Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Kinh Tư Sát

19/05/202010:22(Xem: 9499)
47. Kinh Tư Sát

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



47. Kinh TƯ SÁT
( Vimamsaka sutta)
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn an trụ
          Kỳ Viên Tự  – Chê-Tá-Va-Na
              Do Cấp-Cô-Độc tín gia
 A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka  cúng dường.
          Lúc bấy giờ, Pháp Vương liền gọi :
    – “ Các Tỷ Kheo ! Ta nói pháp lành,
              Hãy khéo lắng nghe cho rành ”.
 
       Các Tỷ Kheo ấy tâm thành vâng theo.
 
    – “ Các Tỷ Kheo ! Tỷ Kheo tư sát
          Muốn biết các tập tánh người nào
              Cần tìm hiểu Như Lai mau
       Để ý thức được nông sâu vấn đề
          Chánh Đẳng Giác có hề đạt được,
          Bậc Thế Tôn mực thước hay không  ? ”.
 
        – “ Với chúng con, bạch Thế Tôn !
       Các pháp đều hướng Thế Tôn, bao hàm
          Dựa Thế Tôn để làm căn bản
          Bậc lãnh đạo xứng đáng để nương.
              Lành thay ! Bạch đấng Pháp Vương !
       Mong Ngài thuyết giảng tỏ tường nghĩa đây.
          Sau khi Ngài giảng bày rốt ráo
          Chúng con sẽ y giáo phụng hành ”.
 
        – “ Các Tỷ Kheo ! Thật tốt lành  !
       Hãy khéo tác ý, chí thành nghe đây ”.
 
   Các Tỷ Kheo nơi này vâng đáp.
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT    *MLH  –  138
 
          Thế Tôn liền thuyết pháp như vầy :
 
        – “ Vị Tư sát Tỷ Kheo này
       Muốn rõ tập tánh (1)  ở đây người nào
          Phải tìm hiểu sâu vào Thiện Thệ
          Trên hai loại pháp kể ra đây :
              Các pháp do mắt, do tai,
       Mà được nhận thức, nghĩ ngay như vầy :
 
         ‘Pháp ô nhiễm mắt, tai nhận thức   
          Có hiện khởi ở bậc Như Lai,
              Hay không hiện khởi pháp này ?’
       Sau khi tìm hiểu rõ ngay, vị này       
          Biết như vầy : ‘Những pháp ô nhiễm
          Do mắt, tai là điểm nhận chân
              Những pháp ấy là pháp trần
       Không hiện khởi ờ pháp thân Phật Đà’.
          Muốn thêm qua, vị ấy tìm kiếm :
         ‘Những tạp chất, khi nhiễm khi không,
              Mắt, tai nhận thức tỏ thông
       Có hiện khởi ở Thế Tôn mọi bề ?
          Hay ở Phật không hề hiện khởi ?’.
          Sau khi tìm hiểu với điều đây,
              Vị ấy đã được biết ngay :
      ‘Tạp pháp nhận thức do tai, mắt này
          Những pháp đây không hề hiện khởi
          Ở Như Lai tuyệt đối tịnh thân’.
              Vị ấy tìm hiểu thêm rằng :
      ‘Những pháp thanh tịnh chánh chân hoàn toàn
          Do mắt, tai mọi đàng nhận thức
    _______________________________
 
    (1) : Tập tánh :  Cetapariyayam .
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  139
 
          Pháp ấy thực có hiện khởi ngay
              Hay không hiện khởi ở Ngài ?’
       Sau khi tìm hiểu như vầy, hiểu nhanh :  
         ‘Pháp tịnh thanh hoàn toàn như vậy,
          Mắt, tai ấy nhận thức rõ ngay
              Có hiện khởi ở Như Lai’.
 
       Vị ấy tìm hiểu thêm vầy, nêu ra :
         ‘Vị Tôn-giả này đà thành tựu
          Về hy hữu thiện pháp ra sao ?
              Thời gian ngắn hay dài lâu ?’.
       Sau khi tìm hiểu thì mau hiểu là :
         ‘Vị Tôn-giả này đà thành tựu
          Thiện pháp thật hy hữu, miệt mài
              Trong một thời gian lâu dài’.
 
       Tiếp tục tìm hiểu thêm ngay như vầy :
         ‘Tôn-giả này hữu danh, nhân đó
          Khi có danh, một số hiểm nguy
              Có khởi vị ấy tức thì ?’.
       Này Tỷ Kheo Chúng ! ‘Hiểm nguy như vầy
          Không khởi lên ở ngay vị ấy
          Khi vị ấy chưa được nổi danh
    Chưa có danh tiếng tốt lành.
       Khi Tỷ Kheo ấy có danh tiếng rồi
          Thì đồng thời một số nguy hiểm
          Có thể khởi ở điểm vị này.
             ( Là sự thông thường vẫn bày
       Theo dòng thế sự thày lay hằng ngày )
          Cũng có thể vị này nổi tiếng,
          Về phương diện nguy hiểm ở đây
              Không khởi lên cho vị này’.
 
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  140
 
       Vị ấy tìm hiểu thêm ngay bấy giờ :
         ‘Tôn-giả từ bỏ do không sợ,
          Không từ bỏ vì sợ hãi chăng ?
              Có phải do đoạn diệt phăng,
       Không còn tham ái nên hằng lạc an
          Không thỏa mãn về đàng các dục ?’.
          Tìm hiểu cho đến lúc hiểu ra :
            ‘ Tôn-giả từ bỏ, tránh xa
   Do có vô úy trải qua mọi thì,
    Không phải vì sợ hãi, từ bỏ.
          Diệt tham ái, không có ái tham,
              Do diệt, không có ái tham
       Nên không thỏa mãn dục, ham muốn gì’.
 
          Các Tỷ Kheo ! Nếu vì khả dĩ
          Có những người hỏi vị Tỷ Kheo :
            “ Có dữ kiện gì kèm theo,
       Có những bằng chứng gì nêu rõ ràng
          Mà Tôn-giả lại hằng tuyên bố : 
        ‘Tôn-giả đó không sợ, kiên cường,
              Do diệt tham ái mọi phương
       Vị ấy không có tình trường, ái tham,
          Không thỏa mãn những ham muốn bậy ?”
 
          Được hỏi vậy, vị Tỷ Kheo này  
              Trả lời một cách thẳng ngay :
    “ Vị Tôn-giả ấy sống vầy giữa Tăng,
          Hay là hằng một mình để sống,
          Dầu những vị cùng sống nơi này
              Là thiện hạnh, ác hạnh vầy,
       Giáo giới hội chúng ở đây các vì,
          Hoặc những vị trọng vì tài vật  &
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT    *MLH  –  141
 
 Không nhiễm ô tài vật các ngài,
              Tôn giả không vì việc đây
  Mà khinh bỉ các vị này, dù ai.
          Trước Như Lai, tôi nghe như vậy,
          Trước Phật, tôi như vậy biết tường :
          ‘Ta do không sợ, kiên cường  
       Không phải từ bỏ vì thường sợ chi.
          Do tham ái tức thì đoạn diệt,
          Không tham ái, ta biết phải làm :
              Không thỏa mãn các dục ham ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Bao hàm ở đây 
          Cả Như Lai cũng cần được hỏi :
       “ Các pháp, mọi ô nhiễm do từ
              Mắt, tai nhận thức riêng tư
       Pháp có hiện khởi ở Như Lai liền ?
          Hay ở Ta, an nhiên không khởi ? ”.
          Khi được hỏi, Ta sẽ trả lời :
           “ Các pháp ô nhiễm mọi nơi
       Mắt, tai nhận thức tức thời xảy ra,
Không hiện khởi  ở ta tuyệt đối.     
          Hay đối với những tạp pháp nào
              Mắt, tai nhận thức trước sau
       Cũng không hiện khởi nhằm vào Như Lai ”.
 
          Nếu hỏi những pháp rày thanh tịnh
          Được nhận thức từ chính mắt, tai
              Có hiện khởi ở Như Lai ?
       Hay không hiện khởi như vầy ở Ta ?
          Được hỏi vậy, thì Ta sẽ đáp :
       “ Với những pháp thanh tịnh hoàn toàn
              Mắt, tai nhận thức rõ ràng
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT        *MLH  –  142
 
Pháp ấy hiện khởi sẵn sàng ở Ta.
          Pháp ấy Ta lấy làm đạo lộ
          Làm hành giới, làm chỗ dựa đây,
              Không ai giống Ta như vầy ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Thẳng ngay, tinh cần
          Một đệ tử phải gần Sư Trưởng
          Bậc Đạo Sư cao thượng cận kề
              Có nói như vậy ; để nghe
       Đạo Sư thuyết giảng mọi bề trải qua
          Vấn đề này rồi ra việc khác,
          Vi diệu này đến các pháp siêu,
              Các pháp hắc bạch sớm chiều,
       Cùng các pháp khác về điều tương đương.
          Các Tỷ Kheo ! Rồi nương theo ý
          Tùy theo vị Đạo Sư thuyết ra
              Cho Tỷ Kheo hiểu sâu xa
       Vị Tỷ Kheo ấy trải qua thuận tùy
          Sau khi đã chứng tri pháp ấy
          Đã đạt lấy sự cứu cánh ngay
              Của từng pháp một ở đây
       Khởi lòng tịnh tín bậc Thầy, Đạo Sư :
        ‘Thế Tôn, bậc Đại Từ Chánh Giác,
          Pháp lợi lạc đã được Phật Đà
              Khế cơ khéo thuyết giảng ra,
       Chúng Tăng thật khéo trải qua hành trì’.
 
          Các Tỷ Kheo ! Do vì người khác
          Hỏi Tỷ Kheo ấy các điều nghi :
          “ Tôn-giả có dữ kiện gì ?
       Có những bằng chứng gì mà nói ra :
        ‘Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT     *MLH  –  143
 
          Pháp lợi lạc được khéo minh tri
              Chúng Tăng thật khéo hành trì ?’
       Một cách chân chánh thực thi trả lời :
       “ Này Hiền-giả ! Chính tôi đến tận
          Để nghe pháp của Đấng Thế Tôn
              Ngài đã thuyết giảng pháp môn,
       Những pháp cần phải bảo tồn sâu xa.
          Vấn đề này rồi ra việc khác,
          Vi diệu này đến các pháp siêu,
              Các pháp hắc bạch sớm chiều,
       Cùng các pháp khác về điều tương đương.
 
          Này Hiền-giả ! Rồi nương theo đó
          Pháp Thế Tôn giảng rõ cho tôi,
              Khi chứng tri pháp ấy rồi,
       Tôi đã như vậy làm nơi thuận tùy,
 Đạt cứu cánh từng chi pháp một.
          Tôi khởi ra cùng tột niềm tin
              Đối với Đạo Sư của mình :
      ‘Thế Tôn là bậc siêu minh, từ hòa
          Đấng Phật Đà, Chánh Đẳng Chánh Giác,
          Pháp khéo thuyết quảng bác, huyền vi,
  Chúng Tăng thật khéo hành trì ”.
 
       Này Tỷ Kheo Chúng ! Bất kỳ hôm mai
          Đối với ai lòng tin sâu nặng
          Với Như Lai, vốn sẵn trong lòng
              Căn cứ, an trú ở trong
       Văn tự, dữ kiện, văn phong như vầy,
          Lòng tin này gọi là đầy đủ
          Có dữ kiện, căn cứ ở đây
              Trên chánh kiến vững chắc này
Trung Bộ  (Tập 2)  Kinh 47 :   TƯ SÁT       *MLH  –  144
 
       Không thể bị phá hoại hay hại hoài
          Bởi một ai : Sa-môn, Phạm-chí,
          Ma Vương, Quỷ, Phạm Thiên, các Trời,
              Hay bất cứ ai trên đời
       Vậy là tìm hiểu mọi thời Như Lai,
          Và Như Lai mới được tìm hiểu
          Cách đúng pháp, tiêu biểu như vầy ”.
 
              Thế Tôn thuyết giảng nghiêm oai
       Chúng Tăng hoan hỷ, lời Ngài vững tin ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*
*     *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 47  : TƯ SÁT – 
VÌMAMSAKA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 12934)
Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018, Thơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật Giáo. Mở bất kỳ một kinh nhật tụng nào, dù truyền thốngNam Tông hay Bắc Tông, bạn cũng sẽ thấy thơ. Đôi khi, kinh nhật tụng là thơ, ngay từ dòng đầu tới dòng cuối. Thơ, hiển nhiên là một phương pháp của đạo. Thơ là một dạng ngôn ngữ cô đọng, từ rất xưa đã gắn liền với nhà Phật. Kinh Pháp Cú là thơ. Một phần rất lớn trong Kinh Tiểu Bộ là thơ. Trong nhiều kinh khác, sau khi Đức Phật thuyết giảng, Ngài tóm tắt bằng mấy đoạn thơ.
03/09/2018(Xem: 8211)
Vu lan lại sắp về rồi Lòng con lại nhớ mưa rơi hôm nào Mẹ già tóc bạc gầy hao Nuôi đàn con dại xanh xao tháng ngày
03/09/2018(Xem: 17415)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 8650)
Nhị vị Tôn Sư tóc bạc phơ Phút giây hội ngộ thật không ngờ Nụ cười giải thoát, thanh nghiêm tướng Toả sáng vườn tâm đẹp nét thơ
01/09/2018(Xem: 8429)
Em gái gốc Việt 11 tuổi bị cha dượng sát hại, mẹ bị thương nặng, Một bé gái 11 tuổi đã thiệt mạng và mẹ của em bị thương nặng, sau một vụ nổ súng và đâm dao tại Garden Grove vào sáng thứ Tư. Cha dượng của nạn nhân đã bị cảnh sát bắt. Theo Sở cảnh sát Garden Grove, ông Trần Thiện Tánh, 73 tuổi, cha dượng của cô bé 11 tuổi bị đâm chết, được xác định là nghi can trong án mạng. Cảnh sát được gọi đến khu nhà số 8900 đường Blossom, thành phố Garden Grove, để điều tra một vụ bạo động trong gia đình xảy ra lúc 6:30 sáng.
28/08/2018(Xem: 8271)
Ở trong tịnh xá Kỳ Hoàn Nơi thành Xá Vệ hương ngàn thênh thang Cỏ cây rực rỡ ánh vàng Phật ngồi thuyết pháp cho hàng chư Thiên.
27/08/2018(Xem: 9570)
Thiền Quang Một Cõi Thanh Từ THÍCH HUYỀN LAN Cung kính dâng lên Sư Ông Trúc Lâm mừng Lễ Khánh Tuế 95 tuổi! 1. Chơn Không Pháp Lạc Thất 1968 Một chín sáu tám Hai ngàn mười tám Thời gian một thoáng Năm mươi năm tròn Vũng Tàu năm đó Núi Lớn bừng lên Ánh thiền Chơn Không Biển hát rì rào Mạch nguồn thiền tông Thiền Sư Thanh Từ Ngộ lý chơn không Con đường Phật Tổ Xưa nay không khác Chơn Không từ đó Ánh thiền tỏa sáng Độ chúng Tăng Ni Với tâm đại nguyện Khôi phục nhà thiền Thiền phái Trúc Lâm
21/08/2018(Xem: 11515)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
19/08/2018(Xem: 8885)
1-Mẹ để con vào dạ Nâng niu mười tháng trường Đi, đứng, làm mọi việc... Vun đắp tình yêu thương! 2-Rồi đủ ngày đủ tháng, Con bật khóc chào đời. Tròn ba năm nhủ bộ Mẹ không hề buông lơi! 3-Dỗ dành con giấc ngủ, Tay mẹ bế ẵm bồng, Gian lao mẹ chẳng ngại, Nhọc nhằn nuôi nấng con! 4-Có những đêm thức trắng, Mẹ ôm con vào lòng, Niềm riêng mẹ khép lại, Ôi tình mẹ sắc son!
18/08/2018(Xem: 8957)
Vu Lan mùa của Mẹ Cha, Trọn trong tháng bảy vào ra sót lòng. Tâm con tha thiết nhớ trông, Bóng hình của Mẹ cõi lòng quạnh hiu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]