Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Kinh Trạm Xe

19/05/202008:12(Xem: 9899)
24. Kinh Trạm Xe

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



24. Kinh TRẠM XE

( Rathavinìta sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ, Thế Tôn Giác Giả

          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na  (2)

       Là ngôi Tinh Xá không xa thành trì

          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Va-Pá(3)

          Là nơi mà Phật đã trú thường.

 

              Một số Tỷ Kheo địa phương     

       Sau an cư tại địa phương nơi này

          Liền đến ngay chỗ Phật an trú

Đảnh lễ đấng Điều Ngự hiện tiền

              Xong rồi ngồi xuống một bên.

       Thế Tôn nhìn các vị trên, nói rằng :

    – “ Này các Tỷ Kheo Tăng ! Ta hỏi :

          Ai ở tại địa phương hành trì

              Được Chúng Tỷ Kheo nể vì

       Các đồng-phạm-hạnh đồng thì tán dương :

    __________________________   

(1) : Ràjagaha ( Vương-Xá ) là thủ phủ của vương quốc Magadha

   – Ma-Kiệt-Đà của vua Tần-Bà-Sa-La  và  sau  là vua A-Xà-Thế .

     Nơi đây cũng đã  tổ chức  Đại Hội Kết Tập Tam Tạng  lần đầu

     tiên sau khi Phật Niết-Bàn 3  tháng tại độngSattapanni , dưới

    sự chủ tọa của Ngài Mahà Kassapa (Đại  Ca-Diếp ). Tôn - giả

   Upali trùng  tuyên về Luật Tạng và Tôn-giả Ananda trùng tuyên

   về Kinh Tạng ; do vua A-Xà-Thế ngoại hộ .

(2) : Trúc Lâm  Tinh Xá  – Veluvanavihàra , là ngôi Tinh Xá đầu

   tiên tại Vương Xá do Vua Bimbisara  (Tần-Bà-Sa-La hay Bình

   Sa Vương) dâng khu rừng trúc cho Đức Phật và Chúng Tăng .

(3) : Địa phương tên Kalandakanivapa .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –340

 

        ‘Vịấy thường tự mình thiểu dục

          Và giảng về thiểu dục, hành theo

              Cho tất cả các Tỷ Kheo ?

       Tự mình tri túc, sống nghèo độc cư,

          Giảng tri túc độc cư cho Chúng ?

          Tự mình sống không đụng nhiễm ô

              Giảng giải về không nhiễm ô ?

       Tự mình tinh tấn, giảng vôđiều này ?

          Tự mình nay tựu thành giới hạnh

          Giảng cho Chúng giới hạnh tựu thành ?

              Tự mình Thiền định tựu thành,

       Giảng về Thiền định tựu thành Chúng nghe ?  

          Giảng Chúng về tựu thành trí tuệ

          Do tự mình trí tuệ tựu thành ?

              Tự mình giải-thoát tựu thành

       Giải-thoát tri-kiến tựu thành cao siêu

          Rồi giảng về hai điều giải thoát

          Cho Chúng Tăng hiểu các pháp này ?

              Vị giáo giới, khai thị ngay

       Là vị khích lệ, trình bày, phước gieo

          Làm cho Chúng Tỷ Kheo phấn khởi

          Đồng-phạm-hạnh vui bởi vị này ? ”.

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Chính nơi đây

       Có vị Tôn-giả trí tài, uy nghi           

          Pun-Nha Manh-Ta-Ni-Pút-Tá(1)

        ( Vị Tôn-giả thuyết giảng tài ba

              Mãn-Từ-Tử – Phú-Lâu-Na )

    __________________________   

(1) : Tôn-giả Punna Mantaniputta – Phú-Lâu-Na  Mãn-Từ-Tử

    ( con bà Mãn Từ  – Mantanì  – chữ putta có nghĩa là người

       con trai  ). Ngài làĐại-đệ-tử Phật Thuyết Giáo Đệ Nhất.   

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –341

 

Đã được kính mộ sâu xa, thật lòng        

          Từ Tỷ Kheo Chúng đồng-phạm-hạnh.

          Ngài chân chánh thuyết giảng uy nghiêm

              Về tất cảđiều nói trên

Đã được Thiện Thệ nêu lên vừa rồi ”.

 

          Lúc bấy giờ, đang ngồi cạnh Phật,

          Tôn-giả Xá-Lợi-Phất nghĩ suy :

           “ Hạnh phúc thay ! Có một vì

       Là Pun-Nhá Manh-Ta-Ni-Pút-Tà.

Ôi thật làđiều chơn hạnh phúc !

          Có Tôn-giả thượng túc Pun-Nha !

           ( Là vị biện thuyết tài ba )

       Được đồng-phạm-hạnh rất là tán dương

          Lại được đấng Pháp Vương chấp nhận,

          Nếu may mắn ta sẽ gặp qua

              Vị Tôn-giả tên Pun-Nha

       Tức Manh-Ta-Ní-Pút-Ta , nơi nào

          Thời gian nào, để màđàm luận,

          Chắc sớm muộn ta sẽ gặp mà ! ”.

 

              Trú tại Ra-Chá-Ga-Ha

       Thời gian sau, ý Phật Đà truyền ra :

          Cùng khởi hành đi Sa-Vát-Thí

        ( Tức Xá Vệ ) vị trí không xa

              Tinh Xá Chê-Tá-Va-Na

       Hay Kỳ Viên Tự, tín gia cúng dường.

          Lúc ấy đương phương xa giáo hóa

          Nhưng Tôn-giả Pun-Nhá nghe rằng :

             ‘Phật đã đến Xá Vệ thành

       Kỳ Viên Tinh Xá, Cha Lành trú qua ’.

          Tôn-giả Phú-Lâu-Na thâu dọn

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –342

 

          Các vật dụng để gọn tức thì

              Chỉ mang bình bát, tam y

       Khởi hành đi Sa-Vát-Thi trong ngày.

          Đến Xá Vệ, vào ngay Tinh Xá

          Rồi Tôn-giả đến chỗ Thế Tôn

              Kính thành đảnh lễ Thế Tôn

       Rồi nghe Đai Giác ôn tồn răn khuyên

          Để khích lệ tâm chuyên, phấn khởi

          Hoan hỷ với hoằng-pháp tinh cần   

              Tôn-giả hoan hỷ tin vâng

       Đứng dậy đảnh lễ, hữu thân hướng Ngài  (1)

          Rồi từ tạ, đến ngay trú sở

          Nghỉ trưa ở Anh-Thá-Va-Na  (2).

 

              Một vị Tỷ Kheo biết qua

       Tin Tôn-giả Phú-Lâu-Na sáng này

          Đến Xá Vệ, vào ngay gặp Phật

          Được chính Phật khích lệ thuyết lời.

              Hiện Tôn-giảđi đến nơi

       Anh-Tha-Vá-Ná kịp thời nghỉ trưa.

          Tỷ Kheo ấy đến thưa tất cả

          Với Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta :

           ( Ngài Xá-Lợi-Phất cũng là )

 – “ Thưa ngài Sa-Ri-Pút-Ta ! Sáng này

          Vị mà ngài tán dương mến mộ

          Đến Kỳ Viên, vào chỗ Phật Đà

Đó là Tôn-giả Pun-Nha

       Được Phật khích lệ thuyết ra ân cần

    __________________________   

(1) : Theo phong tục Ấn Độ xưa, khi từ giã bậc đáng kính trọng, 

người ta chắp tay đi quanh vị ấy ba vòng theo hướng tay mặt .

(2) : Khu rừng Andhavana .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –343

 

          Nay Tôn-giả tự thân đi lại

          Nghỉ trưa tại Anh-Thá-Va-Na ”.

 

              Ngài Xá-Lợi-Phất nghe qua

       Vội đem tọa cụ, đi ra hướng rừng

          Rồi ngài đi sau lưng Tôn-giả

          Manh-Ta-Ni-Pút-Tá Pun-Nha

              Cóý quan sát từ xa

    ( Oai nghi tế hạnh cùng là nghiêm thân )

          Thấy đi dần vào sâu trong đấy

          Khu rừng ấy : Anh-Thá-Va-Na

              Ngồi dưới gốc cây an hòa.

       Ngài Xá-Lợi-Phất biết qua nơi này

          Ngài khoan thai thất mình trở lại,

          Buổi chiều ấy, xảĐịnh vừa xong

              Đứng dậy, rảo bước thong dong

       Đến gặp Tôn-giả vốn mong gặp này.

          Sau khi gặp thì ngài chào hỏi

          Theo xã giao rồi nói lên rằng :

        – “ Này Hiền-giả ! Có phải chăng

       Chúng ta phạm-hạnh vẫn hằng thực thi

          Dưới chỉ dạy của vì Thiện Thệ

          Mục đích để Giới thanh tịnh mau ? ”

 

        – “ Hiền-giả ! Không phải vậy đâu ! ”

 – “ Như vậy mục đích Tâm vào tịnh thanh ? ”

    – “ Thưa Hiền-giả ! Ngọn ngành không phải ! ”

    – “ Mục đích lấy Kiến thanh tịnh à ? ”

       – “ Hiền-giả ! Không phải đó mà ! ”

  – “Đoạn-nghi thanh-tịnh chính là mục tiêu ? ”

    – “ Thưa Hiền-giả ! Cũng điều không phải ! ”

    – “Đạo-phi-đạo tri-kiến tịnh-thanh ? ”

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –344

 

       – “ Hiền-giả ! Không phải đó sanh ”

 – “ Hay đạo-tri-kiến tịnh-thanh nhắm vào ? ”

    – “ Thưa Hiền-giả ! Không sao như vậy ! ”

     – “ Mục đích lấy tri-kiến tịnh-thanh ? ”

        – “ Hiền-giả ! Không phải đó sanh ! ”.

 

 – “ Hiền-giả ! Khi được hỏi rành rẽđây

          Có phải sống đủ đầy phạm-hạnh

          Dưới chỉ dạy bậc Thánh Thế Tôn

              Mục đích Giới thanh-tịnh không ?

       Hiền-giảđáp lại là ‘không phải vầy’,

          Khi hỏi ngay về Tâm thanh-tịnh,

          Kiến thanh-tịnh, thanh-tịnh đoạn nghi

Đạo-phi-đạo tri-kiến  ni

Đạo-tri-kiến thanh-tịnh, vì chúng ta

          Sống phạm hạnh, Phật Đà chỉ dạy

          Vì mục đích như vậy hay không ?

              Hiền-giả đều trả lời ‘không’,

       Như vậy, mục đích ngài mong là gì ? ”.

 

    – “ Thưa Hiền-giả ! Chỉ vì mục đích

          Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn này

              Nên sống phạm-hạnh đủ đầy

       Dưới sự chỉ dạy từ ngay Phật Đà ”.    

 

    – “ Hiền-giảà ! Phải Giới tịnh lạc

          Là vô-thủ-trước Bát-niết-bàn ? ”                                            

        – “ Hiền-giả ! Không phải mọi đàng ! ”

 – “ Hiền giả ! Như thế tịnh an Tâm toàn

          Vô-thủ-trước Niết-bàn là vậy ? ”

    – “ Thưa Hiền-giả ! Điều ấy không mang ! ”

        – “ Hay Kiến-thanh-tịnh lạc an  

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –345

 

       Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn chính đây ? ”               

    – “ Thưa Hiền-giả ! Điều này không phải ! ”

    – “ Hay đoan-nghi thanh-tịnh làđàng

              Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn ? ”

 – “ Hiền-giả ! Không phải hoàn toàn, điều ni ! ”

    – “ Hay đạo-phi-đạo tri-kiến, đủ

          Là vô-thủ-trước Bát-niết-bàn ? ”

        – “ Hiền-giả ! Không phải mọi đàng ! ”

 – “ Có phải đạo-tri-kiến vô vàn tịnh-thanh

          Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn đó ? ”

    – “ Thưa Hiền-giả ! Chẳng có như vầy ! ”

        – “ Hay tri-kiến thanh-tịnh này

       Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn làđây ? ”                  

    – “ Thưa Hiền-giả ! Nói ngay : Không phải ! ”

    – “ Có phải cái ngoài các pháp đây

              Vô-thủ-trước Niết-bàn ngay ? ”    

 – “ Hiền-giả ! Cả các pháp này cũng không ! ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Tôi không hiểu tới   

          Khi hỏi : ‘Có phải Giới tịnh an

              Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn ?

       Hiền-giả lại đáp dễ dàng là ‘không’,

          Rồi hỏi trong những điều khác nữa

          Hiền-giả cũng đáp tựa vừa rồi,

              Tất cả chỉ là ‘không’ thôi

Ý nghĩa của nó vậy thời hiểu sao ? ”.

 

    – “ Thưa Hiền-giả ! Khi nào Đức Phật

          Thuyết như thật về Giới tịnh an

              Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn

       Thì Thế Tôn cũng rõ ràng bảo ban :

         ‘Vô-thủ-trước Niết-bàn chẳng khác

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –346

 

          Với hữu-thủ-trước Bát-niết-bàn.

              Tâm, Kiến-thanh-tịnh sẵn sàng

Đoạn-nghi thanh-tịnh… đồng hàng trải sang

          Vô-thủ-trước Niềt-bàn chẳng khác

          Hữu-thủ-trước Bát-niết-bàn này,

Đạo-tri-kiến thanh-tịnh đây

Đạo-phi-đạo tri-kiến đầy tịnh-thanh…

          Đấng Cha Lành tuyên ngôn đầy đủ :

          Là vô-thủ-trước Bát-niết-bàn

              Và hữu-thủ-trước ngang hàng ,

       Nếu Phật tuyên bố dễ dàng cho xong :

         ‘Cái gìở ngoài vòng các pháp

          Là vô-thủ-trước Bát-niết-bàn,

              Phàm phu cũng Bát-niết-bàn

       Vì phàm phu cũng ngoài hàng pháp kia .   

          Thưa Hiền-giả ! Không lìa sự vụ

          Một ví dụ dễ hiểu như vầy

              Một số kẻ tríởđây

       Nhờ ví dụấy, hiểu ngay vấn đề :

 

          Ví như về Ba-Sê-Na-Đí(1)

        ( Ba-Tư-Nặc ) địa vị Quốc vương

              Xứ Kô-Sa-La (1) thịnh cường.

Đang ở Xá Vệ, tinh tường nghe qua :

          Sa-Kê-Ta (2) cóđiều khẩn cấp

          Mà chặng đường thẳng tắp rất xa

              Cần đi ngay Sa-Kê-Ta       

       Để giải quyết gấp, lơ là sẽ nguy.   

          Bảy trạm xe tức thì đặt để

    __________________________   

 (1) : Vua Ba-Tư-Nặc – Pasenadi  – trị vì vương quốc Kosala

(Kiều-Tất-La ).  (2) : Xứ Saketa thuộc vương quốc Kosala .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –347

 

          Giữa Xá Vệ và Sá-Kê-Ta

              Rồi Vua xứ Kô-Sa-La

       Ba-Sê-Na-Đí vội ra khỏi thành

          Lên cỗ xe lao nhanh phía trước

          Trạm thứ nhất đã được dùng ngay.

              Đến được trạm xe thứ hai

       Thay cỗ xe khác, đường dài phóng đi.

          Trạm thứ ba tức thì đến đấy

          Vua thay xe để lại lên đường

              Cỗ xe lại chạy khẩn trương

       Trạm xe thứ bốn an tường tới đây

          Vua đổi ngay cỗ xe thứ bốn

          Để đến chốn trạm xe thứ năm

              Đổi xe ở trạm xe năm

       Cỗ xe nhanh chóng phóng tầm đường xa

          Lại trải qua trạm xe thứ sáu

          Vua lại bảo tiếp tục lên đường

              Đổi cỗ xe mới khẩn trương

       Trạm xe thứ bảy Quốc Vương đến rồi

          Vua tức thời đổi xe ở đấy

          Nhờ trạm xe thứ bảy, tới nhanh

              Sa-Kê-Ta, cửa nội thành.

Đại thần, hoàng tộc, công khanh đứng chờ,

          Hỏi Vua : “ Có phải nhờở đấy

          Do trạm xe thứ bảy này, mà

              Vua đến được Sa-Kê-Ta

       Từ Sa-Vát-Thí đường xa muôn trùng ?

 

          Thưa Hiền-giả ! Nói chung, cụ thể

         Vua Ba-Sế-Na-Đí  trước sau

             Phải trả lời như thế nào

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –348

 

       Gọi làđúng đắn với câu trả lời ? ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Trả lời đúng đắn   

          Đức Vua phải mau mắn trình bày :

             ‘Từ Xá Vệ muốn đến đây

       Phải cấp tốc sử dụng ngay dần dần

          Bảy trạm xe, bảy lần thay đổi

          Bảy cỗ xe ở mỗi trạm này

              Trạm xe Xá Vệ lên ngay

       Đến và đổi ở trạm hai tức thì

          Rồi lại đi trạm ba, trạm bốn

          Đổi cỗ xe trạm bốn một bề

              Trạm năm, trạm sáu thay xe

       Trạm xe thứ bảy gần về đến nơi

          Ta tức thời đổi xe trạm bảy

          Dùng cỗ xe thứ bảy đến đây’.

              Hiền-giả ! Trả lời như vầy

       Mới gọi đúng đắn, Vua này công minh ”.

 

    – “ Thưa Hiền-giả ! Sự tình cũng vậy

          Giới thanh-tịnh, điều ấy hiểu nhanh :

Đạt cho được Tâm tịnh-thanh .

       Với Tâm thanh-tịnh đã thành mục tiêu

Đạt cho được Kiến đều thanh-tịnh.

          Bởi mục đích thanh-tịnh Đoạn-nghi     

              Do Kiến thanh-tịnh tự tri.

Đạo-phi-đạo tri-kiến thì tịnh uy

          Là mục đích Đoạn-nghi thanh-tịnh.

          Rồi hướng Đạo-tri-kiến tịnh-thanh

Đạo-phi-đạo tri-kiến sanh.

Đạt được Tri-kiến tịnh-thanh tức thì.

          Tri-kiến này chỉ vì đểđạt

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –349

 

          Được Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn.

              Ta sống phạm-hạnh lạc an

       Dưới sự chỉ dẫn của hàng Đạo Sư

          Với mục đích từ từ phải đạt

          Được Vô-thủ-trước Bát-niết-bàn ”.

 

              Khi được đáp lại rõ ràng

       Ngài Xá-Lợi-Phất hướng sang vấn đề

          Là hỏi về phương danh vị nọ :

    – “ Này Tôn-giả ! Ngài có tên gì ?

              Đồng-phạm-hạnh gọi là chi ? ”.

 – “ Hiền-giả ! Tên gọi mọi thì : Pun-Nha

          Còn tên Manh-Ta-Ni-Pút-Tá

          Đồng-phạm-hạnh tất cả quen dùng ”.

 

        – “ Thật là hy hữu vô cùng !

       Thật là kỳ diệu, tương phùng Cao Tăng !

          Những câu hỏi thuộc phần sâu kín

Đã được chính Tôn-giả trả lời

              Từng điểm một, rất tuyệt vời

       Xứng danh mô phạm, một đời hoằng dương

Đại-đệ-tử kiên cường ý chí(1)

          Hiểu tường tận giáo lý Phật Đà

    __________________________   

  (1) :  Tôn-giả Phú-Lâu-Na  rất tinh cần và  miệt mài với công tác

    hoằng pháp độ sinh .  Có lần Phật cử các vị Tỷ Kheo đi bố giáo

   nhiều nơi , duy cóđịa phương Du-Na , dân chúng vô cùng hung

   dữ và vôđạo, không vị nào dám nhận. Ngài Phú-Lâu-Na  khẳng 

  khái xin đi . Phật đưa ra nhiều trường hợp  nguy hiểm , kể cả có

  thể thiệt mạng, nhưng ngài vẫn kiên  cường thưa là nếu có chết

  cũng chỉ là để xả bỏ thân tứđại nhiều nghiệp chướng mà thôi . 

  Đức Phật vô cùng tán thán, đồng ý để  Tôn-giảđến hoằng pháp

 tại đấy, và cuối cùng ngài đã thu phục được dân xứ này quay về

với Chánh Pháp .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –350

 

Đó là Tôn-giả Pun-Nha

       Tức Manh-Ta-Ní-Pút-Tà viên thông !

          Hạnh phúc cho các đồng-phạm-hạnh !

          Thật hạnh phúc chân chánh thâm trầm !

              Đồng-phạm-hạnh được viếng thăm

       Hay hân hạnh được tháng năm cận kề.

          Nếu nói về các đồng-phạm-hạnh

          Do tôn kính bậc Thánh thâm sâu  

              Liền đội Tôn-giả lên đầu

       Với cuộn vải trắng lót đầu cho cân

          Để được thăm, được phần thân cận

          Là may mắn, hạnh phúc họ rồi !

              Thật là hạnh phúc cho tôi

       Được cùng đàm luận tay đôi với vì

          Pun-Nha Manh-Ta-Ni-Pút-Tá ”.

 

          Được nói vậy, Tôn-giả Pun-Nha  

              Hỏi ngài Sa-Ri-Pút-Ta :

– “ Xin hỏi Tôn-giả tên là chi đây ?

         Đồng-phạm-hạnh gọi ngài gì vậy ? ”.

   – “ Tôi tên ấy Ú-Pá-Tít-Sa (1)

            Còn tên Sa-Ri-Pút-Ta  (1)

       Các đồng-phạm-hạnh gọi qua tên này ”.

 

    – “ Thật hân hạnh, thật đầy diễm phước !

          Tôi đang được đối diện luận bàn

              Với bậc được xem ngang hàng           

       Cùng đấng Đại Giác, hoàn toàn Trí minh.

          Nếu thực tình biết là Tôn-giả

    __________________________   

(1) : Tôn-giả Xá-Lợi-Phất – Sariputta  ( con bà Sari ), vịĐại-đệ-tử

      của Phật , Trí TuệĐệ Nhất . Tên thật của ngài là Upatissa .

Trung Bộ  (Tập 1)   Kinh 24 :    TRẠM XE         *  MLH  –351

 

          Thì tôi đã không dám lạm bàn.

              Thật là hy hữu vô vàn !

       Thật là kỳ diệu muôn ngàn cho tôi !

          Những câu hỏi vừa rồi sâu kín

Đã được chính Tôn-giả trả lời

              Từng điểm một, rất tuyệt vời      

       Xứng đáng Thánh giả suốt đời hoằng dương

Đại-đệ-tử vô lường Đại Trí

          Hiểu tường tận giáo lý Phật Đà

              Là ngài Sa-Ri-Pút-Ta

     ( Tức Xá-Lợi-Phất ) thật là viên thông        

          Hạnh phúc cho các đồng-phạm-hạnh !

          Thật hạnh phúc chân chánh thâm trầm !

              Đồng-phạm-hạnh được viếng thăm

       Hay hân hạnh được tháng năm cận kề.

          Nếu nói về các đồng-phạm-hạnh

          Do tôn kính bậc Thánh thâm sâu  

              Liền đội Tôn-giả lên đầu

       Với cuộn vải trắng lót đầu cho cân

          Để được thăm, được phần thân cận

          Là may mắn, hạnh phúc họ rồi !

              Thật là hạnh phúc cho tôi

       Lại được thân cận, đồng thời tường tri

          Với Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá ! ”.

 

          Như vậy, hai Tôn-giả trí tài

              Cùng nhau thiện thuyết hòa hài

       Cùng nhau tùy hỷ trình bày của nhau ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

                                *   *   *

( Chấm dứt Kinh số 24 :  TRẠM XE  –  RATHAVINÌTI  Sutta )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2017(Xem: 8113)
Nói cùng các em học sinh sinh viên Tuổi học đường là lứa tuổi Thần tiên Ghế nhà trường mài nhẵn để tiến lên Tà áo trắng nhuộm màu thơm phấn mực Cha mẹ trả biết bao nhiêu khổ cực Cho các em đi học để nên người Vào tương lai trên khắp nẻo trường đời Tạo cuộc sống giữa muôn đường vạn lối
19/10/2017(Xem: 14146)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
14/10/2017(Xem: 6715)
Mộng Làm Phật (thơ) Thích Minh Hội, Sống ngày từng phút vui tươi. Cũng như hoa nở khắp trời yêu thương. Về đêm tâm nguyện nhất thành, Lúc say yên giấc an lành chơn tâm. Mộng sâu Phật cảnh hiện rành. Oai nghi như Phật dần thành mai sau.
13/10/2017(Xem: 7855)
Xa vắng lâu nay trở lại nhà Nhìn lên di ảnh dạ xót xa Quỳ bên mộ mẹ, con thổn thức: Mẹ đã đi rồi, đi thật xa !…
12/10/2017(Xem: 11539)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
12/10/2017(Xem: 7105)
Một Buổi Chiều Nhớ về một buổi chiều đến thăm Ôn Tuệ Sĩ. Sài Gòn chợt nắng gió hiu hiu Tôi đến thăm Ôn một buổi chiều Phố phường khói bụi người qua lại Xe cộ bên đường rộn tiếng kêu.
11/10/2017(Xem: 6976)
Ánh nguyệt lung linh rọi xuống hiên, Thênh thang rảo bước có chi phiền. Già lam huân tập khai tâm lớn, Tứ chúng tròn tu sáng bạn hiền. Niệm chánh soi cùng đâu luẩn quẩn, Lòng an chiếu khắp chẳng chao nghiêng. Như như gốc pháp nguyền qui hướng, Khua rã trầm luân tiến mãn viên.
09/10/2017(Xem: 7554)
(Chị Cả tôi, nhà thơ Thanh Nhung, http://newvietart.com/CONGHUYENTONNUNHATRANG.html, năm nay đã 76 tuổi, vì mắt kém phải tránh ra đường vào lúc tối trời, nên chị đã dành buổi sáng sớm về hầu thăm chúc thọ Mẹ trước các em, các cháu... ) Con về hôn Mẹ sớm mai Dòng trôi năm tháng trải dài yêu thương Chín bảy năm cõi vô thường Mẹ cười vui với tóc sương da mồi Tóc con cũng trắng bạc rồi Nhìn sau ngắm trước cuộc đời chiêm bao Mẹ còn ngàn ánh trăng sao Ấm ru ngâm tiếng ngọt ngào dịu êm Con hôn Mẹ, tỏ nỗi niềm Mênh mang hạnh phúc, bình yên lạ kỳ Hồng hoa hương tỏa nơi này Cùng hương của Mẹ ngát đầy nhân gian Con yêu quý Mẹ vô vàn Một câu chúc thọ đẫm trang giấy lòng Tay cầm tay giữa sắc không Mẹ cười âu yếm Con còn sống vui!
08/10/2017(Xem: 9092)
Ta buông bỏ rong chơi trong cõi tạm Có sá gì một hình bóng mỹ nhân Đêm về nhìn trăng sáng giữa trời trong Xem thế sự như mây ngàn gió bạt.
07/10/2017(Xem: 8389)
Ngày xưa có một bầy nai Nai đầu đàn quả là tài giỏi thay Một ngàn nai họp thành bầy Nhởn nhơ chung sống, vui vầy, rong chơi, Nai đầu đàn có hai trai Nai anh mảnh khảnh, thân người lại cao Mắt tinh anh sáng như sao Bộ lông óng mượt phô màu đỏ hung Trông nai đẹp đẽ vô cùng Có tên Nai Đẹp khắp vùng quanh đây. Nai em lông xám phủ đầy Cũng cao và lại cũng gầy như anh Nhưng kém cỏi, chẳng khôn lanh Có tên Nai Xám quả tình đúng thay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]