Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

99. Kinh Subha

19/05/202010:56(Xem: 8757)
99. Kinh Subha

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


99. Kinh SUBHA

( Subha sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ – trú qua

              Kỳ Viên – Chê-Tá-Va-Na  (1)

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka (1), tức là

          Cấp-Cô-Độc phú gia Trưởng giả

          Đã cúng dường Chê-Tá-Va-Na.

 

              Lúc ấy, có thanh niên là

       Tên Tô-Đây-Dá-Pút-Tà Su-Pha  (2)

          Đến tại Sa-Vát-Thi công vụ

          Trú tại nhà Gia chủ quen thân.

 

              Su-Pha hỏi Gia chủ rằng :  

 

 – “ Này Gia chủ ! Chính tôi hằng nghe qua :

          Không phải là tại Sa-Vát-Thí

          Không hề có các vị Thánh nhân

              Bậc A-La-Hán xuất trần.

       Vậy hôm nay chúng ta cần đến đâu

          Để chiêm ngưỡng thanh cao các vị

          Là Phạm-Chí hay Sa-Môn nào ? ”.

 

        – “ Thưa Tôn-giả ! Thật nhiệm mầu !

       Đức Thế Tôn, bậc trí sâu tâm hiền

          Hiện trú tại Kỳ Viên Tinh Xá

          Do A-Ná-Thá-Pin-Đi-Ka

     _________________________

 

(1) : Jetavanavihàra  – Kỳ Viên Tinh xá tại Thành Xá-Vệ (Savatthi) 

      do Trưởng giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika ) cúng dường.

(2) : Subha Todeyyaputta .

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  418

 

              Dâng cúng đến đức Phật Đà

       Tại thành Xá-Vệ. Hãy qua viếng Ngài ”.

 

          Sú-Phá Tô-Đây-Da Pút-Tá

          Đồng ý đến Tinh Xá Kỳ Viên

              Sau khi đến, liền nói lên

       Lời thăm hỏi, rồi một bên ngồi vào.

          Chàng Su-Pha bắt đầu thưa trước :

 

    – “ Thưa Tôn-Giả ! Con được nghe qua

              Các Bà-La-Môn nói là :

      ‘Chánh đạo thiện pháp trải qua tựu thành

          Duy chỉ dành người tại-gia cả

          Người xuất gia thì chả tựu thành

              Chánh đạo thiện pháp tốt lành’

       Thế nào Tôn Giả phần mình chủ trương ? ”.

 

    – “ Này thanh niên ! Chủ trương Ta nói

          Là phân tích, không nói một chiều.

              Này thanh niên ! Trong mọi điều

       Ta không tán thán phần nhiều xảy ra

          Kẻ tại gia, xuất gia tà đạo

          Những kẻ hành tà đạo liệt vào

              Do nhân hành tà đạo sâu

       Chánh đạo thiện pháp làm sao tựu thành ?

 

          Ta tán thán người lành tinh tiến

          Dù tại gia hay hiện xuất gia

              Hành theo chánh đạo sâu xa,

       Chánh đạo thiện pháp ắt là thành ngay ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Ở đây con nghĩ

          Do các vị tại gia sớm chiều

              Dịch vụ nhiều, công tác nhiều,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  419

 

       Tổ chức nhiều, lao lực nhiều trải qua

          Nên nghiệp sự tại gia quả lớn.

 

          Không có quả báo lớn là người  

              Xuất gia – dịch vụ ít thôi !

       Công tác, tổ chức đồng thời công lao

          Đều ít ỏi, nên vào nghiệp sự

          Kẻ xuất gia phải tự ít đi.

              Tôn Giả ! Ngài có nói gì ? ”.

 

 – “ Thanh niên ! Ta vốn mọi thì chủ trương

          Pháp phân tích tận tường cốt lõi 

          Không chủ trương chỉ nói một đằng.

              Này thanh niên ! Nếu nói rằng

       Nghiệp sự ( Kam-Mát-Tha-Năng ) bao hàm

          Dịch vụ, công tác làm, tổ chức

          Và lao lực đều thực lớn lao,

              Nếu làm sai, hỏng thì sao ?

       Sẽ có kết quả thu vào nhỏ thôi !

 

          Những điều trên nếu thời làm đúng

          Làm thành tựu, thì chúng dĩ nhiên

              Đưa đến kết quả lớn liền.

       Mặt khác, có nghiệp-sự duyên do là

          Dịch vụ, công tác và tổ chức

          Đều nhỏ, nhưng làm thực hỏng, sai

              Sẽ có kết quả nhỏ ngay.

 

       Nhưng nếu nghiệp-sự ở đây do là   

          Dịch vụ, công tác và tổ chức

          Đều nhỏ, nhưng làm thực tựu thành

              Làm đúng, kết quả lớn sanh.

       Thanh niên Phạm-Chí ! Phải rành ra sao

          Là nghiệp-sự duyên vào công tác

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  420

 

          Dịch vụ hoặc tổ chức lớn lao

              Hoặc là lao lực lớn nào

       Nếu làm sai, hỏng thì mau thấy là 

          Sẽ có ra kết quả cũng nhỏ.

 

          Kết quả nào sẽ có lớn hơn ?

              Này thanh niên Bà-La-Môn !

       Như nghiệp-sự buôn bán còn phôi thai

          Với dịch vụ nhỏ hay tổ chức,

          Công tác và lao lực nhỏ nhoi,

              Nếu mà làm đúng hẳn hòi

       Sẽ có kết quả lớn thời đến ngay.

          Nếu làm hỏng, làm sai sẽ có

          Kết quả nhỏ. Điều đó hiển nhiên !

 

              Cũng ví như, này thanh niên !    

       Nghiệp-sự nông nghiệp do duyên đó là

          Dịch vụ, công tác và tổ chức

          Cùng lao lực, nếu được thực hành

              Làm đúng và làm tựu thành

       Sẽ có kết quả lớn nhanh từng ngày.  

 

          Cũng như vầy, nghiệp sự Cư Sĩ

          Khi thực hành khả dĩ lớn lao

              Nếu làm đúng, thành tựu vào

       Sẽ có kết quả lớn mau trong ngoài.

          Nếu làm hỏng, làm sai sẽ có

          Kết quả nhỏ thu hoạch đó mà ! ”.    

 

       – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Chủ trương năm pháp của Bà-La-Môn

          Thường được tôn tác phước, đắc thiện”.

 

    – “ Này thanh niên ! Về chuyện Bàn-Môn

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  421

 

              Chủ trương năm pháp bảo tồn

       Tác phước, đắc thiện. Nếu ông thấy rằng

          Không nặng nhọc, không cần bí mật

          Năm pháp ấy hãy thuật rõ ra

              Cho cả hội chúng nghe qua ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Điều này     

          Không nặng nhọc gì hay bí mật

          Khi có mặt chư Tôn-giả đây

              Và nhất là đối với Ngài ”.

 

 – “ Này thanh niên ! Hãy trình bày tự nhiên ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Đầu tiên : ‘Chân thật’.  

          Bà-La-Môn nghiêm ngặt chủ trương,   

              Pháp này tác phước, thiện lương

       Thứ hai ‘Khổ hạnh’ mọi đường trải qua.       

          Pháp thứ ba thực hành ‘Phạm hạnh’,      

          Thứ tư ‘Tụng đọc’ Thánh điển thường,

              Thứ năm ‘Thí xả’ cúng dường, 

       Bà-La-Môn họ chủ trương như vầy

          Năm pháp này tác phước, đắc thiện.

          Ý Tôn Giả về chuyện này sao ? ”.

 

        – “ Thanh niên Phạm-Chí ! Thế nào ?   

       Khi có một Phạm-Chí nào nói ra :       

         ‘Sau khi đà chứng tri như ý

          Với thượng trí, tôi tuyên thuyết ngay

              Quả dị thục năm pháp này ? ”.

 

 – “ Kính thưa Tôn Giả ! Điều này thì không ”. 

 

    – “ Này thanh niên Bàn-Môn ! Ông hiểu   

          Thế nào ? Liệu có vị Đạo Sư

              Hay là một Đại Tôn Sư

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  422

 

       Cho đến các vị Tôn Sư bảy đời

          Thuộc Phạm-Chí, có lời ngoa ngữ :

         ‘Sau khi tự mình đã chứng tri

              Với thượng trí, tôi tức thì

       Tuyên thuyết quả dị thục kỳ diệu thay !

          Của từ năm pháp này mà có ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Điều đó thì không ”.   

 

        – “ Thế nào ? Thanh niên Bàn-Môn !

       Những vị tu sĩ Bàn-Môn tinh tường

          Thuở xa xưa, nêu gương Ẩn Sĩ

          Giữa Bàn-môn luyện chí vững vàng

             Luyện chú thuật, tụng tán vang

       Sưu tầm Thánh cú hoàn toàn rất hay

          Những thứ ấy hiện nay các vị

          Bà-la-môn (Phạm Chí), Sa-môn

             Vẫn sử dụng, vẫn bảo tồn

       Những vị Ẩn Sĩ vẫn còn lưu danh :

 

          Át-Tha-Ká, Va-Ma-Đê-Vá  (1)

          Va-Ma-Ká,  Vê-Sá-Mít-Tà  (1) 

             Da-Ma Tắc-Ghi, Pha-Gu   (1)

       Âng-Ghi-Ra-Sá,  Pha-Rà-Va-Cha  (1) 

          Va-Sết-Thá và Káp-Sa-Pá  (1) 

 

          Những Ẩn Sĩ có đã nói qua

              Những lời như đã nêu ra :

       Kết quả dị thục do đà chứng tri ? ”. 

    _______________________________

    (1): Athaka (A-Sá-Ca) , Vàmaka (Bà-Ma) , Vàmadeva (Bà-

       Ma-Đề-Bà) , Vessamitta (Tỳ-Bà-Thẩm-Sá), Yamataggi

      (Gia-Bà-Đề-Già), Angirasa (Ương-Kỳ-La), Bhàradvàja

     (Bạt-La-Đà-Thẩm-Xà), Vàsettha (Bà-Ma-Sá), Kassapa

    (Ca Diếp), Bhàgu (Bà Cửu) .                                             

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  423

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Điều ni không có ”.  

 

    – “ Thanh niên ! Nếu không có một ai     

              Trong các vị nêu danh này

       Tôn Sư, Đại Tôn Sư hay bảy đời

          Hay cổ thời Tu sĩ nổi tiếng

          Không có chuyện tuyên thuyết như trên,

              Thì ví như, này thanh niên !

       Chuỗi người mù tối nối liền trước sau

          Ôm lưng nhau dò dẫm từng bước

          Người đi trước chẳng thấy chi đâu !

             Những người giữa, cả người sau

       Đều không thấy, chỉ một màu tối đen.

 

          Này thanh niên Bàn-Môn ! Cũng vậy

          Ta nghĩ những lời ấy phát ngôn

              Từ những người Bà-La-Môn

       Giống như một chuỗi số đông người mù

          Toàn âm u, người đầu không thấy

          Người giữa cũng không thấy chi là !

              Người cuối cũng chẳng thấy qua ”.

 

       Chàng Su-Phá Tô-Đây-Da Pút-Tà      

          Nghe nói vậy, rất là phẫn nộ

          Khi nghe chỗ Phật ví Bàn-Môn

              Như chuỗi người mù cùng ôm,

       Lên tiếng mạ lỵ Thế Tôn Phật Đà :

 

    – “ Sa-Môn Gô-Ta-Ma khắc bạc

          Bị quả ác độc ( Pá-Pi-Ka ) ”.       ( Papika )

 

              Nhưng sau đó lại nói ra :

 – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Chuyện là :

          Bàn-Môn Pốc-Kha-Ra-Sá-Tí

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA               *    MLH –  424

 

          Thuộc dòng họ Ú-Pá-Man-Na  (1)

              Trú ở rừng Su-Pha-Ga  (1)

       Đã nói : ‘Cũng vậy, những Bà-La-Môn

          Hay Sa-Môn tự cho đã chứng

          Được các pháp của đấng thượng nhân

              Tri kiến thù thắng đạt phần

       Xứng đáng là bậc Thánh nhân’. Như vầy

          Lời nói này của Phạm-Chí ấy

          Thật sự bậy và đáng chê cười

              Chỉ là lời nói suông thôi !

       Thật sự trống rỗng, là lời rỗng không !

          Làm sao trong con người như thế

          Lại có thể thấy, biết mọi phần,

              Hay chứng các pháp thượng nhân,

       Tri kiến thù thắng, xứng phần Thánh đây ?

          Sự kiện này không thể & vô lý ”.  

 

    – “ Này thanh niên Phạm-Chí ! Thế thì

              Ông Pốc-Kha-Rá-Sá-Ti  (1)

       U-Pa-Man-Ná họ ni nếp nhà

          Trú tại rừng Su-Pha-Gá đó

          Có thể nào biết rõ tâm tư

              Của các Sa-Môn thực hư

       Các Phạm-Chí, với tâm tư của mình ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Thực tình Phạm-Chí

          Pốc-Kha-Ra-Sa-Tí này mà

              Với tâm tư của ông ta

       Còn không biết Pun-Ni-Kà (2) tâm tư

        ( Người tớ gái ) nghĩ như sao ấy

     ________________________

 

(1) : Bà-la-môn Pokkharasati thuộc dòng họ Upamanna, trú ở

       rừng Subhaga.          (2) : Người tớ gái tên Punnika.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  425

 

          Làm sao lại có thể biết qua   

              Tâm tư của các vị là

       Sa-Môn, Phạm-Chí… xuyên qua tâm mình ! ”.

 

    – “ Này thanh niên ! Sự tình như có

          Một người nọ khi mới sinh ra

              Không thể thấy vì mù lòa

       Không thấy các sắc : vàng pha đỏ, hồng

          Không thể trông sắc xanh, trắng, tím…

          Không thấy nơi nguy hiểm dốc ghềnh

              Không thấy bằng phẳng như nền

       Không thấy tinh tú, trăng trên bầu trời,

          Cũng không thấy mặt trời sáng chói.

          Nhưng người ấy lại nói như sau :

 

             ‘Không có tất cả các màu

       Không có người thấy sắc màu ra sao ?

          Không có đâu cái gì bằng phẳng,

          Không có không bằng thẳng, ai trông ?

              Trăng, sao, mặt trời cũng không

       Không có người thấy trời hồng, trăng, sao.

 

          Tôi dựa vào sự tôi không thấy, 

          Tôi không biết như vậy; cho nên

              Không có những sự việc trên’.

 

       Thanh niên Phạm-Chí ! Nói lên như vầy

          Người chân chánh, thẳng ngay biết, thấy

          Thì có nói như vậy hay không ? ”.

 

        – “ Kiều-Đàm Tôn Giả ! Thưa không !

       Vì bị mù tối, chẳng trông thấy gì

          Nên người này kiên trì phủ nhận

          Không có màu vàng, trắng, đỏ, xanh,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  426

 

              Không có mặt trời, sao, trăng…

       Nếu y thấy, biết chánh chân rõ ràng

          Y sẽ không nói càn, sai cả.

    – “ Cũng vậy, Pốc-Kha-Rá-Sa-Ti

              Trú Su-Pha-Ga mọi thì

       U-Pa-Man-Ná họ ni đặc thù,

          Là người mù, người không có mắt

          Nếu chắc thật thấy, biết, chứng qua

              Các pháp thượng nhân sâu xa

       Tri kiến thù thắng xứng là Thánh nhân

          Chắc chắn rằng sẽ không có chuyện

          Là sự kiện đó xảy ra đâu !

 

              Thanh niên ! Cậu nghĩ thế nào ?

       Những vị Phạm-Chí sang giàu thế gia

          Ở tại Kô-Sa-La, các vị

          Như Chân-Ki hay Tá-Rút-Kha,

              Cha cậu : ông Tô-Đây-Da,

       Bà-La-Môn Cha-Nút-Sa-Ni, và

          Cả ông Pốc-Kha-Ra-Sá-Tí

          Cái gì tốt những vị ấy cần ?

              Lời nói của họ – thế nhân  

     Chấp nhận hay chẳng được phần hoan nghinh ?”.

 

    – “ Được thế tục thuận tình, chấp nhận

          Thưa Tôn Giả ! Họ vẫn mong vầy ”.

 

        – “ Cái gì tốt cho họ đây ?

       Lời họ cần phải đủ đầy suy tư

          Hay không cần suy tư chi cả ? ”.

     ___________________________

 

( ) : Các vị Bà-la-môn tại Kosala : Canki, Tarukkha, Todeyya,

       Janussoni, Pokkharasati …

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  427

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Cần được suy tư ”.

 

        – “ Lời họ nói lên thực hư 

       Cần phân tích, cân nhắc từ ngữ văn

          Hay không cần phân tích, cân nhắc ? ”.

 

    – “ Cần phân tích, cân nhắc, thưa Ngài ”.

 

        – “ Cái gì tốt hơn ở đây ?

       Lời họ phải liên hệ ngay đến phần

          Có mục đích & Không cần liên hệ

          Đến mục đích – như thế trải qua ? ”.

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Cần liên hệ mục đích là đúng hơn ”.

 

    – “ Này thanh niên Bàn-Môn ! Nếu vậy

          Cậu ngẫm thấy sao về lời gì

              Ông Pốc-Kha-Rá-Sa-Ti

       Có được thế tục thuận tùy, hoan nghinh ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Sự tình chắc chắn

          Thế tục không chấp nhận lời ông ”.

 

        – “ Có sự suy tư hay không ? ”.

 

  – “ Không suy tư gì cả trong lời này ”.

 

  T – “ Lời nói đây có sự phân tích

          Và cân nhắc hay nghịch lại đi ? ”.

 

       – “ Không phân tích, cân nhắc chi ”. 

 

 – “ Lời nói có liên hệ gì mục tiêu ?  

          Hay không liên quan điều mục đích ? ”. 

 

    – “ Không liên hệ mục đích, thưa Ngài ! ”.      

 

        – “ Thanh niên Bà-La-Môn này !

       Có năm triền-cái đêm ngày xảy ra

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  428

 

          Thế nào là năm triền-cái ấy ?

          Tham dục & sân triền-cái liên miên

              Triền cái hôn trầm thụy miên,

       Triền cái trạo hốitriền cái nghi,

          Là năm chi triền-cái đích thị.

 

          Pốc-Kha-Ra-Sá-Tí Bàn-Môn

              Đã bị trùm che, vùi chôn,

       Bị phủ, bị triền cái thôn-tính dần.

          Nếu vị ấy phân trần biết được &

          Thấy & chứng được các pháp thượng nhân 

              Tri kiến thù thắng đạt phần

       Xứng đáng là bậc Thánh nhân ; như vầy

          Sự kiện này không thể xảy đến.

 

          Này thanh niên ! Lại chuyện sau đây

              Có năm dục trưởng dưỡng này

       Sao là năm ? Ta trình bày rộng ra :

          Các sắc là do mắt nhận thức,

          Sắc này thực khả lạc, đáng yêu

              Lòng dục bị kích thích nhiều

       Nên sắc hấp dẫn mọi điều chẳng ngay.

          Tiếng do tai, còn hương do mũi,

          Vị do lưỡi, xúc bởi thân chiều,

              Nhận thức hoan lạc, đáng yêu,

       Kích thích lòng dục sớm chiều liên miên.

 

          Này thanh niên Bàn-Môn ! Như vậy

          Dục trưởng dưỡng cả thảy năm chi

              Ông Pốc-Khá-Rá-Sa-Ti

       U-Pa-Man-Ná họ ni nếp nhà

          Trú Su-Pha-Gá, luôn phiền trược,

          Bị trói buộc, tham trước, đam mê

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  429

 

              Bởi năm dục này mọi bề.

       Thụ hưởng ngũ dục, không hề thấy chi 

          Sự hiểm nguy ; không soi thấu đúng

          Sự thoát ly khỏi chúng tức thì.

              Vị ấy thực sự kiến, tri

       Chứng được các pháp của vì Thánh nhân,

          Đạt được phần tri kiến thù thắng

          Xứng bậc Thánh – điều chẳng xảy ra.

              Thanh niên Bàn-Môn Su-Pha !

       Thế nào cậu nghĩ trải qua đã dùng    

          Thì nói chung loại lửa nào đó

          Có ngọn, có màu sắc sáng lòa

               Ngọn lửa được đốt lên, mà

       Nhờ vào sự kiện cỏ và củi khô,

          Hay không nhờ củi khô và cỏ ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Nếu có sự tình 

              Có thể đốt lửa một mình

       Không nhờ cỏ, củi phát sinh lửa này

          Thời lửa này có ngọn, có sắc,

          Tỏa ánh sáng là thật có không ? ”.

 

        – “ Này thanh niên Bà-La-Môn !

       Không có trường hợp khi không có cùng

          Cỏ, củi khô để dùng nhen nó,

          Trừ khi có sử dụng thần thông.

 

              Ta nói về hỷ thong dong

       Năm dục trưởng dưỡng do trong hỷ này

          Và hỷ này ví ngọn lửa đó

          Đốt lên nhờ ở cỏ, củi khô.

              Ta nói hỷ này là do

       Ly dục, bất thiện pháp cho dứt liền.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  430

 

          Hỷ này nguyên ví ngọn lửa đó

          Đốt lên không nhờ cỏ, củi khô.

              Thế nào là hỷ được do

       Ly dục, bất thiện pháp cho dứt liền ?

          Này thanh niên ! Tỷ Kheo ly dục

          Chứng và trú vào mục Nhất thiền

              Hỷ này do ly dục liền

       Ly bất thiện pháp an nhiên, tâm bình.

 

          Này thanh niên ! Hành trình tiếp nữa

          Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền     

              Diệt tầm, diệt tứ được yên 

       Thì chứng và trú vào Thiền thứ hai

          Và hỷ này là do ly dục

          Bất thiện pháp chấm dứt không còn.   

 

              Này thanh niên Bà-La-Môn !

       Chủ trương các vị Bàn-Môn năm phần

          Năm pháp cần tác phước, đắc thiện,

          Pháp tác phước đắc thiện nào là

              Có kết quả lớn hơn xa ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Chính là

          Pháp Cha-Ga  hay là ‘thí xả’           ( Caga )

          Có kết quả rất lớn, hẳn nhiên ”. 

 

        – “ Này Bà-La-Môn thanh niên !

       Nghĩ gì khi có dựng lên Tế đàn

          Do vị Bàn-Môn kia bố trí.

          Có hai người Phạm-Chí đến đây.

              Hai vị đó nghĩ như vầy :

     ‘Ta sẽ thọ hưởng ở ngay Tế đàn

          Của một vị danh vang Phạm-Chí’.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  431

 

          Một Bàn-Môn suy nghĩ ra rằng :

            ‘Mong là ở trong phòng ăn

       Ta được chỗ tốt, món ăn tuyệt vời.

          Còn Bàn-Môn kia thời chịu khổ

          Không được chỗ ngồi tốt để ngồi,

              Nước uống cũng chẳng tốt, rồi

       Món ăn khất thực loại tồi mà thôi’.

 

          Nhưng sự kiện nhất thời không đạt    

          Như ý muốn xấu ác trong lòng,

              Ngồi chỗ xấu nhất trong phòng    

       Thức ăn, nước uống cũng không ngon gì.

          Vị kia thì được ngồi chỗ tốt,

          Nước, thức ăn cũng tốt, ưu tiên.

              Vị nghĩ xấu phẫn nộ liền,

       Không được hoan hỷ, não phiền khởi lên.

 

          Này thanh niên ! Các Phạm-Chí đã

          Chủ trương quả dị thục gì đây

              Cho người Bà-la-môn này ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả ! Bàn-môn ngay thẳng thì

          Không bố thí với suy nghĩ chuyện :

         ‘Do bố thí này khiến người ta

              Phẫn nộ, bất bình xảy ra.

       Bàn-Môn bố thí vốn là do nơi

          Lòng ái mẫn mọi người mà thí ”.

 

    – “ Này thanh niên Phạm-Chí ! Như vầy

              Có phải là tác phước đây

       Là thứ sáu, ‘ái mẫn’ này phải không ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Chính trong ngôn ngữ

          Tác phước sự thứ sáu chính là

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  432

 

              Lòng ‘ái mẫn’ vừa nêu ra ”.

 

 – “ Thanh niên Phạm-Chí ! Vừa qua đã tường

          Các Phạm-Chí chủ trương sự kiện

          Pháp tác phước, đắc thiện như vầy

              Cậu thấy nhiều nhất pháp này

       Ở đâu ? Ở những người rày tại gia ?

          Hay những người xuất gia có cả ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Ở chúng xuất gia. 

              Ít có ở chúng tại gia,

       Vì thưa Ngài, người tại gia thảy đồng           

          Dịch vụ lớn và công tác lớn,

          Tổ chức lớn, lao lực nhọc nhằn,

              Không có liên tục, thường hằng,

       Lời nói của họ không chân thật gì.

 

          Xuất gia thì có dịch vụ nhỏ,

          Công tác, tổ chức nhỏ mọi phần

              Lao lực nhỏ, nhưng thường hằng

       Liên tục ; lời nói họ chân thật hoài.

          Người tại gia không hay sống cảnh

          Hành khổ hạnh, Phạm hạnh sớm chiều,

              Không đọc tụng, thí xả nhiều.

       Xuất gia các vị với điều kể ra

          Thường hằng và liên tục ; khổ hạnh,

          Sống Phạm hạnh, đọc tụng thường xuyên,

              Thí xả cũng nhiều, tùy duyên.

 

       Thưa Tôn Giả ! Năm pháp chuyên thực hành

          Tác phước, được điều lành hoan hỷ,

          Các Sa-Môn, Phạm-Chí chủ trương.

              Con thấy năm pháp này thường

       Có nhiều ở những môi trường xuất gia,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  433

 

          Có ít ở tại gia các vị ”.

 

    – “ Này thanh niên Phạm-Chí ! Như vầy   

              Pháp tác phước, đắc thiện này

       Được các Phạm-Chí trình bày, chủ trương.

          Những pháp này Ta thường nhắc nhủ    

          Đó là những tư cụ của tâm,

              Nghĩa là để tu tập tâm

       Không sân, không hận qua năm pháp này.

          Này thanh niên ! Ở đây một vị

          Tỷ Kheo chỉ chân thật nói năng 

              Vị Tỷ Kheo ấy nghĩ rằng :

     ‘Ta thường đã nói lời chân thật này

          Chứng được ngay vào ‘nghĩa tín thọ’

         (Át-Tha-Vê-Đăng ) đó nghĩa này,

              Chứng được ‘pháp tín thọ’ ngay,

       Chứng liên tục, hân hoan đầy, liên quan

          Đến pháp. Sự hân hoan Ta nhủ :

          Liên hệ thiện, tư cụ của tâm.

              Điều này nghĩa là khiến tâm

       Của vị ấy không hận, sân , sống nghèo.

 

          Này thanh niên ! Tỷ Kheo trong cảnh 

          Sống khổ hạnh, Phạm hạnh mọi điều,

              Đọc tụng nhiều, thí xả nhiều.

       Rồi nghĩ : ‘Ta thí xả nhiều ở đây

          Chứng được ngay nghĩa & pháp tín thọ,

          Hân hoan có liên hệ pháp phần.

              Sự hân hoan Ta nói rằng :

       Là tư cụ của tâm, hằng khiến tâm

          Của vị ấy không sân, không hận.

 

          Này thanh niên ! Nói thẳng: Các vì 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  434

 

              Bàn-Môn chủ trương mọi thì

       Năm pháp tác phước, thiện gì nêu ra,

          Ta nói : Năm pháp là tư cụ

          Của tâm, để tâm tự vị này

              Không sân, không hận. Vui thay ! ”.

 

       Khi nghe Phật nói như vầy, chàng ta 

          Su-Pha Tô-Đây-Da-Pút-Tá

          Thưa với bậc Giác Giả Phật Đà :

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

       Con nghe đồn đải gần xa, đó là

          Sa-Môn Gô-Ta-Ma thực thụ

          Biết con đường cộng trú Phạm Thiên ? ”.

 

        – “ Này Bà-la-môn thanh niên !

       Thế nào cậu nghĩ, hãy liền nói ra :

          Làng Na-La-Ka-Ra hiện tại

          Gần đây không ? Có phải không xa ? ”.

 

        – “ Thưa vâng, Na-Lá-Ka-Ra           ( Nalakara )

       Cũng gần, làng ấy không xa nơi này ”.

 

    – “ Này thanh niên ! Như vầy cậu nghĩ

          Như có vị sinh trưởng tại làng

              Na-La-Ka-Ra, rõ ràng

       Chưa hề rời khỏi ngôi làng nói trên.

          Có người lạ nêu lên câu hỏi

          Với người này về mọi con đàng

              Từ các hướng dẫn đến làng

       Thì người sinh trưởng tại làng, có chăng

          Bị phân vân, ngập ngừng không vậy

          Trước câu hỏi người ấy nêu ra ? ”.

 

        – “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  435

 

       Người sinh trưởng tại Na-La-Ka-Rà

          Đã biết qua tất cả đường sá

          Đưa đến làng Na-Lá-Ka-Ra

              Nên không ngập ngừng, khi mà

       Có khách lạ đến hỏi qua chuyện này ”.

 

    – “ Thanh niên này ! Có thể cũng có

          Người sinh trưởng làng đó, nhưng mà

              Suốt ngày ru rú trong nhà

       Được hỏi đường sá làng, mà phân vân

          Ngập ngừng vì nhiều phần không rõ. 

          Nhưng Như Lai không có như vầy,

              Được hỏi Phạm-Thiên-giới này  &

       Con đường đưa đến cõi ngài Phạm Thiên,

          Như Lai liền trả lời lập tức

          Không một chút ngập ngừng, phân vân.

              Ta cũng biết rõ về phần

       Cần phải thành tựu chánh chân thế nào

          Để sinh vào Phạm-Thiên-giới đó ”.

 

    – “ Thưa Tôn Giả ! Con có nghe là

               Đại Sa-Môn Gô-Ta-Ma

       Đã thường thuyết dạy chỉ ra rõ ràng

          Về con đàng đưa đến cộng trú

          Với Phạm Thiên vui thú lâu dài.

              Thưa Tôn Giả ! Tốt lành thay !

       Nếu được Tôn Giả trình bày rõ hơn ”.

 

    – “ Này thanh niên Bàn-Môn ! Đích thị   

          Hãy nghe, khéo tác ý hiểu qua ”.

 

        – “ Thưa vâng Ngài Gô-Ta-Ma ! ”.   

       Thanh niên Phạm-Chí Su-Pha đáp liền.

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  436

 

    – “ Này thanh niên ! Con đường nào để  

          Người có thể cộng trú lâu dài

              Với đấng Phạm Thiên như vầy ?

       Này thanh niên ! Có vị này Tỷ Kheo

          Tâm vị ấy duyên theo an trú

          Biến mãn tâm câu hữu với Từ

              Bốn phương : nam, bắc, đông, tây

       Hướng trên, hướng dưới cũng tày bề ngang

          Khắp phương xứ vị này an trú

          Biến mãn tâm câu hữu với Từ

              Quảng đại, vô biên như như

       Không sân, không hận, tâm Từ vui tươi. 

.          Này Su-Pha ! Như người lực sĩ

          Thổi tù-và đích thị dễ dàng

              Muôn phương nghe tiếng vang vang.

       Tỷ Kheo cũng vậy, trải sang như vầy.

          Su-Pha này ! Từ tâm giải thoát

          Được tu tập chính xác như vầy,

              Hành động hạn lượng như vầy,

       Không dừng, không trú nơi này trải qua.

          Chính đây là con đường đưa tới

          Cộng trú với Phạm Thiên lâu dài.

 

              Này Su-Pha ! Lại như vầy : 

       Tỷ Kheo vị ấy đêm ngày cần chuyên

          Rất an nhiên, hoàn toàn cảm thụ

          Tâm vị này an trú muôn phương

              Cùng khắp thế giới vô lường

       Biến mãn, câu hữu thường thường với Bi

          Cũng như thế, đồng thì với Hỷ

          Rồi với Xả ; thì vị Tỷ Kheo

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  437

 

              An trú biến mãn duyên theo

       Với tâm câu hữu cũng đều với Bi

          Trú biến mãn khắp vì  Hỷ, Xả

          Không hận, sân, rộng cả, vô biên.

  

   .           Ví như chuyện đã nói trên

       Có người lực sĩ thổi lên tù-và

          Khắp bốn phương gần xa nghe tới

          Không khó khăn việc thổi tù-và

              Cũng vậy, này cậu Su-Pha !

       Từ, Bi, Hỷ, Xả đều là hành theo

          Vô Lượng Tâm bốn điều giải thoát

          Được tu tập chính xác như vầy,

              Hành động hạn lượng như vầy,

       Không dừng, không trú nơi này trải qua ”.

 

          Su-Phá Tô-Đây-Da-Pút-Tá

          Nghe Giác Giả thuyết vậy, thưa ngay :

 

          –  “ Thưa Tôn Giả ! Vi diệu thay !

       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm

          Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối

          Đem đèn sáng vào tối như bưng

              Để ai có mắt mở bừng

       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu.

          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp

          Được Thế Tôn giải đáp, trình bày

       

              Con xin quy ngưỡng từ nay

       Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,

          Quy y Tăng thanh cao đức cả

          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn

              Mong Thế Tôn nhận cho con

       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  438

 

          Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục

          Mãi liên tục đến hết đời này.

              Con nay xin cáo từ Ngài

       Nhiều việc cần phải làm ngay đang chờ ”.

 

    – “ Này Su-Pha ! Thời giờ thuận tiện

          Hãy làm chuyện cậu nghĩ hợp thời ”.

 

              Thanh niên từ chỗ đang ngồi   

       Đứng dậy đảnh lễ Phật rồi nhiễu ngay

          Thân bên hữu hướng Ngài, từ giã.

 

          Trên đường đi, chàng đã gặp vì

              Bàn-Môn Cha-Nút-Sô-Ni           ( Janussoni )

       Đi từ thành Sa-Vát-Thi, chỉnh tề

          Kéo cỗ xe toàn ngựa trắng cái

          Bà-la-môn khi thấy chàng ta

              Từ xa đi lại, hỏi là :

 

 – “ Hiền-giả Pha-Rát-Va-Chà đi đâu 

          Từ đâu lại mặc dù sớm quá ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Tôi mới đi ra

              Từ chỗ Ngài Gô-Ta-Ma ”.

 

 – “ Hiền-giả Pha-Rát-Va-Cha ! Thật thà

          Ngài nghĩ sao về Sa-Môn đó

          Là bậc có trí tuệ sâu dày ? ”. 

 

         – “ Thưa Tôn-giả ! Tôi là ai

       Mà có thể biết được Ngài Sa-Môn

          Về trí tuệ tinh thông, sáng suốt !

          Chỉ có vị nào thuộc như ngài

              Mới có thể biết được ngay

       Trí tuệ sáng suốt của Ngài Sa-Môn ”. 

 

 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 99 :    SUBHA            *    MLH –  439

 

    – “ Hiền-giả thật đã tôn xưng tới

          Sa-Môn với tối thượng tán dương ”.

 

       – “ Tôi là ai mà tán dương

       Kiều Đàm Tôn Giả phi thường Sa-Môn 

          Bậc tối tôn của Thiên Nhân nhỉ ?

          Thưa Tôn-giả ! Các vị Bàn Môn

              Chủ trương năm pháp, bảo tồn

       Tác phước, đắc thiện. Nhưng trong điều này

          Sa-Môn Gô-Ta-Ma nhắc nhủ

          Năm pháp là tư cụ cho tâm,

              Nghĩa là để tu tập dần       

       Trở thành không hận, không sân mọi thì ”.

 

          Ông Cha-Nút-Sô-Ni (1) Phạm Chí

          Nghe vậy, từ vị trí đang ngồi

              Bước xuống cỗ xe này, rồi

       Vai trái liền đắp tức thời thượng y

          Xoay về hướng Toàn Tri Diệu Giác

          Lời cảm hứng tức khắc thốt ra :

 

        – “ Lợi ích thay cho quốc gia

       Là vương quốc Kô-Sa-La thịnh cường !

          Tốt lành cho Quốc vương mẫn thế

          Ba-Tư-Nặc – Pa-Sế-Na-Đi

              Nước Kô-Sa-La trị vì

       Được bậc Chánh Giác nhiều kỳ quang lâm. /-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 99  :  SUBHA  -  SUBHA Sutta  )




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/05/2010(Xem: 9572)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 7877)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 11888)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 9074)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 13690)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 9632)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 34068)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]