Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

70. Kinh Kìtàgiri

19/05/202010:32(Xem: 9700)
70. Kinh Kìtàgiri

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



70. Kinh KÌTÀGIRI
( Kìtàgiri sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời nọ, đấng Vô Thượng Sĩ  (1)
          Du hành ở Ka-Sí (2)  kinh kỳ
        ( Tức thành Ba-Rá-Na-Si,
       Hay Ba-La-Nại, một thì đông dân )
 Cùng Chúng Tỷ Kheo Tăng an trú.
          Tại đây, đức Điều Ngự (1) dạy rằng :
 
        – “ Như vầy, này Tỷ Kheo Tăng !
       Như Lai (3) từ bỏ việc ăn ban chiều
          Bỏ ăn đêm. Do điều như vậy
          Ta cảm thấy ít bệnh, nhẹ nhàng,
           Có sức lực và trú an.
       Này Tăng Chúng ! Hãy sẵn sàng từ ly                 
          Việc ăn đêm, ăn phi-thời-thực,
          Sẽ lập tức ít bệnh, khinh an,
    ______________________________
 
  (1) : Một trong mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật :
      Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay
     Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh
     Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro
    (Vô Thượng Sĩ ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu),
     Satthàdevamanussànam (Thiên Nhân Sư), Buddha  (Phật-Đà),
     Bhagavà (Thế Tôn) .
(2) : Kasi  tức là Vàrànasì , còn gọi Benares hay Banaras –Ba-La-  
      Nại , thuộc Bang Ultar Pradesh Ấn Độ, Nơi có thánh địa  của 
      Phật-giáo là Vườn Lộc Uyển ( Sarnath ) nơi Đức Phật chuyển 
     Pháp Luân  ( thuyết bài Pháp đầu tiên : Tứ Diệu Đế ).
  (3) : Tathàgata  – Như Lai . Chiết tự của Tathàgata : Tathà +
       àgata ; có thể được hiểu là :”Người đã đến như thế”. Là  từ
      tự xưng của Đức Phật một cách khiêm tốn .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  454
 
              Có sức khỏe và trú an ”.
 
 – “ Thưa vâng, bạch Phật, bậc toàn Trí Bi ! ”.
 
   Các Tỷ Kheo tức thì vâng đáp.
          Rồi Đại Giác tiếp tục du hành
              Đến một thị trấn an lành
       Ki-Ta-Gí-Rí, thuộc thành Ka-Si.
 
          Lúc ấy, Át-Sa-Chi Phích-Khú  (1)
          Cùng Pu-Náp-Bá-Sú-Ka (2), thì
              Đang ở Ki-Ta-Gí-Ri (3).
       Số đông Phích-Khú liền đi đến liền
          Chỗ hai vị có tên vừa kể
          Bảo : “ Chư Hiền ! Thiện Thệ Phật Đà
              Ngài vừa mới tuyên bố ra :
     ‘ Không phi-thời-thực cùng là ăn đêm.
          Thực hành vậy, có thêm sức lực
  Và quả thực ít bệnh, khinh an’.
              Điều đó lợi ích rõ ràng,
       Chư Hiền thực hiện, sẽ mang lợi nhiều ”.
 
          Vị Tỷ Kheo Át-Sa-Chí đáp
          Thay Pu-Náp-Bá-Sú-Ka, rằng :
 
        – “ Chư Hiền ! Chúng tôi thường ăn 
       Ban đêm, buổi sáng và ăn phi thời.
          Do ăn vậy, chúng tôi cảm thấy
          Có sức khỏe mà lại khinh an,
         Ít bệnh hoạn và trú an.
       Sao chúng tôi lại bất toàn tương lai,
          Mà bỏ ngay việc làm hiện tại ?
    _____________________________
 
  (1) : Assaji  Bhikkhu : Tỷ Kheo Assaji .  
 (2) : Punabbasuka .    (3) : Thị trấn  Kìtàgiri  của xứ Kasi .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  455
 
       ( Chúng tôi không muốn cãi vả nhiều,
              Nhưng chúng tôi vẫn giữ điều     
       Ăn phi-thời-thực, sáng, chiều, ăn đêm ”.
 
          Vì các Tỷ Kheo trên không thể  
          Làm hai vị đã kể, đó là :
              Tỷ Kheo Át-Sa-Chí, và
       Sư Pu-Náp-Bá-Su-Ka  chuyển dời,
          Nên các vị đến nơi Đức Phật,
          Đảnh lễ Phật, ngồi xuống một bên,
              Rồi các Tỷ Kheo thưa lên
       Với đức Đại Giác việc trên tỏ tường.
 
          Nghe xong, đấng Pháp Vương liền gọi
          Một Tỷ Kheo và nói như vầy :
 
         – “Ông hãy nhân danh Như Lai  
       Đi ngay đến bảo cả hai vị là
          Tỷ Kheo Pu-Náp-Ba-Sú-Ká
          Và Át-Sá-Chí Tỷ Kheo này
              Là Đạo Sư gọi đến đây ”.
 
 – “ Bạch Phật ! Con sẽ đi ngay tức thì ”.
 
          Lời Phật dạy những gì, nói lại,
          Hai vị ấy lập tức đi qua
              Đến gặp, đảnh lễ Phật Đà,
       Một bên ngồi xuống, tỏ ra nhu hòa.
          Đức Phật Đà hỏi ngay hai vị :
 
     – “Át-Sa-Chí ! Chuyện có thật chăng ?
              Một số đông Tỷ Kheo Tăng
       Đến chỗ ông ở, ân cần nói ra
          Điều mà Ta huấn dụ Tăng Chúng :
         ‘Không thọ dụng bữa ăn phi thời,
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  456
 
              Từ bỏ ăn lúc tối trời.
       Không ăn chiều nữa – thì người khỏe ra,          
   Nhẹ nhàng, trú an và ít bệnh’.
          Nhưng những lời thân mến trình bày
              Của những vị Tỷ Kheo này
       Hai ông từ khước, giữ rày ý riêng,
          Vẫn giữ nguyên ăn chiều, ăn tối,
          Không chấp hành điều giới, phải không ? ”.
 
        – “ Thưa vâng, bạch đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Này hai Phích-Khú ! Các ông có tường
          Pháp Ta thường đinh ninh dạy đó :
         ‘Một cá nhân cảm thọ bất kỳ
              Cảm giác lạc hay khổ chi
       Hoặc bất lạc bất khổ, thì có ngay
          Với người này, các pháp bất thiện
          Được đoạn diệt. Các thiện pháp nào
              Sẽ được sự tăng trưởng mau ? ”.
 
 – “ Thưa không, bạch đấng thanh cao Phật Đà ! ”.
 
    – “ Các Tỷ Kheo ! Trải qua tu tập 
          Có hiểu Ta đề cập mọi thời :     
          *  Ở đây, đối với một người
       Cảm thọ lạc thọ, tức thời tăng nhanh
          Bất thiện pháp chẳng lành như vậy,
   Các thiện pháp ở đấy diệt đi.
 
          *  Còn với người khác hành trì  
       Cảm thọ lạc thọ, tức thì diệt tiêu 
Bất thiện pháp mọi điều lập tức,
          Các thiện pháp thì được tăng gia.
 
          *  Với một người khác trải qua
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  457
 
       Cảm thọ khổ thọ, vậy là tăng nhanh
          Bất thiện pháp chẳng lành các pháp,
  Các thiện pháp thì bị diệt đi.
 
          *  Với một người khác hành trì,
       Cảm thọ khổ thọ, tức thì diệt tiêu
          Bất thiện pháp mọi điều lập tức,
          Các thiện pháp thì được tăng gia.
 
          *  Đối với một người trải qua
       Cảm thọ bất lạc & khổ, đà diệt tiêu
          Các thiện pháp mọi điều lập tức,
          Bất thiện pháp thì được tăng nhanh.
 
          *  Với một người khác thực hành
       Cảm thọ bất lạc & khổ, dành diệt tiêu
Bất thiện pháp mọi điều lập tức,
          Các thiện pháp thì được tăng cao.
 
              Các ông hiểu đó thế nào ? ”.
 
  – “ Bạch Phật ! Đệ tử điều này hiểu thông  ”.
 
    – “ Lành thay ! Này các ông ! Nếu việc   
          Ta không biết, giác, thấy, chứng phần,
              Không liễu giải với trí rằng :
      ‘Cảm thọ lạc thọ với nhân vật nào
          Bất thiện pháp tăng cao, sung mãn,
          Các thiện pháp bị đoạn diệt ngay’.
              Nếu Ta không biết như vầy,
       Mà Ta lại nói điều này khư khư :
         ‘Hãy diệt trừ lạc thọ như vậy’.
Và điều ấy xứng với Ta không ? ”.  
 
        – “ Thưa không, bạch đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Này các Phích-Khú ! Vì trong việc này
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  458
 
          Ta thấy, biết. Ta đây giác, chứng,      
          Liễu giải chúng với trí tuệ rằng :  
            ‘Đối với một người thực hành
       Cảm thọ lạc thọ, thì nhanh khiến là
          Các thiện pháp trải qua tiêu hoại
          Bất thiện pháp tăng mãi, dẫy đầy’.
              Do vậy, Ta đã nói ngay :
    “ Hãy trừ lạc thọ nếu rày xảy ra ”. 
 
          Các Tỷ Kheo ! Nếu Ta không thấy,
          Không giác, chứng, liễu giải rõ ràng
              Với trí tuệ để hiểu rằng :    
      ‘Cảm thọ lạc thọ của nhân vật nào
          Các thiện pháp tăng cao, sung mãn,
          Bất thiện pháp bị đoạn diệt ngay’.
              Có thể nào Ta nói vầy :
      ‘Hãy chứng, trú lạc thọ đây như vầy’,
          Các Tỷ Kheo ! Điều này có xứng
          Đối với Ta, tương ứng hay không ? ”.
 
        – “ Thưa không ! Bạch đức Thế Tôn ! ”.
 
 – “ Này Tỷ Kheo Chúng ! Vì trong việc này 
          Ta thấy, biết. Ta đây giác, chứng,
          Liễu giải chúng với trí tuệ, về
              Cảm thọ lạc thọ cận kề
       Nên Ta mới nói vấn đề nêu trên :
         ‘Hãy chứng và trú yên lạc thọ’.
 
*  *  *
          Cũng thế đó, cảm giác khổ, và   
              Cảm giác bất lạc & khổ ra
       Ta cũng biết, thấy, chứng và giác tri
          Liễu giải với diệu vi trí tuệ
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  459
 
          Rằng : Được kể đối với một người
              Cảm giác khổ thọ chơi vơi,
       Hay bất khổ & lạc, thời có ra
        - Bất thiện pháp tăng gia kinh dị,
Các thiện pháp thì bị diệt tiêu.
           - Hoặc thiện pháp tăng trưởng nhiều
       Các bất thiện pháp bị tiêu diệt liền.
          Các Tỷ Kheo ! Nếu điều như vậy
          Ta không biết, chứng, thấy, giác tri.
              Không liễu giải với trí chi,
       Mà nói : ‘ Hãy chứng, trú khi thọ vào
          Bất khổ & lạc thọ nào như đó,
          Điều ấy có xứng đáng Ta không ? ”.
 
       – “ Thưa không ! Bạch đức Thế Tôn ! ”. 
 
 – “ Này các Phích Khú ! Nhưng trong việc này  
          Ta thấy, biết. Ta đây giác, chứng
          Liễu giải chúng với trí tuệ rằng :
            ‘Đối với một người thực hành
       Cảm thọ khổ thọ cũng nhanh như là
          Khi trải qua bất khổ & lạc thọ :
          Các thiện pháp thì có tăng mau,
    Các bất thiện pháp diệt mau.
       Nên Ta phát biểu trong câu nói là :
         ‘Hãy chứng và trú trong thọ đó,
          Là bất khổ & lạc thọ như ri’.
              Các Tỷ Kheo ! Như Lai thì
       Không nói tất cả những Tỳ Kheo nao
          Có sự việc cần mau thực hiện       
          Nhờ tinh tiến không phóng dật gì,  &
              Không có việc cần thực thi
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  460
 
       Nhờ không phóng dật. Những Tỳ Kheo đây
          Trong hành trình hướng ngay giải thoát 
          Tâm vị ấy an lạc, sáng trong 
              Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong
       Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trái oan
          Cả gánh nặng đã mang, đặt xuống
          Đạt lý tưởng mong muốn hàng đầu
              Tận trừ hữu-kiết-sử mau
       Chánh trí giải thoát, trần lao thoát nàn !
 
          Ta nói rằng : ‘Với hàng Thánh đó
          Không thể có phóng dật dính theo’.
              Ở đây, này các Tỷ Kheo !
       Đối với ‘hữu học’ Tỷ Kheo tịnh lành,
          Tâm chưa được tựu thành, đang hướng
          Về cần cầu vô thượng bình an
              Khỏi các triền ách trái ngang.
       Với những vị ấy, nhờ đang tinh cần
          Không phóng dật, việc cần làm đấy !
 
          Vì sao vậy ? Cho dẫu trong khi 
              Các Tôn giả ấy mọi thì
       Thọ dụng sàng tọa đúng y pháp rồi,
          Thân cận nơi bạn lành các vị,
          Chế ngự kỹ các căn chánh chân,
              Các vị ấy cũng phải cần
       Thượng trí chứng ngộ, nhờ nhân tự mình.
          Trú an bình ngay trong hiện tại,
          Tâm hướng lại vô thượng mục tiêu
              Của Phạm-hạnh, hành sớm chiều.   
       Vì mục đích ấy nên điều xảy ra :
          Các Thiện gia nam tử chân chánh
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  461
 
          Đã xuất gia, Phạm-hạnh thực hành,
              Ly gia, sống không gia đình
       Do vậy, với những tịnh lành Tỷ Kheo
          Vì thấy quả duyên theo của việc
          Không phóng dật. Ta thiệt nói rằng :
             ‘Có sự việc cần thực hành
       Nhờ không phóng dật’, sẵn dành vị đây.
 
          Các Tỷ Kheo ! Có ngay bảy hạng     
          Người sống hướng giải thoát đời này.
              Sao là bảy hạng người đây ?
      ‘Câu phần giải thoát’, như vầy đầu tiên,
         ‘Tuệ giải thoát’, bậc hiền ‘Thân chứng’,
          Bậc ‘Kiến đáo’, và những bậc lành :
              Bậc ‘Tín giải thoát’ tịnh thanh,
      ‘Tùy pháp hành’, ‘Tùy tín hành’ thanh cao.
 
      *  Như thế nào ‘Câu phần giải thoát’ ?           
          Các Tỷ Kheo ! Có các hành nhân
              Sau khi chứng đắc tự thân
       Tịch tịnh giải thoát các phần trải qua
          Vượt khỏi sắc pháp và vô sắc,
          Thấy chân thật với trí tuệ rày,
              Các lậu hoặc của vị này 
       Hoàn toàn được đoạn trừ ngay, như vầy
          Gọi bậc này ‘Câu phần giải thoát’.
          Các Tỷ Kheo ! Với các vị này
              Nhờ không phóng dật đêm ngày
       Không có sự việc cần ngay phải làm.
 
      *  Thế nào là bậc ‘Tuệ giải thoát’ ?
          Các Tỷ Kheo ! Mặt khác, có người
              Sau khi không chứng đắc nơi
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  462
 
       Tịch tịnh giải thoát, các thời trải qua
          Nhưng vượt ra khỏi các sắc pháp  
          Và các vô sắc pháp đồng thời,
              Khi với trí tuệ, thấy rồi
       Đoạn trừ lậu-hoặc ở nơi vị này.
          Lậu-hoặc đoạn trừ ngay như vậy,
        ‘Tuệ giải thoát’ vị ấy thuộc hàng.
              Ta nói vị này hoàn toàn
       Không có sự việc cần làm ở đây,
          Nhờ vị này giữ không phóng dật,
          Không thể thành phóng dật vị này.  
 
         *  Thế nào bậc ‘Thân chứng’ đây ? 
       Các Tỷ Kheo ! Sự việc này rõ phân :   
          Ai sau khi tự thân chứng đạt
          Các tịch tịnh giải thoát an lành,
              Sắc & vô sắc pháp vượt nhanh,
       Thấy với trí tuệ tịnh thanh rõ ràng,   
          Các lậu-hoặc hoàn toàn trừ dứt,
Vị ấy thực ‘Thân chứng’ gọi vầy.
              Đối với các Tỷ Kheo này
       Nhờ không phóng dật. Ta đây nói rằng :
        ‘Có việc cần phải làm nữa đấy !’
 
          Vì sao vậy ? Cho dẫu trong khi         
              Các Tôn giả ấy mọi thì
       Thọ dụng sàng tọa đúng y pháp rồi,
          Thân cận nơi bạn lành các vị,
          Chế ngự kỹ các căn chánh chân,
              Các vị ấy cũng phải cần
       Thượng trí chứng ngộ, nhờ nhân tự mình.
          Trú an bình ngay trong hiện tại,
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  463
 
          Tâm hướng lại vô thượng mục tiêu
  Của Phạm-hạnh, hành sớm chiều.   
       Vì mục đích ấy nên điều xảy ra :
          Các Thiện gia nam tử chân chánh
          Đã xuất gia, Phạm-hạnh thực hành,
              Ly gia, sống không gia đình
       Do vậy, với những tịnh lành Tỷ Kheo
          Vì thấy quả duyên theo của việc
          Không phóng dật. Ta thiệt nói rằng :
             ‘Có sự việc cần thực hành
       Nhờ không phóng dật’, sẵn dành vị đây.
 
          Các Tỷ Kheo ! Ở đây có vị
      *  Bậc ‘Kiến đáo’, nghĩa lý thế nào ?
              Sau khi không chứng đắc vào
       Tịch tịnh giải thoát, mặc dầu gắng qua.
          Nhưng vượt ra khỏi các sắc pháp  
          Và các vô sắc pháp đồng thời,
              Khi với trí tuệ, thấy rồi
 Đoạn trừ lậu-hoặc ở nơi vị này.
          Lậu-hoặc đoạn trừ ngay như vậy,
          Gọi bậc ấy ‘Kiến đáo’ thanh cao.
 
         *  Bậc ‘Tín giải thoát’ là sao ?
       Ở đây, có các vị sau khi hành
          Tự chứng đắc tịnh thanh giải thoát,
          Vượt khỏi các sắc pháp trần lao,
              Các vô sắc pháp vượt mau,
       Thấy với trí tuệ thâm sâu rõ ràng,
          Các lậu-hoặc hoàn toàn trừ mất,
          Đối với Phật, tin tưởng sâu dày
         Đả được xác định ở đây.
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  464
 
  Sanh từ căn để như vầy trú an.
          Các Tỷ Kheo ! Hoàn toàn tịnh lạc 
Gọi bậc ‘Tín giải thoát’ vị này.
 
         *  Thế nào ‘Tùy pháp hành’ đây ?
       Có vị không chứng đắc ngay ngọn ngành
          Các thiện lành tịch tịnh giải thoát,
          Vượt sắc & vô sắc pháp đồng thời,
              Sau khi thấy với trí rồi,
       Nhưng các lậu-hoặc lôi thôi chưa trừ.
          Và các pháp do Như Lai giảng
          Chỉ giới hạn chấp nhận ít thôi,
Vừa với trí tuệ ít oi.
       Dẫu cho vị ấy biết rồi ngũ căn :
          Tín & tấn & niệm & định căn và tuệ,
          Và như thế, vị ấy gọi là
Người ‘Tùy pháp hành’ trải qua.
 
   *  Thế nào ‘Tùy tín hành’ mà nêu đây ? 
          Các Tỷ Kheo ! Ở đây, vị khác
          Tự thân không chứng đạt mối giềng
Tịch tịnh giải thoát, an nhiên.
       Các sắc &vô sắc pháp liền vượt qua,
          Sau khi đã thấy qua trí tuệ,
Các lậu-hoặc chưa thể đoạn trừ.
              Nhưng có lòng tin khư khư 
       Và lòng kính mến với Như Lai nhiều,
          Thời vị này những điều như thể
          Tín & tấn & niệm & định & tuệ có ngay.
 
              Này các Tỷ Kheo ! Vị này
‘Tùy tín hành’ đó. Ta đây nói rằng :
‘Có việc cần phải làm nữa đấy !’
 
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  465
 
          Vì sao vậy ? Cho dẫu trong khi         
              Các Tôn giả ấy mọi thì
       Thọ dụng sàng tọa đúng y pháp rồi,
          Thân cận nơi bạn lành các vị,
          Chế ngự kỹ các căn chánh chân,
              Các vị ấy cũng phải cần
       Thượng trí chứng ngộ, nhờ nhân tự mình.
          Trú an bình ngay trong hiện tại,
          Tâm hướng lại vô thượng mục tiêu
Của Phạm-hạnh, hành sớm chiều.   
       Vì mục đích ấy nên điều xảy ra :
          Các Thiện gia nam tử chân chánh
          Đã xuất gia, Phạm-hạnh thực hành,
              Ly gia, sống không gia đình
       Do vậy, với những tịnh lành Tỷ Kheo
          Vì thấy quả duyên theo của việc
Không phóng dật. Ta thiệt nói rằng :
 ‘Có sự việc cần thực hành
Nhờ không phóng dật’, sẵn dành vị đây.
 
          Các Tỷ Kheo ! Như Lai không bảo     
Trí tuệ hảo lập tức hoàn thành.
              Nhưng trí tuệ được hoàn thành
       Nhờ học, thực tập và hành khoan thư,
Cứ từ từ, từ từ như thế.
 
          Thế nào là trí tuệ hoàn thành 
              Nhờ học, thực tập và hành
       Từ từ, không vội cho nhanh, là gì ?
          Các Tỷ Kheo ! Có vì tín-giả
          Có lòng tin, và đã đến gần
              Vị ấy kính lễ, khởi thân,
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  466
 
       Sau khi kính lễ, ân cần lóng tai,
          Để nghe pháp, rồi nay trì thọ,   
          Tiếp theo đó, vị ấy nghĩ suy
              Ý nghĩa các pháp thọ trì,
       Sau đó chấp thuận pháp tri hành này.
          Sau khi các pháp đây chấp thuận
          Thì ước muốn sanh khởi tức thì,
              Vị ấy nỗ lực mọi thì,
Cân nhắc, tinh tấn. Rồi thì tự thân
          Chứng được phần sự thật tối thượng
          Với trí tuệ định hướng như vầy
              Thể nhập sự thật ấy ngay
Nên vị ấy đã thấy ngay, rõ đều.
 
      –  Nhưng này các Tỷ Kheo ! Có phải
          Nếu không có như vậy lòng tin,
              Không đến gần, chẳng nhiệt tình,
Không hề kính lễ, tự mình không nghe,
          Không thọ trì pháp nghe trước đó,
          Ý nghĩa pháp không có suy tư,
              Thời sẽ có sự kiện như :
       Không chấp thuận pháp, rồi từ việc đây
          Không ước muốn, không rày nỗ lực,
          Không chừng mực cân nhắc, tinh cần.
 
              Này các Tỷ Kheo ! Hiểu chăng ?
       Con đường phi đạo đã dần hiện ra,
          Con đường tà các ông đi mãi,
Thật quá xa, nguy hại cho mình.
              Những kẻ ngu do vô minh
       Đi trệch khỏi Pháp & Luật minh quang này.
 
          Các Tỷ Kheo ! Như vầy nói rõ :
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  467
 
          Sự thuyết trình gồm có bốn phần :
           ( Bốn cú – Cha-Túp-Pa-Đăng )  (1)
       Người trí nhờ có bốn nhân thuyết trình,
          Không lâu, nhờ tuệ minh biết được
Ý nghĩa đó. Nhưng trước hết là
              Ta giảng sự thuyết trình ra,
       Và các ông sẽ nhờ Ta hiểu rành ”. 
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Pháp lành như thế
          Con là ai, có thể biết rành ! ”.  
 
        – “ Các Tỷ Kheo ! Chuyện phát sanh
       Đạo Sư một vị sống dành lợi riêng,
          Quá trọng vọng bạc tiền, tài vật,
          Người thừa tự tài vật, bạc tiền,
              Dính mắc tài vật, bạc tiền
       Thời có sự việc này liền trải qua
          Không xảy ra mua may bán đắt :
 
 ‘Chúng tôi thật làm việc như vầy,
              Do vì chúng tôi như vầy,
Sẽ không làm việc như vầy’, nói ra.
Huống chi là Như Lai, vốn dĩ
          Là một vị luôn sống tịnh yên,
              Không màng tài vật, bạc tiền,
       Cũng không liên hệ lợi riêng, vật tài.
          Các Tỷ Kheo ! Như Lai đơn cử :
          Đối với một đệ tử tin sâu
              Giáo pháp Đạo Sư thanh cao,
       Thể nhập giáo pháp nhiệm mầu thanh tu
          Thì ‘tùy pháp’ – A-Nu-Đam-Má, (2)
     _____________________ 
 
(1) : Catuppadam  – Bốn cú.   (2) : Tùy pháp  – Anudhamma.
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  468
 
          Được khởi lên : “ Giác Giả Phật Đà
              Là bậc Đạo Sư của ta,
Ta thì không biết, Phật Đà toàn tri ”.
          Các Tỷ Kheo ! Một khi đưa tới
          Một đệ tử đến với lòng tin
              Giáo pháp Đạo Sư cao minh,
       Thể nhập giáo pháp nhiệt tình an như
          Thời giáo pháp Đạo Sư hưng thịnh,
          Nhiều sinh lực, nhất định quang huy.
              Các Tỷ Kheo ! Như vậy thì
       Đối với đệ tử tin vì Đạo Sư,
          Tin giáo pháp Đạo Sư chỉ dạy,
          Thể nhập giáo pháp ấy sâu xa,
              Thời ‘tùy pháp’ này xảy ra :
 ‘Dầu chỉ còn có da và xương, gân,
          Dầu thịt, máu trong thân khô thực,
          Mong có tinh-tấn-lực, kiên trì
              Để ta chứng đắc những gì
       Ta chưa chứng đắc, tức thì chứng ngay,
          Nhờ đủ đầy trượng phu kham nhẫn,
          Tinh tấn lẫn cần dõng trượng phu’.
              Những vị đệ tử siêng tu  
       Tin giáo pháp bậc Đạo Sư nhiệm mầu,
          Thể nhập vào giáo pháp lành ấy,
          Thời vị đấy sẽ chứng đắc vào
              Một trong hai quả như sau :
       Chánh Trí ngay hiện tại mau cấp kỳ,
          Hoặc nếu có dư y, chứng quả
          A-Na-Hàm hay quả Bất Hoàn ”. (1)
   ___________________________
 
(1) :  A-Na-Hàm ( Anàgàmi ): Bất Hoàn hay Bất Lai quả .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  469
 
 
              Nghe Phật thuyết giảng rõ ràng,
Chúng Tăng tín thọ lời vàng, hân hoan ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*   *   *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 70  :  KÌTÀGIRI  – KÌTÀGIRI  Sutta  )
 
__________________________________________________
 
 
           “ Ye dhammà hetuppabhavà
             Tesam hetum Tathàgato
             Àha tesan ca yo nirodho
             Evam vàdì Mahà Samano ”.
 
          “ Vạn pháp tùng duyên sinh
             Diệc tùng nhân duyên diệt
             Ngã Phật Đại Sa Môn
             Thường tác như thị thuyết ”.
 
  ‘ Vạn pháp theo nhân duyên sinh ’
‘ Theo nhân duyên diệt’ – đinh ninh điều này.    
   Bậc Đại Sa Môn Như Lai
  Thường dạy như vậy ; chính Thầy của tôi . 
 
 
   * Chú thích xuất xứ bài kệ này :
 
      Bài kệ do Tôn-giả Thánh Tăng A-La-Hán ASAJI  (A-Xà-
    Chí ), vị trẻ tuổi nhất trong năm vị nhóm Kiều-Trần-Như ,
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 70 :  KÌTÀGIRI            *   MLH –  470
 
    bạn đồng tu và cũng là năm Đệ tử đầu tiên của Đức Phật
    đọc lên cho Ngài Xá-Lợi-Phất khi được hỏi trong lúc Tôn
    giả đang thường lệ khất thực tại Thành Vương Xá .
 
       Nguyên thời bấy giờ , Ngài Xá-Lợi-Phất ( Sariputta )
cùng với người bạn thân Mục-Kiền-Liên ( Moggallana )
là hai  thanh niên Bà-La-Môn rất nổi tiếng đương thời vì
sức học uyên thâm, tinh thông Tam Vệ-Đà .Nhưng cả hai
vẫn chưa thỏa mãn với những gì Tam Vệ-Đà  chuyển  tải ,
nên ước hẹn với nhau: Ai tìm được vị Đạo Sư khả kính có
thể giải hết những nghi ngờ trong các học thuyết cổ kim ,
thì phải báo với người kia để cùng qui ngưỡng tu tập .
 
     Khi lần đầu tiên thấy vị Sa-Môn nghiêm tịnh, thần thái
an nhiên tự tại đang thứ đệ khất thực tại Thành Vương-Xá
Ngài Xá-Lợi-Phất bỗng sinh lòng kính mộ, muốn thưa hỏi
về đường lối tu hành của Tôn-giả, nhưng tôn trọng vì Tôn
giả đang khất thực , nên Ngài cung kính đi theo sau . Khi
thấy vật thực đã đủ , Tôn-giả Asaji tìm một gốc cây, ngồi
xuống thọ thực. Sau khi dùng xong, Ngài Xá-Lợi-Phất đã
thi lễ và đặt câu hỏi với Tôn-giả : Ai là Thầy của Ngài,và
vị ấy đã dạy như thế nào ?
 
     Tôn-giả  Asaji  đã đọc lên bài kệ  cô đọng và hàm súc
ấy . Vừa nghe xong, Ngài Xá-Lợi-Phất  vô cùng  hoan hỷ
hoát nhiên đại ngộ . Ngài cáo từ  sau khi  hỏi nơi  trụ xứ
của Đức Phật , rồi vội vàng đi tìm Ngài Mục Kiền Liên ,
đọc lại nguyên văn bài kệ ấy . Ngài  Mục-Kiền-Liên  khi
nghe xong, lập tức đắc Tu-đà-hoàn quả . Cả hai cùng đi
đến Trúc Lâm Tinh-Xá ( Veluvanavihàra ) đảnh lễ  Phật
và cầu xin xuất gia trong Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn.
 
          Sau khi cả hai lần lượt đắc Thánh quả  A-La-Hán ,
ĐứcPhật tuyên bố hai Ngài là Hai Đại Đệ Tử của Phật :
Ngài Xá-Lợi-Phất là Đại Đệ Tử tay mặt -Đệ nhất Trí Tuệ
và Ngài Mục-Kiền-Liên là Đại Đệ Tử tay trái  -  Đệ nhất Thần Thông .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2024(Xem: 3153)
Con cúi đầu đảnh lễ Quán Âm Đại từ đại bi Bồ Tát tâm Thế gian thị hiện muôn hình tướng Độ chúng sanh tầm ứng thanh âm. Biển động sóng dữ thuyền bấp bênh Gió cuồng nộ thổi thuyền lênh đênh Nhớ Phẩm Phổ Môn thường trì tụng Vững tay chèo lái cầu Quán Âm.
09/05/2024(Xem: 3928)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
04/05/2024(Xem: 1768)
Thôi tạm quên đi - chuyện trộm chùa Về đây trà đạo - hưởng hương lùa Việc đời được mất - cơn sóng dạt Thế sự thăng trầm - trái đắng -chua Tỉnh lặng - hồi quang - tâm tĩnh lặng Xôn xao hướng ngoại ý hơn - thua Lợi danh - - nhân quả - ai người tỉnh ?? Được mất - thịnh suy - giấc mộng đùa
04/05/2024(Xem: 2386)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
30/04/2024(Xem: 1812)
Đọc nhiều tác phẩm, rất đồng cảm người đã mượn văn thơ nói hộ giùm thực trạng! Mênh mông biển đời có những con đường chẳng ai muốn đi qua Vì mọi thứ cần có thời gian nhất định để đơm hoa Thực tế chỉ nhận ra khi trải nghiệm thành bại ! Và quy luật cơ bản : không có gì tồn tại mãi mãi.!
30/04/2024(Xem: 2151)
Chiều qua chiều qua mau Lá thu vàng xôn xao Nghe trong niềm thương nhớ Có nỗi sầu đớn đau. Người đi chưa lần về Nên lòng mãi ê chề Quê hương nghìn xa cách Tìm thấy đâu trăng thề.
30/04/2024(Xem: 2805)
Tiểu đình nương nhất trụ Cầu nối nhịp bước lên Viết bao nhiêu cho đủ Ngữ văn đậm ý thiền Bùn sình nuôi ướp lá Hồ sâu, cạn ai hay? Chữ mềm trợt bia đá Bốn mùa pháp đọng, bay... Súng ngoi mình tươi tắn Đón nắng quái mưa hờn Gọi Sen về vui hát Khúc nhạc thiền ngát thơm
26/04/2024(Xem: 2717)
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”. Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).
26/04/2024(Xem: 2641)
Được sự chỉ dạy của TT Thích Nguyên Tạng, Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm chủ biên “trang mạng Phật Giáo online Trang nhà Quảng Đức” khi post PDF “Đạo Nghĩa Vuông Tròn “ do Thầy Thích Viên Thành thực hiện và được nhà xuất bản Hồng Đức phát hành, Phật tử Huệ Hương thật vinh hạnh được xem thật kỹ tác phẩm dầy hơn 380 trang kèm theo những hình ảnh theo từng giai đoạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]