Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hai Chim Bồ Câu (truyện thơ)

21/12/201912:35(Xem: 7859)
Hai Chim Bồ Câu (truyện thơ)

HAI CHIM BỒ CÂU

 doves

Chim bồ câu trống trên cây

Cùng bồ câu mái sống đây êm đềm

Khi mùa thu đến trong miền

Trái cây chín đỏ thắm trên núi đồi

Đôi chim sát cánh tung trời

Bay đi lượm trái khắp nơi đem về

Chứa đầy một tổ thoả thê.

Vài ngày trời tựa như hè, nóng hanh

Trái cây khô lại, teo nhanh

Trái đầy ắp tổ nay thành ít đi

Xẹp chừng một nửa còn chi

Khiến bồ câu trống tức thì không vui

Trách bồ câu mái ngay thôi:

“Chúng ta lượm trái khắp nơi nhọc nhằn

Cùng nhau lao động khó khăn

Mà nay nàng lại lén ăn một mình

Nhìn trong tổ thấy quả tình

Trái còn phân nửa rành rành, hãy xem.”

Bồ câu mái phân trần liền:

“Em không hề lén ăn riêng bao giờ

Trái cây tự nó teo mà.”

Nhưng chàng chim lại ngù ngờ không tin

Đùng đùng nổi giận quát lên:

“Nếu nàng không lén ăn trên tổ này

Sao vơi đi một nửa đây,

Mất đi phân nửa trái cây rõ ràng.”

Nói xong chim trống phũ phàng

Dùng luôn mỏ nhọn mổ sang tơi bời

Khiến cho chim mái tàn đời

Chết ngay tức khắc thấy thời đớn đau.

Nhưng rồi chỉ ít ngày sau

Cơn mưa tầm tã giăng mau đầy trời

Toả hơi nước lạnh khắp nơi

Trái cây thấm ướt tức thời nở thêm

Nhiều như cũ, đầy y nguyên

Chàng bồ câu lúc đó liền nhận ra

Mình tồi tệ, mình xấu xa

Giết oan chim mái thật là tang thương

Ăn năn, hối hận, đau buồn

Lòng vang tiếng thảm, mắt tuôn giọt sầu

Gọi thầm nàng mái canh thâu:

“Em ơi! Em ở nơi đâu bây giờ!”

*

Người điên đảo, kẻ dại khờ

Lợi danh, dục lạc kể như tham hoài

Không phân đen trắng, đúng sai,

Vô thường cuộc sống muôn đời chẳng tin

Bồn chồn, nông nổi triền miên

Nghĩ suy như vậy tạo nên lỗi lầm

Chuốc bao thất bại bản thân

Rồi vì tội lỗi sa chân vào vòng

Ăn năn đâu kịp mà mong.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa Kinh Bách Dụ)

 

A Dove

     Once upon a time, there were two doves, male and female, which lived together in a nest. They filled their nest with fruit seed that grew up during the fall. Later, the fruit dried and shrank to fill but half of the nest. The male was in a temper and said to the female, "We have been working hard together for the fruit. Now you have eaten it alone. It's half of what it was.

     The female replied, "I haven't eaten it alone. For the fruit has shrunk by itself."

     Incredulous, the male angrily said, "If it has not been you alone who had eaten, how could it grow so much less now?"

Then he pecked the female to death. A few days later, it happened to rain heavily. The fruit got moist and grew to its former size. On seeing it, the male regretfully realized that she really had not eaten and that he had wrongly killed her. He then cried bitterly and called out to her: "Where have you gone?"

     This is also held to be true with the common people. Leading a disorderly life, people indulge in wild pleasures. They think nothing of impermanence when breaking major commandments. It will be too late for them to repent afterwards. It only remains for them to give vent to their sadness with sighs like the stupid dove.

 

(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables” của Tetcheng Liao)

__________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2017(Xem: 8612)
Thầy đi mây trắng nhỏ lệ hồng Từ nay vất vưởng chẳng còn thong dong Thầy đi về chốn Phật Đà Con nay trần thế lệ nhòa khói sương.
08/01/2017(Xem: 6422)
Cuộc sống muôn màu đất nước tôi Người thì bốc vác kẻ bán xôi Ai giàu thì lại giàu thêm nữa Nhìn thấy mà ray rứt cõi lòng .
06/01/2017(Xem: 9481)
Các bài thơ ngắn: Bóng hoàng lan - Bụi nắng buồn vui - Giây phút thảnh thơi- Lắng lòng an nhiên - Mây trắng thong dong - Nhớ Thầy - Phù vân - Sống trong thực tại
05/01/2017(Xem: 12993)
Sao Mai từ góc trời lên Tử sinh đã dứt não phiền đã tan Mười phương thế giới hân hoan Mừng đấng Chánh Giác với ngàn lời ca. Mừng ngày Đức Phật thành đạo (8-12 âm lịch). Đây là hình ảnh rất thiêng liêng và cao quý đối với người Phật tử, vì đây là lúc thái tử Siddhartta Gautama đã tìm ra được đạo lớn sau 49 ngày thiền định miên mật dưới gốc cây Bồ Đề, và nhờ đó Phật giáo đã có mặt và tồn tại suốt 2600 năm qua, mang lại lợi ích cho vô lượng vô số chúng sinh.
05/01/2017(Xem: 8035)
Tinh tấn công phu suốt một đời, Chiều tàn bóng ngã vẫn chơi vơi. Loanh quanh theo lí đường mờ tắc, Buông xả bình tâm đạo sáng ngời.
05/01/2017(Xem: 8600)
Kèn vang trống nỗi tiễn người đi, Từ giã trần gian đã đến thì. Danh vọng một đời tu chẳng được, Tiền tài trọn kiếp thác ra chi? Duyên qua thổn thức tình chia cách,
05/01/2017(Xem: 11568)
Chắc đã thăm di tích đất Thăng Long Thăm Lăng Miếu Lý, Trần, Lê, Nguyễn... Thăm Hồ Gươm bóng mây trời lưu luyến Miếu tướng quân Hưng Đạo thắng quân Nguyên
04/01/2017(Xem: 7895)
Một cô vợ trẻ đẹp kia - Đang lâm bệnh nặng, sắp lìa trần gian - Nói cùng chồng rất nồng nàn: - "Mình ơi! Em thật vô vàn yêu anh
04/01/2017(Xem: 8307)
Đoàn ca kịch nọ nổi danh - Kiếm ăn đi khắp tỉnh thành làng thôn - Diễn tuồng ác quỷ kinh hồn - Tuồng "Quỷ La Sát" luôn luôn hãi hùng
04/01/2017(Xem: 9066)
Gia đình ấm áp thuận hòa vui - Sum họp bên nhau rộn tiếng cười - Chào đón tân niên lòng phấn khởi - Hạnh phúc gia cang, hạnh phúc đời…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]