Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thánh Duyên (thơ)

12/10/201920:28(Xem: 7482)
Chùa Thánh Duyên (thơ)
tam-quan-chua-Thanh-Duyen

Chùa Thánh Duyên


Trường giang thuỷ một màu xanh biên biếc
Tháp Điều Ngự ngự trên đỉnh Thuý Vân
Ngôi Thánh Duyên toạ trong sông ngoài biển
Khắp tứ bề sắc nước rạng như xuân

Chóp núi cao, tần khí thiêng chất ngất
Chim trời reo tán thán Phật vang lừng
Nhìn xa xa cảnh trường đàm sương phủ
Tựa thuyền trôi giữa mây nước mênh mông

Sông biển hợp rạng trùng dương bích ngọc
Rừng cây xanh hồn sắc tứ đế vương
Hồi chuông khuya dần vơi bao tang tóc
Nhịp mõ đều chuyển tải niệm yêu thương

Ngôi cổ tự toát lên năng lượng sống
Từ rừng cây từ nhịp thở thiêng liêng
Mang chất liệu dòng từ bi tuệ giác
Của đoá sen hương vị toả chân thiền.

Tuệ Minh-Thích Phước Toàn
Núi Thuý Vân-Huế, September 13, 2019



Ghi chú:
Chùa Thánh Duyên, ngôi cổ tự toạ lạc trên đỉnh núi Thuý Vân, nhìn xuyên xuống tưởng chừng như nước sông biển được bao quanh bởi cửa Tư Hiền sát bên cạnh, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, do chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, mà sau này người dân trong vùng quen gọi là Chùa Tuý Vân. (Có lẽ họ đọc trại từ Thuý thành Tuý chăng?) Đến thời vua Minh Mạng trùng tu vào năm 1826 & 1836. Vua Thiệu Trị tiếp tục trùng tu năm 1841 và xếp vào hạng thắng cảnh thứ 9 của đất Cố Đô Huế.
https://www.facebook.com/100012829421545/posts/766885460415761?sfns=mo


quoc tu thanh duyen
Quốc tự Thánh Duyên

Thừa Thiên Huế có 4 ngôi chùa được vinh danh là quốc tự đó là Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng và Thánh Duyên. Nếu như 3 ngôi chùa kia đều tọa lạc tại kinh thành Huế thì chùa Thánh Duyên lại tọa lạc tại một nơi khá xa kinh thành: núi Thúy Vân thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc ngày nay.

 

Núi Thúy Vân nằm ở ven cửa biển Tư Hiền, xưa còn có tên gọi là Tư Dung. Đây là một trong hai ngọn núi cuối cùng của dãi cát ven biển chạy từ Bắc vào Nam. Núi Thúy Vân không cao lắm, chỉ cách mặt nước biển và mặt phá Tam Giang chừng hơn 40 m.Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì vào năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần tuần du qua phá Tam Giang và phát hiện ra một thảo am nhỏ. Ông đã cho dựng một ngôi chùa nhỏ trên nền thảo am xưa để làm nơi cầu phúc cho muôn dân. Trải qua bao năm binh hỏa, chùa bị bỏ hoang đến năm Minh Mạng thứ 6 tức là năm 1825 vua qua đây và cho xây dựng lại chùa. Nhưng phải đến năm 1836, vua mới cho xây dựng chùa một cách hoàn chỉnh gồm 1 chùa, 1 gác, 1 tháp. Chùa gọi là Thánh Duyên, gác gọi là Đại Từ, tháp gọi là Điều Ngự. Nhà vua cũng ban 2 câu đối về tên của chùa như sau: “Thánh tức thị Phật, Phật tức thị thánh, hữu thị Thánh, phương khai Phật pháp chi sùng thâm- Duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên, nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”; dịch nghĩa là: “Thánh tức là phật, Phật tức là thánh, bởi có thánh hiền mới khai tỏ Phật pháp thâm sâu- Duyên gốc tại nhân, nhân gốc tạ duyên, hễ có nhân đức mới mở rộng thiện duyên khắp nẻo”.

quoc tu thanh duyen
Tháp Điều Ngự tọa lạc trên đỉnh núi Túy Vân




Ngoài hệ thống kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn, chùa Thánh Duyên còn có 113 cây cổ thụ có tuổi thọ từ 200 - 300 năm như thông, xoài, mù u, mít nài, mít, dầu lai, lim... Thầy trụ trì Thích Minh Chính cho rằng, những cây thông cổ thụ hiên ngang giữa trời như lời thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” cũng chính là biểu tượng của ngôi quốc tự này.

Đường lên chùa chạy giữa những cây thông cổ thụ, rộng khoảng 5m, dài khoảng 50m, có tất cả 38 bậc tam cấp.Cả 3 kiến trúc là chùa, gác và tháp trải qua mấy trăm năm vẫn còn tồn tại và đã được trùng tu. Riêng tháp Điều Ngự, tọa lạc trên đỉnh núi mà từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh phá Tam Giang, cửa biển Tư Hiền và xa xa là Bạch Mã sơn. Mặc dù đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hơn 10 năm nay, nhưng việc hệ thống cây cối, kiến trúc của chùa đang bị xuống cấp hay tình trạng lấn chiếm vành đai quanh chùa của một số người dân vẫn diễn ra là điều đáng quan ngại.

Quốc tự Thánh Duyên trên Thúy Vân sơn là một dấu ấn đậm nét của quá trính mở mang bờ cõi của ông cha xưa. Ngôi chùa này từng là nơi nhiều vị vua triều Nguyễn thành tâm đảnh lễ cầu cho quốc thái dân an. Một di sản về lịch sử văn hóa của dân tộc nằm khuất nẻo và ít người biết đến đang cần được bảo tồn...

Phi Tân 
Giac Ngo Online





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 1637)
Cuối xuân, Phật Việt gặp “tai bay” Quay quắt lòng buông tiếng thở dài Cám cảnh tình nhà đau nỗi đạo Xót xa quê mẹ lệ bi ai. Thương quá Việt Nam đất nước tôi Bốn nghìn năm văn hiến tinh khôi Thiêng liêng Phật Giáo hồn dân tộc Hai thế kỷ hơn rạng giống nòi.
21/06/2024(Xem: 1933)
Ngày mẹ đi! Nắng vàng xóm nhỏ Ngày mẹ đi! Mây lặng ngừng trôi Ngày mẹ đi! Rũ buồn hoa cỏ Ngày mẹ đi! Nức nở than ôi. Ngày mẹ đi! Máu nhuộm tuổi thơ Ngày mẹ đi! Lạc lõng bơ vơ Lòng mẹ đau phút giây vĩnh biệt Tức tưởi, nghẹn ngào, sầu vô bờ.
21/06/2024(Xem: 3034)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
19/06/2024(Xem: 2977)
Những vật tầm thường như dép , tất , thảm Lúc còn mới, khi hết sử dụng được đều giống nhau Nhưng chúng không có cảm xúc nên chẳng khổ đau Chỉ có con người mãi phiền não vì chấp thủ!
17/06/2024(Xem: 2175)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên Khắp cõi trời người đều hoan hỷ Như Lai Sứ Giả đạo châu viên.
14/06/2024(Xem: 2544)
Kìa hoa lá đượm ngát hương Phật đản Mỗi lòng riêng còn bảng lảng sương mờ? Nơi xứ người dỗi mưa nắng bâng quơ Trông đất mẹ nghe thẫn thờ mấy đỗi! Hỡi mây bay, bởi vì dâu nên nỗi? Gió thoảng ơi, ai đưa lối dẫn đường? Hai nghìn năm Đạo pháp và quê hương Thời công nghệ bỗng “tứ phương thọ tiễn”!
12/06/2024(Xem: 1621)
Hôm nay ngay giờ luận văn Đề tài cô viết trên bảng Tả chân dung kể tình thương Người cha em thường yêu kính. Bạn học an vui tươi tỉnh Riêng con cắn bút đắn đo Từ nhỏ chỉ sống với mẹ Ôi quá khó một đề văn.
05/06/2024(Xem: 1747)
Nẻo đường sư đi thanh tịnh Thiêng liêng toả bóng bồ đề Quen rồi nắng chang mưa lạnh Nhẹ tênh sớm tối đi, về... Nẻo đường người đi khúc khuỷu Mang mang phiền não gập ghềnh Chuyện đời không cho chân nghỉ
05/06/2024(Xem: 1522)
Con ơi! Nhớ lời mẹ dạy Sau nầy khôn lớn nên người Lòng dạ thẳng ngay gìn giữ Lý tưởng cao cả vì đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]