị sống

          Không ước vọng tương lai là sao ?

              Vị ấy suy nghĩ như sau :

      ‘Mong rằng như vậy thuộc vào sắc đây

          Của tôi trong tương lai, hiện thực

          Là thọ, tưởng, hành, thức tôi mang

              Trong tương lai. Nhưng chẳng màng,

       Không truy tìm sự hân hoan trong này.

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy là sống

          Không ước vọng tương lai (mai sau).

 

              Còn phải hiểu như thế nào

       Các pháp hiện tại cuốn vào, lôi theo ?

          Các Tỷ Kheo ! Ở đây được kể

          Có những kẻ vô văn phàm phu

              Không đến các bậc Thánh từ,

       Không thuần thục pháp phạm trù Thánh nhân

          Không tu tập pháp phần Thánh chất.

          Không đi đến các bậc Chân nhân,

          Không thuần thục pháp Chân nhân,

       Không tu tập pháp Chân nhân tịnh hòa.

 

          Quán sắc đó chính là tự ngã,

          Quán tự ngã có sắc, hay là

              Quán sắc trong tự ngã ta,

       Hay quán tự ngã trong sắc mà có đây.

          Hay vị này quán thọ cùng tưởng,

          Và hành, thức trong hướng trải qua

              Ngũ uẩn kể trên chính là

       Tự ngã, hay tự ngã là có ngay

          Ngũ uẩn này. Hay trong tự ngã

          Có đủ cả ngũ uẩn ở đây,

              Quán ngã trong ngũ uẩn này.

       Này các Phích-Khú ! Như vầy vị đây

          Bị cuốn ngay trong pháp hiện tại.

 

          Không cuốn trong hiện tại là sao ?  

              Đa văn Thánh-đệ-tử nào

       Đi đến bậc Thánh thanh cao xuất trần

          Thuần thục các pháp phần bậc Thánh,

          Tu tập pháp bậc Thánh chánh chân.

              Đi đến các bậc Chân nhân,

       Thuần thục pháp bậc Chân nhân các phần,

          Tu tập pháp Chân nhân các vị,

          Không quán kỹ ngũ uẩn chính là

              Tự ngã. Cũng không quán ra

       Tự ngã có ngũ uẩn và cũng không

          Quán ngũ uẩn là trong tự ngã,

          Không quán ngã trong ngũ uẩn này.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy

       Là không bị cuốn pháp ngay hiện thì.

 

   – “ Quá khứ không truy tìm gì

        Tương lai chẳng ước vọng chi, xa vời !
        Quá khứ đã đoạn tận rồi

        Tương lai chưa đến  –  Chỉ thời hiện nay

 

        Tuệ quán ấy chính là đây

        Không động, không chuyển. Biết vầy, nên tu !

        Nay làm nhiệt tâm, cần cù

        Ai biết mai chết, giã từ nhân sinh ?

        Không ai có thể điều đình         

        Với quân Thần Chết thì mình bó tay !

        Hiện tại, nhiệt tâm trú vầy

        Không hề mệt mỏi cả ngày lẫn đêm.

        Nhất Dạ Hiền Giả xướng tên

        An tịnh, trầm lặng, đứng trên mọi người ”.

 

          Nghe những lời Thế Tôn thuyết giảng

          Pháp viên mãn, Tôn-giả tên là

              Lô-Ma-Sá-Kanh-Ghi-Da

       Hoan hỷ tín thọ Phật-Đà kim ngôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *   *

 

( Chấm dứt Kinh số 134 :  LOMASAKANGI  NHẤT DẠ

HIỀN GIẢ  – LOMASAKANGIYABHADDEKARATTA  Sutta )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2024(Xem: 3936)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
20/04/2024(Xem: 3735)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
17/04/2024(Xem: 2647)
Đường về núi cũ chùa xưa Phật thiêng trên cõi phù du vô thường Cỏ hồng hiu hắt quê hương Trên đồi Trại Thuỷ nở vườn kỳ hoa Chân trời cao rộng xuất gia Đi tìm vô hạn mây hoà với thơ Điêu linh mặt đất bến bờ Vòng tay cát bụi đợi chờ ôm mang
17/04/2024(Xem: 3173)
Xứ Úc hiền hoà nay xảy ra quá nhiều xô xát ! Hành vi đâm chém (stabbing ) có thể do phẫn nộ ẩn giấu bên trong Học lại bài kinh “Ví dụ cái cưa “ mới cảm thông (1) Vì lòng từ bi, Đức thế Tôn đã giáo giới !
17/04/2024(Xem: 2933)
Đời ta, chiếc lá Bồ Đề Thăng trầm muôn nỗi.. rồi về cội xưa Đời ta, là tiếng chuông chùa Ngân nga theo gió bốn mùa nhân gian Đời ta, là một nén nhang Tỏa làn hương .. nguyện bình an khắp cùng Thu tàn, Đống đến, sang Xuân.. Thì ta vẫn thế, sống trong hiện tiền.
13/04/2024(Xem: 2496)
Các anh là chiến sĩ oai hùng Hiên ngang chiến đấu khắp mọi vùng Chí cả sáng ngời như Nhật Nguyệt Dâng hiến đời vì lợi ích chung. Các anh là chiến sĩ tài hoa Vạn tâm hồn là vạn tinh hoa Sống hiên ngang trong thời ly loạn
11/04/2024(Xem: 3474)
Đến một lúc chợt bàng hoàng thảng thốt! Thì ra cuộc sống này phù du đến thế ư? Chỉ là bao gồm ý nghĩa của những danh từ “Tư tưởng, ý niệm, hành xử, cảm xúc” Trước đối tượng Cảnh, Người được ta liên tục nhận thức !
03/04/2024(Xem: 1425)
Lạy Mẹ hiền Quán Thế Âm Diệu âm tiếng dội ngàn năm Tạ ơn tình thương cao cả Con nguyện đốt đuốc soi đường. Hình hài một tấm sơ sinh Nguyên vẹn ánh đạo quang minh Thanh tâm này kim chỉ hướng Tây phương là chốn con về.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]