Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thâu Ngắn Đương Đi (thơ)

28/09/201908:57(Xem: 6870)
Thâu Ngắn Đương Đi (thơ)

THÂU NGẮN ĐƯỜNG ĐI

 hoasen1a

Làng thôn kia cách kinh thành

Tính ra trăm dặm quả tình xa xôi

Trong làng có một giếng khơi

Nước trong, ngon ngọt khác đời lâu nay,

Vua ra lệnh dân làng này

Phải lo chở nước mỗi ngày về kinh

Cho vua uống với triều đình.

Dân làng từ đó tội tình khổ đau

Tới lui mệt mỏi dãi dàu

Chịu đời không thấu rủ nhau trốn dần

Đến phương xa cho yên thân,

Trưởng thôn làng biết chuyện dân muộn phiền

Nên ông triệu tập dân liền

Họp thành đại hội một phiên bất thường

Ông tuyên bố giọng khẩn trương:

“Bà con đừng có tìm đường đi đâu

Tôi vào gặp vua thỉnh cầu

Xin tìm biện pháp giúp mau dân làng

Đổi thay khoảng cách con đường

Đang dài trăm dặm còn chừng sáu mươi

Bà con đi lại thảnh thơi

Không còn khó nhọc như thời xưa kia.”

Sau khi hội họp trở về

Trưởng thôn làng vội vã đi vào triều

Yêu cầu vua chỉ một điều

Đổi thay khoảng cách đường theo ý làng.

Nhà vua phê chuẩn dễ dàng

Chỉ thay tên gọi quãng đường này thôi

“Một trăm” nay gọi “sáu mươi”,

Dân nghe tin đó mọi người đều vui

Tự nhiên cảm thấy gần rồi

Dù trong thực tế có lời rỉ tai:

“Đường như cũ, vẫn còn dài

Nào đâu rút ngắn sao ai cũng mừng?”

Dân làng nghe rõ tỏ tường

Chẳng tin lời đó, đồng lòng tin vua

Cùng nhau ở lại làng xưa

Không hề còn muốn di cư đổi rời.

*

 Truyện này thí dụ người đời

Phát tâm Chánh Pháp tu thời thiết tha

Luân hồi, sinh tử mong qua

Nhưng thời gian học thấy là dài thay

Nên mệt mỏi, rồi loay hoay

Nửa đường thoái chí ngưng ngay tu hành.

Đức Như Lai rất tinh anh

Nhất thừa Ngài lại nói thành ra ba

Hàng hạ căn khắp gần xa

Nghe xong cảm thấy thật là dễ tu.

Sau khi họ chứng Tiểu thừa

Như Lai mới dạy đúng như ban đầu

Rằng: “Phật Pháp đã từ lâu

Nhất thừa là đúng, có đâu ba thừa

Nhớ rằng Sự Thật từ xưa

Luôn luôn chỉ một, hầu như vậy rồi.”

Người tu lúc đó nghe lời

Lòng tin tưởng Phật tức thời vững thêm

Đường tu Chánh Đạo an nhiên

Đại thừa Bồ Tát tiến lên tâm thành.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao


(Thi hóa Kinh Bách Dụ)


*

To Send Pure Spring Water

 

     Once upon a time, there was a village, which was located five Yojanas away from the city and supplied pure spring water. The king ordered the water to be sent to him in the palace every day by the villagers. Becoming utterly weary of the irksome task, they all wanted to move away to some remote place.

     To them, the village chief said, "Don't go away. I'll talk with the king for you to alter the distance between here and the palace from five Yojanas into three Yojanas. It would be closer for coming and going without much weariness."

     The chief hastened to report to the king who changed the mileage. People were delighted at knowing this. Some of them said that there was no difference whatsoever. Most still stayed on, because of their newly reassured confidence in the king. So are the people in various walks of life.

     Those who devote themselves to the right religion for crossing the Five Paths toward the Nirvana City, intend to abandon their faith when they are weary and exhausted. Traveling by the transmigration boat, they are unable to make their way toward the shore.

     However, Buddha, the king of the Law, has many expedient means from the One Vehicle to the Three Vehicles. Those who follow the Hinayana sect are glad to hear those words and find it easier to practice. Therefore, they spare no effort to do good deeds and improve themselves spiritually so as to make their way of transmigration toward the other shores. Afterwards, they realize that there is no Three Vehicles but ones. Because of the confidence in Buddha's words, they do not want to abandon their faith by then.

     This is just like the story of the villagers ending pure spring water.

 

(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables” của Tetcheng Liao)

___________________________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2020(Xem: 9100)
Xa xăm lặng bước nhập trần ai Óng mượt mi vàng lộ hiển dài Xóm Bắc ruổi rong chui bụng ngựa Nhà Đông lơ láo rúc lừa thai Roi vàng thúc vế trâu bùn chạy Dây sắt gìn hàm cọp đá hồi Một sớm gió lùa băng giá hết Trăm hoa vẫn cũ luyến xuân đài!
22/09/2020(Xem: 11454)
Con thường suy nghĩ có một ngày Mẹ về với Phật cảnh Phương Tây Để nghe giáo pháp Như Lai thuyết Tỏ ngộ từ đây ở nơi này.
21/09/2020(Xem: 12154)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
21/09/2020(Xem: 11490)
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
20/09/2020(Xem: 8084)
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC (Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản) Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
19/09/2020(Xem: 13609)
Năm bài thơ của HT Tuệ Sỹ do Trần Trung Đạo ngâm Khung Trời Cũ Tôi Vẫn Đợi Một Bước Đường Hận Thu Cao Những Năm Anh Đi
19/09/2020(Xem: 6633)
Sông Đồng Lung Đồng Lung sông nước chảy êm đềm Chảy mãi sầu vơi suốt cổ kim Cuối bãi cò bay lâu sậy héo Đầu non trâu nghỉ bóng trăng tàn Chiều non thẳm tiếp thành cô quạnh Thu trúc hàn sanh quán nhỏ đơn Thích thú ngắm âu theo nước chảy Đời lênh đênh biết mấy khi nhàn? Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )
18/09/2020(Xem: 6233)
Xưa xa gạch đá ướp thăng trầm Nội chiến bi hùng, buồn ngoại xâm Tiếng gọi trùng phùng ray rứt hát Lời ru hội ngộ nghẹn ngào ngâm
18/09/2020(Xem: 9478)
Mười tám tháng chín hôm nay Là ngày sinh nhật mừng Thầy sáu lăm Bánh thơm, nước ngọt, xôi thanh Tâm Hương biểu muội đã nhanh sẵn sàng Nhưng vì lệnh cấm đã ban Chúng con chẳng thể cùng mang về chùa Nên đành phải chịu nhận thua Ngồi nhà mà cảm thấy chua xót lòng Ơn Thầy đã bỏ bao công Vun bồi Quảng Đức bao Đông nhọc nhằn
17/09/2020(Xem: 7295)
Cũng nhờ Thầy mở bàn tay Trang Nhà Quảng Đức đủ đầy bộ môn Chư Tăng, Phật Tử dập dồn Gởi bài đăng tải thượng tôn Pháp Mầu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]