Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ: Đường vào biển Pháp

14/04/202015:22(Xem: 7436)
Thơ: Đường vào biển Pháp

Phat thich ca 2b
Đường vào biển Pháp 

Kính bạch Thầy thật rùng mình khi học lại đoạn kinh trong Pháp diệt tận và thấy có nhiều sự trùng hợp cho thế kỷ này và lại ngưỡng mộ vì sao Thầy mỗi sáng lại livestream cho chúng con thọ trì kinh Lăng Nghiêm . Kính xin Thầy cho con trích đoạn trong “Phật Học tinh yếu “ và bài thơ này để cùng bạn hữu thấy được Ân Đức của Thầy Tổ đã đem lời dạy của Phật đến cho hậu thế và công ơn của Tăng thân đã dìu dắt hàng hậu bối chúng con . Kính HH


Đường vào biển pháp qua bao lĩnh vực.
Trước tiên là vững chắc một niềm tin ,
Ngày ngày chuyên cần học luật, luận, kinh .
Rồi chiêm nghiệm thực hành tự mình thân chứng!

 
Nhờ thọ giáo Đại thiện tri thức chỉ hướng
Thấy đến nơi có quả báo , nghiệp duyên .
Ân đức Thầy Tổ chỉ dạy thâm uyên ,
Phước phần nào tìm ra “Phật học tinh yếu”.

 
Từng trang một chỉ bày điều vi diệu .
Thế Tôn siêu việt thuyết giảng mấy nghìn năm ,
Phải đợi đúng thời đúng lúc mới nhập tâm .
Bất tư nghì ... những gì Ngài tiên lượng .

 
Úc Châu cũng tuỳ duyên hoằng pháp cao thượng
Không để Lăng Nghiêm mai một lúc này ,
Theo gương Thầy trì tụng mỗi sớm mai .
Cho Đạo pháp luôn bừng sáng không tắt lửa !
Dù phải chờ Phật Di lặc triệu năm nữa ..

 
Huệ Hương
 
***


phat hoc tinh yeu-ht thien tam


Trích từ “ Phật học tinh yếu"

Soạn giả: HT Thích Thiền Tâm

THIÊN THỨ NHÌ VÀ BA
CHƯƠNG 5 : Từ ĐỨC THÍCH CA đến PHẬT DI LẶC  ( trang 204 - 208)



Trong kinh Pháp Diệt Tận , Đức Phật bảo : “ Về sau, khi pháp của ta sắp diệt nơi cõi ngũ trược này tà đạo nổi lên rất thạnh . Lúc ấy có những quyến thuộc của ma giả làm sa môn để phá rối đạo pháp của Ta . Họ mặc y phục như thế gian, ưa thích áo cà sa năm sắc, ăn thịt sát sanh , uống rượu, tham trước mùi vị , không có từ tâm tương trợ lại sanh ghét lẫn nhau. Bấy giờ có các vị Bồ Tát , Bích Chi, La Hán vì bản nguyện hộ trì Phật Pháp hiện thân làm sa môn, tu hành tinh tấn, đạo hạnh trang nghiêm, được mọi người kính trọng . Các bậc ấy có Đức thuần hậu, từ ái, nhẫn nhục, như hoà, giúp đỡ kẻ già yếu cô cùng hằng đem kinh tượng phụng thờ, đọc tụng...giáo hoá chúng sanh một cách bình đẳng, tu nhiều công đức không nệ tổn mình lợi người.

Khi có những vị sa môn đạo đức như thế, các Tù khưu ma kia ganh ghét phỉ báng, vụ cho những điều xấu, dùng đủ cách lấn áp xua đuổi, hạ nhục khiến cho không được ở yên . Từ đó các Tỳ khưu ác càng lộng hành, không tu đạo hạnh, bỏ chùa chiền điêu tàn hư phế , chỉ lo tích tụ tài sản riêng làm các nghề không hợp pháp để sanh sống... làm tổn hại chúng sanh không có chút từ tâm . Lúc ấy có nhiều kẻ thiếu đạo đức xuất gia làm tăng ni tham nhiễm sống lẫn lộn . Phật pháp suy vi là chính bọn này. Lại có những kẻ trốn pháp vua quan, lẫn vào cửa đạo rồi sanh tâm biếng nhác không học không tu . Đến kỳ tụng giới trong mỗi nửa tháng họ chỉ lơ là găng gượng không chịu chuyên chú lắng nghe. Nếu có thuyết giảng giới luật, họ lược bỏ trước sau không chịu nói ra hết.

Nếu có đọc tụng kinh văn, họ không rành câu chữ, không tìm hỏi bậc cao minh, tự mãn cầu danh, cho mình là phải. Tuy thế, bề ngoài họ cũng ra vẻ đạo đức, thường hay nói phô để hy vọng mọi người cúng dường. Các Tỳ khưu ma này sau khi chết sẽ đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh trải qua nhiều kiếp. Khi đền tội xong, họ thác sanh làm người ở nơi biên địa không có Tam Bảo .

Lúc Phật Pháp sắp diệt người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại người nam phần nhiều kém lòng tin, thường hay giãi đãi khinh mạn, không thích nghe pháp, không tu Phước Huệ , khi thấy hàng sa môn thì rẻ rúng chê bai xem như đất bụi.

Lúc ấy do nghiệp ác của chúng sanh, mưa nắng không điều hoà, ngũ sắc hư hao tàn tạ bịnh dịch lưu hành, người chết vô số .
Thời bấy giờ hàng quan liêu phần nhiều khắc nghiệt tham ô, lớp dân chúng lại nhọc nhằn nghèo khổ , ai nấy chỉ biết ngậm đắng nuốt cay .
Trong thế gian lúc ấy khó tìm được người lượng thiện, còn kẻ ác thì nhiều như cát ở bãi biển, đạo Đức suy đồi , Chư Thiên buồn thương rơi lệ .
Này A Nan ! Lúc đạo pháp ta sắp diệt ngày đêm rút ngắn, con người đoản mệnh, nhiều kẻ mới 40 tuổi trên đầu tóc đã điểm bạc. Về phần người nam, bởi nhiều dâm dật nên hay chết yểu, trái lại người nữ sống lâu hơn . Lúc ấy có nhiều tai nạn nổi lên như giặc cướp, bịnh tật, bão lụt nhân dân không tin hiểu đó là nghiệp báo, hoặc vì đã từng sống quen trong cảnh ấy nên xem như là việc thường .

Bấy giờ nếu có bậc Bồ Tát, Bích Chi, La Hán dùng bi tâm ra giáo hoá, do nghiệp ác của chúng sanh và sức ngoại ma xua đuổi cũng ít ai đến dự pháp hội . Các bậc tu hành chân chính, phần nhiều ẩn cư nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống đạm bạc được Chư Thiên hộ trì.

Khi Nhơn thọ giảm còn 52 tuổi, áo cà sa của hàng sa môn đổi thành sắc trắng, kinh Thủ Lăng Nghiêm và Bát Chu Tam Muội tiêu diệt trước, các kinh khác lần lần diệt sau cho đến không còn văn tự .

Nầy A Nan! Như ngọn đèn dầu trước khi sắp tắt , ánh đèn bỗng bừng sáng lên rồi lu mờ và mất hẳn Đạo pháp ta đến lúc tiêu diệt cũng có tướng trạng như thế.

Từ đó về sau trải qua triệu triệu năm mới có Phật Di Lặc ra đời giáo hoá chúng sanh .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9506)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
05/01/2021(Xem: 7969)
Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng 170 ca khúc phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay, trong số đó đặc biệt là nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” được chào đời vào lúc ông mới 15 tuổi. Riêng nhạc phẩm "Thành phố buồn" thì chắc rất nhiều người đã từng nghe qua nhiều lần trong đời mình đến quen thuộc... Tưởng niệm bậc tài danh của làng tân nhạc Việt Nam, xin mạn phép lắp ghép tên một số nhạc phẩm của ông thành bài “Lục Bát Ngắt Dòng” để thay cho nén tâm hương cầu nguyện hương linh nhạc sĩ được sớm về cõi tịnh an!
03/01/2021(Xem: 8756)
Kính mừng Khánh Tuế lần thứ 77 Sư Thúc Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) Kính dâng Thầy bài thơ Chúc mừng Khánh Tuế của Sư Thúc nhằm ngày 4/1/2021 ( 22-11 âm lịch ) Kính đa tạ Thầy , HH Kính bạch Sư Thúc, Khánh Tuế hai hai một một năm nay rơi vào năm mới, Chúc thọ Ngài kính lễ thật thành tâm Đại dịch hoành hành ngay ngày ra Thất sau ba năm Chưa kịp xưng tán ... tròn đủ năm mươi hạ lạp,
01/01/2021(Xem: 7175)
Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Kính dâng Thầy những gì con được nhìn thấy vào lúc không giờ sáng nay 1/1/2021 .Kính chúc Thầy và đạo tràng ĐGĐQĐ vạn sự như ý trong năm nay HH Đón chúa Xuân 2021 về trong hy vọng, Thành tâm chúc mọi người an lạc từ đây. Nguyện đem công đức tu tập hằng ngày, Trang nghiêm thanh tịnh hồi hướng về pháp giới !
01/01/2021(Xem: 5130)
Có nên quên năm 2020?  Đây là tâm sự của các bạn đồng tuổi bên Mỹ và Canada Nhân dịp đầu năm thăm hỏi nhau Kính được dâng Thầy như một thông tin cần xem để hiểu cộng đồng dân mình nghĩ gì về một năm qua . Kính chúc Thầy một năm mới 2021 được vạn sự như ý ? Kính. HH Đầu năm dương lịch gọi hỏi thăm thân hữu ! Hải ngoại phương xa, nghe tâm sự thảm thê Không nói về tiền bạc ... cảnh phong tỏa ... quá não nề Từ nhà dưỡng lão đến tuổi già đơn độc !
01/01/2021(Xem: 5937)
Thêm một ngày bạc râu tóc nhẩm từng chữ gió vô thường trang sách cũ mỏi gân cốt nghe thiên cổ lạnh buốt xương. . Học vô cùng tâm như nắng soi khắp cõi chiều rất vàng đêm Niết bàn vui tịch lặng ngày Bồ Tát hạnh cưu mang. . Thêm một ngày đi rất mỏi từng bước tâm từng bước thiền ngồi bên sông, xem mây nổi thấy không ta, thấy không thuyền. .
27/12/2020(Xem: 7208)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc, Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau. Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ, Của ông vua từ bỏ ngai vàng. Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng, Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy. Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước, Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì. Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe, Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn. Tại sao thế? Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm. Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi? Nếu ngàn vạn người nghe, Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí, Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.
27/12/2020(Xem: 6583)
Từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành, và cho đến khi đã "đầu bạc răng long" như hôm nay đây, với tôi, ngày "Nô-en", lúc nhỏ anh em chúng tôi thường gọi vậy, không là ngày mừng một đấng Tối Cao Thiêng Liêng sanh hạ dương thế, mà đơn thuần chỉ là "Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn của Ba Me". Vâng, đúng là vậy. Song thân tôi thành hôn vào ngày 25 tháng 12 năm 1940. Tôi vẫn còn nhớ như in những đêm Noel hằng năm ngoài trời lạnh buốt, nhưng bên trong nhà anh chị em chúng tôi sum vầy bên Ba Me thật ấm cúng, quây quần bên những phần quà to nhỏ gói giấy hoa giấy kính sặc sỡ vui mắt, để rồi dự trò chơi "bốc thăm nhận quà", ai cùng có quà nhưng nhiều ít lớn nhỏ khác nhau, hên xui, sau đó còn được Ba phát cho cọc tiền cắc mới cứng keng... Mấy em nhỏ thì bị dụ lên giường ngủ sớm, để sáng mai dậy sớm thấy trên đôi dép của mình có... tiền, tiền của "Ông già Nô-en" mới lén cho hồi nửa khuya. Hihihi...."Ông già Nô-en" đó là Papa kính yêu của chúng tôi chứ ai vô?!
27/12/2020(Xem: 5374)
Thăm Mẹ Những vần thơ con viết và dâng tặng những bà Mẹ trong viện dưỡng lão Con vào thăm Má giữa ngày đông Khẩu trang che mặt chẳng che lòng Đàn chim chíu chít bên khung cửa Ríu rít cười vui mặc gió đông Má biết ngoài kia khắp nơi nơi Thế giới này đây sắp rụng rời Cô Vít năm nay tung hoành quá Ngăn chặn đường đi khắp muôn nơi Người người đối mặt khăn che mặt Chẳng nhận ra nhau nở nụ cười Tết đến rồi đây Má biết không? Năm nay cấm pháo không người tụ Chỉ có cho nhau một tấm lòng Cùng nhau chung sức dâng lời nguyện Thế giới rồi đây khỏi đảo điên Diệt con vi rút qua mùa bệnh Để thấy được nhau nở hoa cười Đời người qua lắm bao năm nhỉ? Người đã đi rồi để tiếng thơm Con nhớ lời thương Thầy con dặn Hãy nói cho nhau được những lời Yêu thương, sầu ghét của lòng tôi Thương yêu sầu ghét của lòng tôi Đừng đợi đi rồi ngồi thương tiếc Non xanh nước biếc đã qua rồi! Má nhìn qua cửa xem chim hót Tuyết cũng rơi rơi thấy ấm lòng Má nhớ ngày xưa khi còn trẻ Con cườ
26/12/2020(Xem: 7026)
Những ngày cuối của năm 2020.! Mong rằng bạn giống như mình đồng ...tâm trạng Chờ đón niềm vui khi năm mới sẽ sang Trọn năm hai không hai không lúc nào....chẳng kinh hoàng! Đại dịch cúm đang biến thể, rắc gieo sợ hãi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]