Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thánh Duyên (thơ)

12/10/201920:28(Xem: 7621)
Chùa Thánh Duyên (thơ)
tam-quan-chua-Thanh-Duyen

Chùa Thánh Duyên


Trường giang thuỷ một màu xanh biên biếc
Tháp Điều Ngự ngự trên đỉnh Thuý Vân
Ngôi Thánh Duyên toạ trong sông ngoài biển
Khắp tứ bề sắc nước rạng như xuân

Chóp núi cao, tần khí thiêng chất ngất
Chim trời reo tán thán Phật vang lừng
Nhìn xa xa cảnh trường đàm sương phủ
Tựa thuyền trôi giữa mây nước mênh mông

Sông biển hợp rạng trùng dương bích ngọc
Rừng cây xanh hồn sắc tứ đế vương
Hồi chuông khuya dần vơi bao tang tóc
Nhịp mõ đều chuyển tải niệm yêu thương

Ngôi cổ tự toát lên năng lượng sống
Từ rừng cây từ nhịp thở thiêng liêng
Mang chất liệu dòng từ bi tuệ giác
Của đoá sen hương vị toả chân thiền.

Tuệ Minh-Thích Phước Toàn
Núi Thuý Vân-Huế, September 13, 2019



Ghi chú:
Chùa Thánh Duyên, ngôi cổ tự toạ lạc trên đỉnh núi Thuý Vân, nhìn xuyên xuống tưởng chừng như nước sông biển được bao quanh bởi cửa Tư Hiền sát bên cạnh, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, do chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, mà sau này người dân trong vùng quen gọi là Chùa Tuý Vân. (Có lẽ họ đọc trại từ Thuý thành Tuý chăng?) Đến thời vua Minh Mạng trùng tu vào năm 1826 & 1836. Vua Thiệu Trị tiếp tục trùng tu năm 1841 và xếp vào hạng thắng cảnh thứ 9 của đất Cố Đô Huế.
https://www.facebook.com/100012829421545/posts/766885460415761?sfns=mo


quoc tu thanh duyen
Quốc tự Thánh Duyên

Thừa Thiên Huế có 4 ngôi chùa được vinh danh là quốc tự đó là Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng và Thánh Duyên. Nếu như 3 ngôi chùa kia đều tọa lạc tại kinh thành Huế thì chùa Thánh Duyên lại tọa lạc tại một nơi khá xa kinh thành: núi Thúy Vân thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc ngày nay.

 

Núi Thúy Vân nằm ở ven cửa biển Tư Hiền, xưa còn có tên gọi là Tư Dung. Đây là một trong hai ngọn núi cuối cùng của dãi cát ven biển chạy từ Bắc vào Nam. Núi Thúy Vân không cao lắm, chỉ cách mặt nước biển và mặt phá Tam Giang chừng hơn 40 m.Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì vào năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần tuần du qua phá Tam Giang và phát hiện ra một thảo am nhỏ. Ông đã cho dựng một ngôi chùa nhỏ trên nền thảo am xưa để làm nơi cầu phúc cho muôn dân. Trải qua bao năm binh hỏa, chùa bị bỏ hoang đến năm Minh Mạng thứ 6 tức là năm 1825 vua qua đây và cho xây dựng lại chùa. Nhưng phải đến năm 1836, vua mới cho xây dựng chùa một cách hoàn chỉnh gồm 1 chùa, 1 gác, 1 tháp. Chùa gọi là Thánh Duyên, gác gọi là Đại Từ, tháp gọi là Điều Ngự. Nhà vua cũng ban 2 câu đối về tên của chùa như sau: “Thánh tức thị Phật, Phật tức thị thánh, hữu thị Thánh, phương khai Phật pháp chi sùng thâm- Duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên, nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”; dịch nghĩa là: “Thánh tức là phật, Phật tức là thánh, bởi có thánh hiền mới khai tỏ Phật pháp thâm sâu- Duyên gốc tại nhân, nhân gốc tạ duyên, hễ có nhân đức mới mở rộng thiện duyên khắp nẻo”.

quoc tu thanh duyen
Tháp Điều Ngự tọa lạc trên đỉnh núi Túy Vân




Ngoài hệ thống kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn, chùa Thánh Duyên còn có 113 cây cổ thụ có tuổi thọ từ 200 - 300 năm như thông, xoài, mù u, mít nài, mít, dầu lai, lim... Thầy trụ trì Thích Minh Chính cho rằng, những cây thông cổ thụ hiên ngang giữa trời như lời thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” cũng chính là biểu tượng của ngôi quốc tự này.

Đường lên chùa chạy giữa những cây thông cổ thụ, rộng khoảng 5m, dài khoảng 50m, có tất cả 38 bậc tam cấp.Cả 3 kiến trúc là chùa, gác và tháp trải qua mấy trăm năm vẫn còn tồn tại và đã được trùng tu. Riêng tháp Điều Ngự, tọa lạc trên đỉnh núi mà từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh phá Tam Giang, cửa biển Tư Hiền và xa xa là Bạch Mã sơn. Mặc dù đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hơn 10 năm nay, nhưng việc hệ thống cây cối, kiến trúc của chùa đang bị xuống cấp hay tình trạng lấn chiếm vành đai quanh chùa của một số người dân vẫn diễn ra là điều đáng quan ngại.

Quốc tự Thánh Duyên trên Thúy Vân sơn là một dấu ấn đậm nét của quá trính mở mang bờ cõi của ông cha xưa. Ngôi chùa này từng là nơi nhiều vị vua triều Nguyễn thành tâm đảnh lễ cầu cho quốc thái dân an. Một di sản về lịch sử văn hóa của dân tộc nằm khuất nẻo và ít người biết đến đang cần được bảo tồn...

Phi Tân 
Giac Ngo Online





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2015(Xem: 10153)
Sống an lạc nghĩa là đang tu tập Bời vì đời quá nhiều chuyện thị phi Nếu không tu bị lôi kéo tức thì Chuyện phải quấy hơn thua tiền danh lợi Rồi vật chất sản xuất nhiều mode mới Hấp dẫn người hưởng thụ thích thời trang Mãi lao lung thay đổi từng đợt hàng Nhiều
16/01/2015(Xem: 10460)
Hãy vui sống tâm từ đầy trí tuệ Biết chánh tà thiện ác khá phân minh Lợi cho người đừng nghĩ đến riêng mình Dẹp bản ngã sẽ hanh thông đường đạo Hãy vui sống dù đời thường điên đảo Đánh mất mình khi nhận giặc làm con Chạy theo ngoài để nội lực hao mòn
15/01/2015(Xem: 9146)
Cám ơn bài chia xẻ Vàng Hãy nên cảm tạ muôn ngàn lời đây "Sưu Tầm" ý nghĩa đủ đầy Như lời Kinh Pháp trời mây vọng vờn
15/01/2015(Xem: 15950)
ôi chỉ là tờ giấy Mà uy lực vô song Trước tôi, người run rẩy Đổi giọng, đổi cả lòng.. Tôi chỉ là tờ giấy Mà khiến đời long đong Ngược xuôi hai dòng chảy Mãi kiếm tìm, chờ trông... Đời đen, tôi tẩy trắng, Trắng- tôi nhuộm thành đen Đường cong tôi bẻ thẳng Lạ biến thành thân quen.
15/01/2015(Xem: 13115)
Sống chết là lẽ Vô thường Ai ai cũng phải trải qua đường này. Ai ơi nhớ niệm Phật ngay, Để được Phật rước về Tây Phương Đàng. Xa lìa kiếp sống khổ nàn, Luân hồi xoay chuyển Ta Bà trầm luân. Niệm Phật, Phật thưởng hồng Ân,
13/01/2015(Xem: 11218)
Hôm Nay Thức dậy sớm, Trời còn phảng phất sương, Hiu hiu làn gió gợn, Nao nao lòng thấy buồn -- Kinh khuya rồi vẫn sớm, Ngoài trời rơi rớt sương - Tâm tư nghe gờn gợn Tâm tư nghe gờn gợn -Bọn dụ đạo ! quậy buồn
10/01/2015(Xem: 13668)
Nếu như cuộc sống mọi điều như ý Thế gian này đâu có kẻ khổ đau Ta với người cũng có điểm giống nhau Hãy thông cảm cho nỗi đau kẻ khác
10/01/2015(Xem: 11092)
Xin như là giọt nước Ngủ trên lá sen mềm Mặt trời lên thức dậy Rong chơi cùng gió êm.
10/01/2015(Xem: 17117)
Chúng tôi cùng được sinh ra từ một người cha, một người mẹ. Chúng tôi cùng được lớn lên trong một căn nhà, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc chỗ này, lúc chỗ kia, nhưng cuộc sống gia đình tương đối êm ấm, thuận hòa. Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy. Vì vậy mà anh chị em ruột thịt chúng tôi thật là đông: đến 7 gái, 7 trai! Bầy con lớn như thổi, thoắt cái mà người chị cả đã trên 70, và cậu em út thì năm nay đúng 50. Anh chị em chúng tôi, mỗi người mỗi ý hướng, mỗi sở thích khác nhau, chọn lấy lối sống của mình theo lý tưởng riêng, hay theo sự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội. Nhiều anh chị em đã đi thật xa, không ở gần ngôi từ đường bên ngoại mà mẹ đang sống với chuỗi ngày cuối đời ở tuổi cửu tuần.
09/01/2015(Xem: 11064)
Ấm áp không phải là khi Ngồi cận kề bên bếp lửa, Mà là lúc ta ngồi giữa Một bầu không khí thương yêu!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]