Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

69. Kinh Gulisàni

19/05/202010:32(Xem: 9822)
69. Kinh Gulisàni

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



69. Kinh GULISÀNI
( Gulisàni  sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)
              Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na  (1)
     ( Được dâng cúng bởi Tần-Bà-Sa-La )   
          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Va-Pá  (1)
       ( Chỗ vốn đã nuôi sóc thường kỳ ).
 
              Lúc ấy, Gu-Lí-Sa-Ni  (2)
       Là một Phích-Khú (3) tu trì tại nơi
          Vùng rừng núi, tánh thời lỗ mãng
          Hảnh động dạng thô tháo, lỗi lầm,
    Đến gặp Tăng Chúng Trúc Lâm.
 
       Tại đây, Tôn-giả thâm trầm uy nghi
          Xá-Lợi-Phất – nhân vì vị ấy
          Đã khuyên dạy Tăng Chúng nơi đây :
 
        – “ Chư Hiền ! Vị Tỷ Kheo này
       Sống quen rừng núi, nhưng nay trú cùng
          Với Chúng Tăng – phải dùng pháp kính
          Phải tôn trọng, cung kính tỏ bày
    Với đồng-Phạm-hạnh các ngài.
 
       Nếu Tỷ Kheo nọ sống ngay núi rừng
          Đến giữa Tăng, không từng trọng thị,
          Không cung kính các vị đáng tôn
     ___________________________
 
( ) : Xem chú thích ở Kinh số 58 : Vương Tử Vô Úy , trang 92 .
(2) : Tỷ Kheo tên Gulisàni .
(3) : Bhikkhu  – Tỳ-Khưu hay Tỷ Kheo .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 69 :   GULISÀNI            *   MLH –  448
 
             Thời có người sẽ nói dồn :
    “ Tốt lành gì với vị Tôn-giả này !
          Quen sống ở rừng dày núi thẳm
          Sống một mình với lắm tật riêng,
              Làm theo sở thích, chẳng kiêng
       Chẳng biết cung kính, mối giềng tôn ty
          Với các vì là đồng-phạm-hạnh ”. 
 
          Nếu Tỷ Kheo sống lánh núi rừng,
              Đến giữa Tăng để trú cùng,
       Phải biết cung kính, phục tùng Chúng Tăng.
          Tỷ Kheo hằng sống nơi rừng rú
          Nay đến trú giữa Chúng Tăng, thời
              Phải khéo léo về chỗ ngồi.
       Nghĩ rằng : ‘Ta sẽ không ngồi trái ngang
          Để chiếm chỗ các hàng Thượng Tọa,
          Không chiếm cả chỗ niên-thiếu Tăng’.
 
              Sơn Tăng đến trú giữa Tăng  
       Nếu mà không khéo xử phân chỗ ngồi
          Thì sẽ có những lời chỉ trích :
       “ Chỉ làm theo sở thích của mình,
              Không biết ‘như pháp’ thực hành ”.
       Do vậy, vị sống rừng xanh xa vời
          Về chỗ ngồi phải biết khéo xử
Khi đến trú giữa Chúng Tăng đây.
 
              Chư Hiền ! Vị sơn tăng này
       Đến trú giữa Chúng Tăng đầy Luật nghiêm :
      –  Không nên tìm vào làng sớm quá,
       Và trở về khi đã xế trưa.
          –  Không biết gia chủ ăn chưa
       Không nên đến lúc họ vừa mới ăn,
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 69 :   GULISÀNI            *   MLH –  449
 
   Hay trước lúc bữa ăn của họ,
          Vì sẽ có chỉ trích không chừng :
             ‘Vị này quen sống núi rừng,
       Thời giờ phí phạm, không ngừng đi rong’. 
 
          Vị Tỷ Kheo sống nơi rừng rú
          Nay đến trú giữa Chúng Tăng, thời :
          –  Không nói tạp nhạp, nhiều lời.
 
   –  Là người thiện-hữu, là người dễ nghe
        ( Người dễ bảo và nghe lời thiện,
          Sống hòa hợp, thuộc diện bạn lành )
 
         –  Cần phải thủ hộ các căn,
 
   –  Tiết độ trong sự uống ăn của mình,
 
      –  Cần giữ gìn, chú tâm cảnh giác.
 
      –  Phải tinh tấn, không nhác lười thây,
 
         –  Chánh niệm tỉnh giác đêm ngày,
 
   –  Phải có Thiền định sâu dày công phu.
 
      –  Phải siêng tu, phải có trí tuệ.
      –  Pháp thực tế A-Phí-Đam-Ma  (1)
          ( Thắng Pháp Vi Diệu cũng là )
       Cùng A-Phi-Ví-Na-Da (2) hai điều,
          Là Thắng Luật - Phải đều thực tập.
     Để nếu gặp ai hỏi, trả lời.
 
          –  Tịch tịnh giải thoát pháp, thời
       Cần phải thực tập. Vượt rời khỏi xa
    Sắc pháp và các vô sắc pháp.
    Nếu ai hỏi sẽ đáp từng phần. 
    _________________________
 
  ( ) : Abhidhamma  – Vi Diệu Pháp hay Thắng Pháp . 
  (2) : Abhivinaya  – Thắng Luật  .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 69 :   GULISÀNI            *   MLH –  450
 
          –  Phải thực tập các pháp cần
       Tịch tịnh giải thoát chánh chân, đó là
          Sanh-Ta-Vi-Mô-Kha (1) thiện pháp,
          Vượt Sắc & Vô-sắc-pháp các phần.
 
          –  Thực tập các pháp thượng nhân.
 
       Chư Hiền ! Phích-Khú cô thân độc hành,
          Sống tu hành núi non, rừng rú
          Đã đến trú giữa Chúng Tăng vầy,
              Khi được hỏi những pháp này
       Nếu không đáp được, có ngay phê bình :
       “ Tỷ Kheo này một mình đã sống 
          Chốn núi rừng, hành động buông lơi,
              Lại nói tạp nhạp, nhiều lời
       Là người ác-hữu, là người khó nghe,
          Cũng không hề các căn thủ hộ,
          Không tiết độ trong sự uống ăn,
              Chú tâm tỉnh giác không hằng,
       Không có tinh tấn, bản thân biếng lười,
          Không chánh niệm, không thời Thiền định,
          Không trí tuệ, tịch tịnh cũng xa.
              Thắng Pháp – A-Phí-Đam-Ma
       Và Thắng Luật, không trải qua thực hành.
          Giải thoát pháp an lành tịch tịnh (1)
          Vượt khỏi chính Sắc-pháp, cùng là
       Các vô-sắc-pháp lánh xa,
       Các thượng-nhân-pháp phải qua thực hành ”.
 
          Nghe Tôn-giả đành rành giảng giải,  
          Vị Tôn-giả Mốc-Gá-La-Na
     _______________________________
 
  (1) : Santavimokha – Pháp tịch tịnh giải thoát .
Trung Bộ  (Tập 2 )   Kinh 69 :   GULISÀNI            *   MLH –  451
 
              Hỏi ngài Sa-Ri-Pút-Ta :
 
 – “ Hiền-giả ! Các pháp vừa qua trình bày
          Cần phải chấp trì ngay, thực hiện
          Chỉ phương tiện cho các Tỷ Kheo
              Sống ở rừng núi đèo heo,
       Hay cho tất cả Tỷ Kheo sống gần
          Các thôn làng hay gần thành thị ? ”.
 
    – “ Này Hiền-giả ! Không chỉ dành riêng
              Các vị ở núi, lâm tuyền
       Cần chấp trì, thực tập chuyên chú đều,
          Mà cho cả Tỷ Kheo các vị
          Gần thôn làng, thành thị hành trì ”.
 
              Duyên do Gu-Lí-Sa-Ni   
       Ngài Xá-Lợi-Phất thuyết vi pháp này ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
 
 
*  
*   *
 
 
( Chấm dứt  Kinh số 69  :  GULISÀNI   – GULISÀNI  Sutta )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2018(Xem: 5969)
1-Hương từ lan mọi nẻo, Nhật tuệ chiếu muôn phương. Thiền sàng Tăng tỉnh toạ, Phật điện trầm lan xông.
14/03/2018(Xem: 6632)
Nhận tin con báo về thăm Hân hoan phấn chấn Cha hăm hở chờ Tháng ngày sao chậm thế cơ ?! Ngỡ con gọi cửa ai ngờ tưởng thôi! Cha con xa cách lâu rồi Bệnh xong vừa khoẻ bồi hồi nhớ nhung Con facetime thấy hình dung Mà mong gặp mặt vui cùng bên Cha
14/03/2018(Xem: 8700)
Quê hương mưa nắng dậm trường Gánh gồng mẹ Việt trên đường nuôi con Bây chừ con đã lớn khôn Bỏ quên bà Mẹ lưng còm vai cong .
13/03/2018(Xem: 11376)
Hoá thân giữa chốn bụi hồng, Thênh thang một cõi, sắc không mùi thiền. Bắc Ninh nuôi hạt ươm niềm, Hạo nhiên đại khí, như nhiên thanh bần.
13/03/2018(Xem: 8420)
Tôi muốn sống ở tuổi đời còn lại Nương con thuyền Bát Nhã vượt bờ mê Bao bão to sóng gió cũng chẳng hề Lòng kham nhẫn không bao giờ lùi bước .
13/03/2018(Xem: 10038)
Bà Marcelle Paponneau và người chồng xưa có một hàng xén ở tỉnh nhỏ Montignac de Lauzun vùng Lot-et-Garonne bên Pháp. Ngoài công việc, bà viết rất nhiều chuyện ngắn và thơ. Năm nay bà đã được 93 tuổi. Sống độc thân từ trên 30 năm, lại bị khiếm thị phải dùng máy phóng to mới đọc được chữ, bà vẫn kiên trì đam mê sáng tác. Năm 2015 bà đã in đến quyển sách thứ 5. Văn thơ bà rất được hâm mộ, và bà đã được tặng tới trên 350 văn bằng và huy chương. Ý tưởng bài thơ dưới đây, với câu chữ giản dị, thật quen thuộc với Phật tử chúng ta. Bài này đã có nhiều bài phóng dịch. Ơ đây, Vi Tâm sẽ theo sát nguyên văn và đã để từng dòng song song nguyên văn và bài dịch để quí vị xem cho vui.
13/03/2018(Xem: 14509)
Cùng là một tảng đá, một nửa làm thành tượng Phật, một nửa làm thành bậc thang. Bậc thang không phục hỏi tượng Phật rằng: - Chúng ta vốn dĩ cùng là đá, tại sao người ta chà đạp tôi, nhưng lại sùng bái người?! Tượng Phật trả lời: - Vì người chỉ chịu 4 nhát dao đã có được hình hài đó, còn ta lại trải qua trăm ngàn ngọn dao đục đẽo, đau đớn muôn vàn. Lúc đó bậc thang im lặng... Cuộc đời con người cũng thế: Chịu được hành hạ, Chịu được cô đơn,Gánh được trách nhiệm, Vác được sứ mệnh, Thì cuộc đời mới có giá trị...
13/03/2018(Xem: 7297)
Già tôi ngắm trong gương Thấy hiển hiện dzô thường Tóc tai đà bạc phết Da nhăn nhúm thê lương!
12/03/2018(Xem: 8963)
LÒNG MẸ "Mẹ thương Con biển hồ lai láng Con thương Mẹ tính tháng tính ngày" Con nằm phơi nắng sân này Mẹ âu yếm với ắp đầy thương yêu Tháng ngày dòng sữa chắt chiu Vuốt ve ru hát, nâng niu sưởi tình Mong con khỏe lớn cho nhanh Vào đời vững chãi, trưởng thành thiện lương
12/03/2018(Xem: 9396)
( Kính thân tặng các Thi Nhân trên trang nhà Quảng Đức qua những vần thơ Xướng-Hoạ ) Chữ nghĩa Xướng lên đẹp bốn bề Kết duyên Hoạ đáp thật tràn trề Sẻ chia nguồn đạo qua trang mạng Hoà hợp cùng nhau chẳng chấp nê .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]