Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

62. Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

19/05/202010:27(Xem: 11720)
62. Đại Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



62. Đại Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA 
( Mahà Ràhulovàda sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ  (1)
          An trú tại Xá-Vệ (2) thành này
Sa-Vát-Thí(2) cũng là đây
       Kỳ Viên Tinh Xá (3) hôm mai tịnh, hòa
          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná  (3)
          Khu vườn do Trưởng giả tên là
              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
Tức Cấp-Cô-Độc, thuần hòa tín gia
          Mua lại từ Kỳ Đà thái tử
          Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn
              Cùng với Tăng đoàn Sa-môn
    _______________________________
 (1) : Hai trong 10 danh hiệu ( Thập Hiệu ) do người đời tôn xưng
         Đức Phật : Thế Tôn ( Bhagavà ) và Thiện Thệ ( Sugato ).
 (2) : Thành Xá Vệ tức Savatthi (Thất-La-Phiệt) một trung tâm văn 
     hóa, thương mại và chính trị quan trọng tại Ấn Độ đương thời .   
(3) : Jetavanavihàra : Kỳ Viên  hay  Kỳ Hoàn Tinh Xá ,do Trưởng  
giả Cấp-Cô-Độc ( Anathapindika – tên thật là Sudatta – Tu-Đạt ) mua lại từ  khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà (Jeta ) gần Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng cho Đức Phật .      Tại đây đức Phật đã nhập hạ nhiều lần và nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết ra .
Vì Trưởng giả Cấp-Cô-Độc đã dùng vàng lót trên mặt đất để mua cho được khu vườn theo lời thách của  Thái Tử  Kỳ Đà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự (chùa trải vàng ). Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả, Thái Tử hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng chúng ,  nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Jetavana Anàthapindikàràma
–  Kỳ Thọ Cấp-Cô-Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc, cây Kỳ Đà ). 
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  358
 
       Có nơi hoằng hóa Pháp môn mọi thì.
 
          Đức Thế Tôn đắp y, mang bát
Vào buổi sáng trời mát, ra đi
              Khất thực tại Sa-Vát-Thi
       Có vị Tôn-giả cùng đi với Ngài
          Tên vị này là Ra-Hu-Lá
          Đi sau lưng Giác Giả Cha Lành
              Đức Phật đưa mắt nhìn quanh
       Bảo Ra-Hu-Lá đang thành kính nghe :
 
    – “ La-Hầu-La ! Nói về Sắc pháp
          Bất cứ loại sắc pháp nào đây
              Quá khứ, hiện tại, vị lai
       Nội, ngoại, thô, tế, liệt hay thắng phần,
          Xa hay gần, tất cả sắc pháp
          Phải như thật quán sát trải qua
Với chánh trí tuệ, rõ là :
      ‘Cái này không phải của ta’, ‘không là
          Thuộc tự ngã của ta’ như vậy,
         ‘Cái này cũng không phải là ta ”.
 
        – “ Kính bạch Thế Tôn Phật Đà !
       Có phải chỉ có Sắc mà thôi không ? ”.
 
    – “ Ra-Hu-La ! Gồm trong ảnh hưởng
          Sắc, thọ, tưởng, hành, thức  cả năm.
              Đều phải quán sát âm thầm
       Với chánh trí tuệ, để ngầm hiểu ngay
          Là : ‘Cái này không là ta’ vậy,
          Cũng ‘không phải tự ngã của ta’,
             ‘Cái này không phải của ta ”.
 
       Rồi Tôn-giả Ra-Hu-La nghĩ vầy :
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  359
 
    – “ Ai có thể hôm nay có dịp
          Được Thế Tôn trực tiếp dạy khuyên
              Với bài giáo giới thâm uyên
       Mà còn có thể an nhiên như thường
          Đi vào làng địa phương khất thực ? ”.
 
          Rồi Tôn-giả lập tức trở về
              Ngồi xuống một gốc cây đề
       Kiết già, lưng thẳng, chẳng hề phân tâm
          Rồi âm thầm giữ an-trú-niệm
Luôn thúc liễm thân tâm an hòa.
 
              Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta
Tức Xá-Lợi-Phất, từ xa thấy là
          Tôn-giả La-Hầu-La tịnh tọa
Dưới gốc cây bóng cả, thiền-na. 
              Thấy vậy, bảo La-Hầu-La :
 
 – “ Ra-Hu-La ! Hãy trải qua tu trì
          Sự tu tập chuyên vì sổ-tức
          Nhập tức xuất tức niệm sâu xa
            ( Niệm hơi thở vô, thở ra )
       Tu tập hơi thở vô & ra như vầy        
          Được lợi ích tràn đầy, kết quả ”.
 
          Ra-Hu-Lá buổi chiều nói trên
              Sau khi Thiện định, đứng lên
       Đến đảnh lễ Phật, một bên liền ngồi
          Yên vị rồi, thầy Ra-Hu-Lá
          Trình Thế Tôn kết quả việc tu
              Về sổ-tức-quán công phu :
 
  –“ Bạch Đại Giác ! Trong phạm trù trải qua
          Niệm hơi thở vô & ra như vậy 
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  360
 
          Được tu tập phần ấy thế nào ?
              Làm cho sung mãn thế nào
       Để được quả lớn, lợi sâu, ích nhiều ? ”.
 
    – “ La-Hầu-La ! Những điều liên thuộc
          Thuộc nội thân và thuộc cá nhân
              Kiên cứng, thô phù thành phần
       Và bị chấp thủ khăng khăng như vầy.
          Vật bất tịnh trong này không ít :
          Tóc, lông, móng, răng, thịt, gân, da,
              Xương, thận, tủy, phổi, ruột già,
       Hoành cách mô, lá lách và tim, gan,
          Ruột non, phân ; rồi sang bao tử,
          Thường đơn cử gọi ‘nội-địa-giới’ ngay.
              Những gì thuộc nội-địa-giới này,
       Cả ngoại-địa-giới đó đây những gì
          Đều thuộc về danh tri ‘địa giới’.
 
          Phải quán sát địa giới như chân
              Với chánh trí tuệ, hiểu rằng :
      ‘Cái này không phải thuộc phần của ta,
          Không là ta, không ta tự ngã’.
          Sau khi đã quán sát uyên nguyên
              Vị ấy sinh yểm ly liền
       Đối với địa giới, tâm nhiên-hậu trừ.
 
          La-Hầu-La ! Còn như thủy giới ? 
          Gồm nội & ngoại-thủy-giới là sao ?   
              Về nội-thủy-giới thế nào ?
     - Cái gì thuộc nước, thuộc vào nội thân,
          Thuộc cá nhân, thuộc phần chất lỏng,
          Bị chấp thủ, tồn đọng trong người :
              Mật, đàm, niêm dịch, mồ hôi,
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  361
 
     Mủ, máu, nước mắt, mỡ, rồi… mỡ da,
          Nước ở khớp xương và nước miếng,
          Nước tiểu tiện… và bất cứ phần
              Thuộc nước, nội thân, cá nhân,
       Nội & ngoại-thủy-giới gọi bằng tên đây
          Hai loại này đều thuộc thủy-giới.  
 
          Ra-Hu-La ! Hỏa giới là sao ?
              Nội & ngoại-hỏa-giới kể vào 
       Vậy nội-hỏa-giới thế nào, tỏ phân ?
          Cái gì thuộc nội thân, thuộc lửa,
          Thuộc tương tựa chất nóng, cá nhân,
              Như gì khiến hâm nóng dần
       Khiến cho hủy hoại, là phần cháy thiêu.
          Cái gì khiến phần nhiều thực phẩm
          Được ăn, uống, nuốt, lẫn nếm, nhai,
              Có thể khéo tiêu hóa ngay
       Hay thuộc chất nóng đêm ngày trong thân,
          Bị chấp thủ, cá nhân thuộc loại,
          Nội hay ngoại-hỏa-giới đều là
              Thuộc về hỏa-giới trong ta.
 
       Còn phong-giới, La-Hầu-La ! Thế nào ?
          Phải kể vào : nội & ngoại-phong-giới.       
          Nội-phong-giới thế nào, tỏ phân ?
              Cái gì thuộc về cá nhân,
       Thuộc gió, tánh động, thuộc phần nội thân,
          Như gió dần thổi lên thổi xuống,
          Gió trong ruột, ngang đốt, khớp xương.
              Hơi thở vô, thở ra thường,
       Và bất cứ vật gì dưởng như trên.
 Được gọi tên là nội-phong-giới.
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  362
 
          Dù nội & ngoại-phong-giới đều là
    Thuộc về phong-giới, nêu ra.
 
       Còn hư-không-giới sao mà trải qua ?
  Có nội và ngoại-hư-không-giới.
          Về nội-hư-không-giới là sao ?
              Khi có khoảng trống chỗ nào
       Thuộc nội thân, tánh thuộc vào hư-không,
          Bị chấp thủ, như trong vòm miệng,
          Hoặc phương diện lỗ mũi, lỗ tai,
              Do được nghe, thở, nuốt, nhai
       Ngang qua chỗ đó, tống ngay xuống dần
     Để ra ngoài. Thành phần như vậy
          Được gọi đấy : giới nội-hư-không.
              Dù giới nội & ngoại-hư-không
       Đều thuộc về loại hư-không-giới này.
 
          Phải quán sát thủy hay hỏa-giới   
          Phong giới, hư-không-giới như chân
              Với chánh trí tuệ, hiểu rằng :
      ‘Cái này không phải thuộc phần của ta,
          Không là ta, không ta tự ngã’.
          Sau khi đã quán sát uyên nguyên
              Vị ấy sinh yểm ly liền
       Với tứ-đại-giới, tâm nhiên-hậu trừ.
 
          La-Hầu-La ! Tịnh cư tu tập 
          Hãy tu tập như Đất, nhẫn kham
              Do tu như Đất thường làm
       Xúc không khả ái & đáng ham thích gì
          Được khởi lên tức thì như vậy,
          Không tồn tại, không nắm giữ tâm. 
              Ví như những kẻ vô tâm
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  363
 
       Những đồ bất tịnh quăng nằm đó đây
          Trên mặt đất, quăng đầy phân uế,
          Đổ nước tiểu bất kể nhớp dơ,
      Đổ mủ, máu, nước miếng dơ…
       Tuy vậy đất chẳng bao giờ lo âu      
          Không hờn giận, không dao động, gớm…
          La-Hầu-La ! Phải sớm thực hành
              Hãy tu tập như Đất lành
       Do tu tập vậy, ngọn ngành khởi thông
          Xúc khả ái, xúc không khả ái
          Không tồn tại, không nắm giữ tâm.
 
              Ra-Hu-La ! Hãy tinh cần 
       Tu tập như Nước, thật đằm thắm thay !
          Như trong nước hằng ngày dùng rửa
          Cả đồ sạch lẫn rửa đồ dơ,
              Rửa phân uế, nước tiểu dơ,
       Rửa máu, mủ – không bao giờ kêu ca.
          Ra-Hu-La ! Các xúc khả ái &
          Không khả ái  phát khởi âm thầm
              Không tồn tại, không giữ tâm,
       Tu như Nước, Lửa, Gió, nhằm quán ra :
          Lửa đốt cháy tiêu ma một mạch
          Đồ bất tịnh, đồ sạch bất kỳ
            Phân uế, nước tiểu … những gì
       Mủ, máu, nước miếng… đốt đi tức thì.
          Gió chuyển động thổi đi tất cả
          Mùi thơm, cả mùi thối, tanh, khai,
              Tuy vậy nước, lửa, gió này
       Không hề nhàm chán, không rày lo âu   
          Không hờn giận, không dao động, gớm…
 
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  364
 
          La-Hầu-La ! Phải sớm thực hành
              Tu như Nước, Lửa, Gió lành
       Do tu tập vậy, ngọn ngành khởi thông
          Xúc khả ái, xúc không khả ái
          Không tồn tại, không nắm giữ tâm.
 
              Tu tập như hư-không phần
       Không bị trú lại, dậm chân chỗ nào.
          Tu tập vào hư-không như vậy
          Xúc khả ái, không khả ái nào
              Thảy đều được khởi lên mau,
       Không tồn tại, không dự vào giữ tâm.   
 
           La-Hầu-La ! Phải cần tu tập 
           Sự tu tập về lòng Từ ngay,
               Do tu tập về lòng Từ này
 Tâm sân hận sẽ từ nay diệt trừ.
          Ra-Hu-La ! An như tu tập
          Về tâm Bi, thâm nhập dần dần
    Diệt những gì thuộc hại-tâm.  
       Tu tập về Hỷ, diệt phần không vui.
          Rồi rèn trui tu tập về Xả
          Do tu tập, tất cả hận-tâm
       Sẽ được trừ diệt âm thầm.
       Tu tập bất tịnh, diệt mầm ái tham.
 
          La-Hầu-La ! Phải am tường lẽ 
          Sự cặn kẻ tu tập vô thường,
              Do tu tập về vô thường
Cái gì ngã-mạn có đường diệt đi.
          Hãy tu trì về sổ-tức-quán
          Mỗi giai đoạn thở vô, thở ra,
              Do niệm hơi thở vô & ra              
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  365
 
       Làm cho sung mãn trải qua sớm chiều
          Được quả lớn, được nhiều lợi ích.
          La-Hầu-La ! Lợi ích lớn nào
              Sung mãn, quả lớn ra sao
       Khi ta tu tập thở vào, thở ra ?
      Ra-Hu-La ! Tinh cần Phích-Khú
          Đến khu rừng, đại thụ, nghĩa trang
              Hay ngôi nhà trống bỏ hoang
       Kiết già ngồi thẳng lưng, an trú liền
          Tâm chánh niệm, hoàn toàn tỉnh giác
          Trong giây lát, biết tự thở vào  (1)
              Tỉnh giác thở ra thế nào  (1)
       Cũng đều nhận biết đuôi đầu, tuệ tri.
          Với tuệ tri, biết mình đang thở
          Đang thở vào, đang thở ra đây
              Thở vào ngắn, thở vào dài
       Thở ra ngắn, thở ra dài – lâng lâng.
 
          Tập ‘cảm giác toàn thân’ tôi thở
          Tôi thở vào, tôi thở trở ra
              Vị ấy tập thở vào, ra
     ‘Thân hành an tịnh’ thở ra, thở vào.
          Tôi thở vào, ‘cảm giác hỷ thọ’
    _______________________________
 
*   Kinh Niệm Xứ ( Satipatthàna-sutta ) có 4 đế mục quán niệm :
   -  Quán Thân ( bất tịnh ) hay Niệm Thân ( Kàyànupassanà ) .
   - Quán Thọ ( thị khổ ) hay Niệm Thọ ( Vedanànupassanà ) .
   - Quán Tâm ( vô thường ) hay Niệm Tâm ( Cittànupasanà ) .
   - Quán Pháp ( vô ngã ) hay Niệm Pháp ( Dhammànupassanà ) .
 
    (1) : Niệm hơi thở (Ànàpànasati ) :
- Chứng nghiệm trọn vẹn tiến trình của hơi thở (sabakàyapatisam-
   vedi ) .    –  Làm lắng dịu tiến trình của hơi thở ( passambhayam
   kàyasamkhàram ).
Trung Bộ (T. 2) Đại K. 62 : Giáo Giới RAHULA   *MLH –  366
 
  Tập ‘cảm giác hỷ thọ’, thở ra.
             ‘Cảm giác tâm hành’, thở ra,
      ‘Tâm hành cảm giác’ trải qua thở vào.
          Tôi thở vào, ‘tâm hành an tịnh’,  
          Tôi thở ra, ‘an tịnh tâm hành’.
             ‘Cảm giác về tâm’ an lành
       Tôi tập hơi thở thuần thành vô, ra.
         ‘Tâm hân hoan’, vô & ra tôi thở.
          Tôi tập thở ‘tâm định tỉnh’ mau
        Thở ra, thở vô thật sâu.
       Với ‘tâm giải thoát’, thở vào, thở ra.
         ‘Quán vô thường’, vô & ra tôi thở.
          Tôi tập thở về ‘quán ly tham’
              Thở vô, thở ra tôi làm.
       Rồi ‘quán đoạn diệt’ bao hàm chúng sinh.
          Tôi tự mình tập ‘quán từ bỏ’,
     Quán từ bỏ, thở ra thở vào.
              La-Hầu-La ! Phải hiểu mau :
       Tu tập niệm hơi thở vào, thở ra
          Khiến cho ta sung mãn như vậy
          Có quả lớn, lợi ấy thật nhiều
              Tập niệm hơi thở thật đều
       Thời lúc tối hậu, chứng điều giác tri,
          Không phải không giác tri chứng được
          Phải từng bước quán niệm sâu xa ”.
 
              Nghe Phật giảng, La-Hầu-La 
       Hoan hỷ tín thọ Phật Đà dạy khuyên ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
*   *   *
(  Chấm dứt  Kinh số 62  :   Đại Kinh  GIÁO GIỚI
LA-HẦU-LA  –  MAHÀ RÀHULOVÀDA   Sutta  )
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2018(Xem: 11116)
Vườn xưa vẫn nhớ cuộc đời Ướt mi xa dấu mặt trời thiêng liêng Ôi... xin mặt trời ngủ yên Tự tình khúc tưởng đã quên vô thường Em còn nhớ hay đã quên Rừng xưa đã khép gọi tên bốn mùa Nguyệt ca tình xót xa vừa Đời gọi em biết bao lần ướt mi
02/04/2018(Xem: 8853)
Thơ ca Đạo Pháp diễn bày Ấy người căn lợi thắm ngay lẽ Huyền Hương thơ thi sĩ hữu duyên Chở chuyên Thiền vị phổ truyền thiết tha
01/04/2018(Xem: 15422)
Chánh Pháp, số 77, tháng 4.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ XUÂN ĐẾN VUI GÌ? (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ KHI GIỮA ĐỜI THƯỜNG (thơ Mặc Phương Tử), trang 12 ¨ BẢN TÍNH CON NGƯỜI VỐN VỊ KỶ HAY VỊ THA? (Nguyên Hạnh dịch), trang 13 ¨ THƯ CUNG THỈNH CHỨNG MINH/THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2562 (TK. Thích Pháp Tánh), trang 15 ¨ HOÀI NIỆM HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ THỦ (Quách Tấn), trang 16 ¨ CÔ ĐỘC HÀNH, HOÀI HƯƠNG (thơ Phù Du), trang 18 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG, t.t. (Tuệ Uyển dịch), trang 19 ¨ KHÓC TỐ NHƯ (thơ Diệu Viên), trang 22 ¨ ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU: NI SƯ THÍCH NỮ NHƯ THỦY VIÊN TỊCH (Tổng vụ Ni Bộ), trang 23 ¨ TƯỞNG NIỆM NI TRƯỞNG THÍCH NỮ NHƯ THỦY (TN Như Đức), trang 24 ¨ NHỮNG BÀI HỌC TỪ CÁCH ỨNG XỬ (TN. Như Bảo), trang 26 ¨ MỘT VẦNG TRĂNG (thơ Vĩnh Hảo), trang 27 ¨ VEN. SANGHARAKSHITA (1925 -)
01/04/2018(Xem: 8792)
Tâm nguyện ấp ủ, ước mong trăn trở nhiều năm, nay được tin: Tuyển tập Truyện ngắn "Động cửa thiền" của mình sẽ được in 1.000 bản, sau khi được chư tôn đức tăng cùng mọi người thân quen khắp nơi trợ duyên, hợp lực, nên mừng vui quá mà có thơ thủ thỉ với cuốn sách sắp ra đời! Mơ nhau Mơ sắp thật rồi Ôm trong tình Đạo giữa Đời vô tâm Đã từng ấp ủ lặng câm Đã từng ve vuốt chồi mầm sớm khuya Mơ nhau Ảo mộng hiện về
31/03/2018(Xem: 9238)
Được Thầy tán thán ngợi ca Con đây cảm kính chan hoà niệm ân Vui niềm Đạo con ân cần Hướng về nẽo Thiện xa dần mờ mê
31/03/2018(Xem: 10916)
Sông Bài thơ cực ngắn, chỉ có 7 câu 16 chữ gọi là thơ lồng đèn do hình dáng của bài thơ để đọc vui. Trôi Sông ơi Bao lâu rồi Chỉ một dòng thôi Từ nguồn cội Xa xôi Gọi Dallas 30-3-2018 Khánh Hoàng
31/03/2018(Xem: 8581)
Chất chồng Tuổi Hạc bay về Sự đời đã trãi nhiêu khê lắm rồi! Thì nay buông xã lo thôi Tháng ngày còn lại phản hồi tự tâm
30/03/2018(Xem: 8563)
Vào mùa Hè đỏ lửa 1972, theo lệnh Tổng Động Viên, tác giả đã nhập ngũ thi vào binh chủng Không Quân QLVNCH và đã rời VN ngay tại phi trường TSN cũng là lúc chiến tranh kết thúc ngày 30-4. Quê hương Việt biết bao người nằm xuống Nguyện giữ gìn đất , biển đến ngày nay Kẻ tham tàn (TQ) đừng diệu võ giương oai Trong ngoài Việt luôn một lòng yêu nước .
30/03/2018(Xem: 9525)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
29/03/2018(Xem: 8659)
Phàm phu trạo cử cố ôm thiền... Xóa bỏ men tình sự trợ duyên. Rõ khó bền tu ngày lập nguyện, Càng ngây thuận sửa kiếp xin nguyền. Ba đường giác ngộ không lờ viễn, Sáu nẻo xoay vần mãi lụy điên. Huyễn gởi ghìm tâm cầu hướng thiện, An nhiên tĩnh tại hết mơ huyền. 3/2018 Minh Đạo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]