Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

103. Kinh Nghĩ Như Thế Nào ?

19/05/202010:57(Xem: 10835)
103. Kinh Nghĩ Như Thế Nào ?

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


103. Kinh NGHĨ NHƯ THÊ NÀO ? ( Kinti sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn trú nghỉ

          Tại địa phương Kú-Sí-Na-Ra

              Rừng Ba-Li-Há-Ra-Na.

       Phật liền gọi Chúng Tăng-Già Tỷ Kheo.

          Các Tỷ Kheo đồng thanh vâng đáp.

          Đấng Đại Giác hỏi Chúng Săng-Ga :

 

        – “ Các Tỷ Kheo ! Đối với Ta

       Các ông đây đã nghĩ qua thế nào ?

          Có phải là nhân vào y áo

          Mà Như Lai thuyết giáo phải không ?

              Hay có phải tự trong lòng 

       Vì vật thực, sàng tọa đồng muốn, tham

          Mà Sa-Môn Kiều-Đàm thuyết pháp ?

          Hay thuyết pháp nhân thành bại không ? ”.

 

         – “ Không phải vậy, bạch Thế Tôn !  

       Chúng con không nghĩ Thế Tôn chỉ vì

          Nhân sàng tọa, nhân vì y phục,

          Nhân vật thực, nhân thành bại đâu !”.

 

        – “ Như vậy, khi đề cập vào

       Những điểm Ta đã trước sau nêu rành.

          Chư Tỷ Kheo đồng thanh đều đáp

          Ta thuyết pháp không phải do vầy

              Vậy nghĩ gì về Như Lai ? ”.

       ___________________________

 

   (1) : Kusinara – Câu-thi-na , nơi Đức Phật nhập diệt.

   (2) : Rừng Baliharana.

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  518

 

 – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con đây nghĩ là

       “ Với từ tâm, vị tha thương tưởng,

          Vì từ bi vô lượng, thuyết ra ”.  

 

        – “ Như vậy nên đối với Ta

       Các ông nghĩ do vị tha, lòng từ,

          Do thương tưởng, mà Như Lai thuyết

          Vậy các ông phải biết rõ thông

              Pháp Ta giảng cho các ông

       Với thượng trí, trải qua trong nhiều lần :

          Ba mươi bảy thánh phần trợ đạo

          Như Lai đã thuyết giáo chánh chân : 

              Bốn niệm xứ, bốn chánh cần,

       Bốn như-ý-túc, hay phần năm căn

          Cùng bảy bồ đề phần, năm lực,

          Tám thánh đạo – Một mực hành trì 

             Tất cả ba mươi bảy chi

       Trong sự hoan hỷ, uy nghi, hòa đồng,

          Không cãi lộn ở trong Tăng Chúng.

 

          Khi các ông hành đúng như vầy 

              Có thể trong chúng có hai

       Tỷ Kheo sẽ nói điều này khác nhau

          Về Thắng Pháp – A-Phi-Đam-Má

         (Vi Diệu Pháp )  diễn tả khác sai.

               Nếu các ông nghĩ như vầy :

    “ Giữa các vị Tôn-giả này hại thay !

          Đã có sự khác sai về nghĩa,

          Sai khác khía cạnh thuộc về văn ”.

 

              Ở đây các ông nghĩ rằng

       Có vị Phích-Khú nào hằng ôn nhu

          Dễ nói hơn, hãy từ tốn nói

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  519

 

          Với vị ấy, đại loại như là :

           “ Giữa các Tôn-giả nói ra

       Có sự sai khác nghĩa và về văn

          Nên các vị phải hằng biết rõ

          Sai khác đó về nghĩa, về văn 

              Chớ có cãi lẫy lằng nhằng ”.

 

       Rồi tìm đến vị thuộc đằng đối phương   

          Các ông nghĩ là thường dễ nói   

          Và hãy nói với vị này là 

              Y như ông đã nói ra

       Với các Tôn-giả vừa qua tức thì.

 

          Vậy cái gì là khó nắm giữ ? 

          Khó nắm giữ là ‘phải thọ trì’,

              Và sau khi đã thọ trì

       Thì khó nắm giữ cái chi phải cần

          Thuộc về Pháp, thuộc phần Luật giới

          Phải được nói lên với chánh chân.

              Nếu các ông suy nghĩ rằng :

    “ Giữa các Tôn-giả này đang có phần

          Sự đồng nhất về văn, không khác

          Nhưng sai khác về nghĩa nhằm vào 

              Ở đây, có Tỷ Kheo nào

       Mà các ông nghĩ trước sau là người

          Dễ nói hơn, đồng thời nhu thuận

          Cả hai phía tranh luận vân vi

              Lần lượt nói các vị ni :

    “ Giữa các Tôn-giả, văn thì đồng nhau

          Nhưng sai khác thuộc vào nghĩa lý

          Các vị hãy xét kỹ vấn đề

              Chớ có cãi lộn, đáng chê ! ”.   

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  520

 

       Vậy khó nắm giữ thuộc về cái chi ?

        ‘Phải thọ trì’ là khó nắm giữ.

 

          Cái gì dễ nắm giữ ở đây ?         

              Cần ‘phải thọ trì’ đủ đầy.

       Sau khi như vậy, thẳng ngay thọ trì, 

          Thì cái gì thuộc về Pháp & Luật

          Thì bắt buộc phải được nói ra.

              Nếu như các ông nghĩ là :

     ‘Có sai khác về văn mà ở đây

          Về nghĩa này có sự đồng nhất’.

 

          Hoặc : ‘Đồng nhất về nghĩa lẫn văn’.

              Đến vị nhu thuận, nói rằng :

     “ Các vị giảng giải về văn & nghĩa này  

          Có đồng nhất ở đây nghĩa ấy

          Nhưng lại thấy sai khác về văn ”.    

              Hoặc đến phía kia, nói rằng :

    “ Có sự đồng nhất về văn & nghĩa này

          Vấn đề đây các vị phải biết

          Về chi tiết đã được nói vào,

              Chớ có cãi lộn với nhau ”.

 

       Vậy dễ nắm giữ là mau thọ trì     

          Sau thọ trì, cái thuộc Pháp & Luật    

          Thì bắt buộc hãy được nói ngay.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Như vầy 

       Các ông học tập pháp này suốt thông

          Trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ

          Không đấu lý cãi lẫy với nhau,

              Có thể một Tỷ Kheo nào

       Phạm giới, phạm luật thuộc vào thanh quy

          Chớ có làm điều gì hấp tấp

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  521

 

          Mà khiển trách cá nhân người này

              Cần phải giác sát sâu dày,

       Các ông cần phải như vầy nghĩ suy :

       “ Sẽ không có hại gì ta cả

          Không tổn hại cho cả người này,

              Nếu y không phẫn nộ ngay

       Không uất hận, ý kiến rày lợi lanh

          Dễ thuyết phục, hiền lành tử tế,

          Ta có thể khiến y vượt mau

              Bất thiện. Thiện an trú vào ”.

       Các Tỷ Kheo ! Nếu nghĩ sâu như vầy

          Các ông đây nên nói là phải !

 

          Nếu việc ấy, các ông nghĩ vầy :

            “ Sẽ không hại gì ta đây,

       Nhưng có tổn hại người này chút thôi.

          Người này thời phẫn nộ, uất hận,

          Ý kiến chậm, thuyết phục dễ đây !

              Ta có thể khiến người này

       Vượt bất thiện, trú an ngay thiện liền.

          Đây chỉ riêng là việc nhỏ nhặt,

          Chút khúc mắt, tổn hại người này.

              Sự kiện to lớn ở đây  

       Là ta đã khiến người này vượt mau

          Khỏi bất thiện, trú vào thiện đó.

          Các Tỷ Kheo ! Nếu có nghĩ vầy

              Nên nói là phải, điều hay !

 

       Nếu các ông với điều này, nghĩ qua :

        “ Sẽ có hại cho ta ; trái lại

          Không tổn hại đối với người này.

              Người này không phẫn nộ đây !

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  522

 

       Không uất hận, ý kiến rày lợi lanh

          Khó thuyết phục, nhưng mình có thể

          Khiến người này được dễ vượt qua

              Bất thiện, an trú thiện” – và

       Nếu nghĩ thế, nên nói là đúng thôi ! 

 

          Các Tỷ Kheo ! Ở nơi việc đó

          Các ông có suy nghĩ như vầy :

           “ Sẽ có hại cho ta đây,

       Cũng tổn hại cho người này chẳng chơi.

          Người này thời phẫn nộ, uất hận

          Ý kiến chậm, khó thuyết phục thay !

              Ta có thể khiến người này

       Vượt bất thiện, trú an ngay thiện hòa,

          Đây chỉ là vấn đề nhỏ nhặt

          Hại ta thật, cũng hại người này

              Sự kiện to lớn ở đây

       Là ta đã khiến người này vượt mau

          Khỏi bất thiện, trú vào thiện đó.

          Các Tỷ Kheo ! Nếu có nghĩ vầy

              Nên nói là phải. điều hay !

 

       Nếu các ông với điều này, nghĩ qua :

        “ Sẽ có hại cho ta ; cũng lại

          Có tổn hại đối với người này,

              Y phẫn nộ, uất hận đầy

       Ý kiến chậm chạp, khó rày nói y

          Ta không thể khiến y vượt khỏi

          Bất thiện và thiện lợi trú an.

              Đới với một người tàng tàng

       Hãy dùng pháp Xả, chớ màng miệt khinh.

 

          Các Tỷ Kheo ! Trong tinh thần ấy 

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  523

 

          Hòa đồng, lại hoan hỷ cùng nhau

              Và không cãi lộn với nhau,

       Có thể có việc chen vào khởi nhanh

          Giữa các ông : khẩu hành, tật đố

          Một ý kiến ngoan cố, não phiền

              Tâm hiềm hận, phẫn nộ liền.

       Ở đây, nếu thấy có riêng vị nào

          Tỷ Kheo nào của phe thứ nhất

          Các ông nghĩ là thật ôn nhu,

              Là người dễ nói, hiền từ

       Hãy đến vị ấy, nói như thế này :

       “ Này Hiền-giả ! Chẳng tày cao thấp     

          Dầu chúng tôi học tập chuyên cần

              Các pháp ấy, trong tinh thần

       Hoà đồng, hoan hỷ, không phần cãi nhau,

          Có khởi mau khẩu hành, tật đố,

          Hoặc ý kiến ngoan cố, não phiền

              Tâm hiềm hận, phẫn nộ liền.

       Nếu được biết thế, đầu tiên sẽ là

          Vị Sa-môn quở la, trách mạnh ”.  

          Nếu chân chánh, vị ấy đáp liền 

              Y như ý kiến nêu trên.

  – “ Nhưng này Hiền-giả ! Dựa trên vấn đề  

          Nếu không hề bỏ điều kiện đó

          Niết Bàn có chứng được hay chăng ? ”.

              Nếu trả lời thật chánh chân

       Vị Tỷ Kheo đó đáp rằng : “ Phải thông

          Điều kiện ấy nếu không từ bỏ   

          Sẽ không có thể chứng Niết Bàn ”.

              Rồi các ông lại tìm sang                                                     

       Vị thuộc phe khác dễ dàng, ôn nhu

Trung Bộ (Tập 3)  K. 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?  *  MLH –  524

 

          Dễ nói hơn, từ từ nói lại

          Với vị ấy y như trên đây.

              Nếu chân chánh, y đáp ngay

       Giống như vị trước, trình bày đả thông

          Nếu mà không bỏ điều kiện đó

          Sẽ không có thể chứng Niết Bàn ”.

 

              Các Tỷ Kheo ! Nếu nói sang

       Các ông khác hỏi lan man vị này :

     – “ Các Tỷ Kheo trước đây có được   

          Tôn-giả giúp cho vượt dễ dàng

              Khỏi bất thiện, thiện trú an ? ”.

       Nếu đáp chân chánh, nghiêm trang nói vầy :

 

    – “ Hiền-giả này ! Tôi đi đến gặp

          Đức Thế Tôn và thật đúng thời

              Được Phật thuyết pháp cho tôi,

       Sau đó, tôi nói lại lời Thế Tôn

          Cho Tỷ Kheo Sa-môn ấy rõ.

          Các vị đó nghe pháp như vầy

              Tự vượt khỏi bất thiện ngay

       An trú vào thiện, lòng đầy thảnh thơi ”.

 

          Các Tỷ Kheo ! Trả lời như vậy 

          Tỷ Kheo ấy không tự khen mình

              Không chê người, tâm thật tình

       Tùy pháp, đúng pháp phân minh giải bày.

          Không một ai trong các Pháp-hữu

          Dù truy cứu, chẳng thể chê bai ”.

              Nghe Thế Tôn thuyết giảng vầy

       Chúng Tăng tín thọ, lòng đầy hân hoan ./-

 

  Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3L )

(Chấm dứt Kinh 103 : NGHĨ NHƯ THẾ NÀO ?KINTI Sutta )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2021(Xem: 6680)
Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít. Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời. Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.
21/03/2021(Xem: 7178)
Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngày Phật nhập Niết Bàn với con rất trọng đại ! Thậm thâm cao vời “ HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC MÀ ĐI “ Xá lợi phân chia 8 quốc gia sau lễ trà tỳ Còn lời nào tán thán công hạnh, tam đức ***cho hoàn mỹ !
21/03/2021(Xem: 5212)
Trời xuân nắng đẹp núi xanh cao Cạnh cửa thiền xuân thắm sắc đào Gió thoảng hương nồng thơm áo lụa Mây vờn nguyệt sáng dịu đêm sao Chày kình vẳng tiếng nghe sương đọng
21/03/2021(Xem: 7863)
Nhìn tờ lịch ...hôm nay ngày đáng ghi nhớ ! Mùng tám tháng hai, ngày Thái Tử xuất gia, Uy quyền, cung điện chẳng thể giải quyết giúp ta ... Sinh, Lão, Bệnh, Tử làm sao thoát khỏi ?
21/03/2021(Xem: 7024)
Lá vàng nhè nhẹ lượng ngoài sân, Báo hiệu Vu Lan sắp đến gần, Con thảo chung lo gìn hiếu sự, Hiền tôn nghĩ đến giữ tứ ân. Con dân hiếu hạnh vui đại lễ,
21/03/2021(Xem: 8098)
Đúng thời Phật giảng Pháp Hoa, Mở khai diệu pháp Ta bà yên vui. Chúng sanh thoát khỏi luân hồi, Nhờ hành pháp bảo an vui đời đời.
18/03/2021(Xem: 7548)
Ngày xưa trên một cành cây Cú mèo làm tổ nơi đây lâu rồi Tổ chim gáy cũng gần thôi Đôi bên thân mật rong chơi tà tà.
18/03/2021(Xem: 5902)
Mẹ về giấc ngủ ban trưa Gấm nâu Sen búp trái mùa nhẹ nâng Lặng thinh
18/03/2021(Xem: 5598)
Tại Ba La Nại một thời Nhà vua cai trị là người hại dân Hung tàn, phi pháp, bất nhân Tạo bao nghiệp ác vô ngần xấu xa
18/03/2021(Xem: 5626)
Tết đi tết đến đã bao lần, Chồng chất tuổi đời khổ cái thân, Đinh dậu trở về thêm tàn sức, Bính thân tạm biệt lại yếu chân. Tọa thiền bái sám lưng nhức mỏi, Niệm Phật trì kinh cẳng tê đần. Vũ trụ xoay vần không ngừng nghỉ, Thu tàn đông đến lại sang xuân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]