Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu chấm than (thơ)

05/09/201906:26(Xem: 8476)
Dấu chấm than (thơ)
be lu chuoi

DẤU CHẤM THAN!

Quê LĐM đang dầm trong lũ lụt ,
Kính mời quý Thầy và Anh Chị xem thơ ,
Nếu được xin mời họa chia sẻ cùng miền lũ Ô Lâu

Lụt ơi! sao quá buông tuồng
Ngông nghênh sục sạo chẳng thương mái nghèo!
Thu gầy lạc dấu trăng treo
Trâu mơ lối cỏ, gà đeo bụi bờ


Tao nôi gieo giọng thẫn thờ
Thềm thơ nước vỗ chan bờ bể dâu
Rơm trôi quên tuổi dãi dầu
Lạnh tênh bếp củi phụ màu khói lam

 

Canh trường thảng tiếng ăn đêm
Bãi đồng bạc thếch vạc than não nùng
Khuya rắc hiên giọt rưng rưng
Lũ đi M cõng oằn lưng đoạn trường


Phù sa dạo bến vô thường
Đến, đi đày đọa quê hương chòng chành
Kiếm bè chuối thả lênh đênh
Xin mây gọi nước nghiêng nhanh tội làng...

 

Lũ đi mực đọng chấm than"!"...

Như Thị

 be lu chuoi-1



THẢ BÈ UỐNG RƯỢU!

Cứ thanh thản như mọi khi đón lũ

Tìm bè chuối thả lướt sóng rong chơi

Gọi anh em cùng nhau về uống rượu

Nước còn dâng cũng mặc kệ mây trời

 

Lũ đã chôn ruộng đồng đau hấp hối

Nhà cửa mình trôi chỉ biết ngồi trông

Nhìn thật sâu – nhân duyên đừng tiếc nuối

Tay trắng đến- ngoảy về trắng tay không

 

Dẫu chòng chành bè lay xin hãy uống

Ngà ngà say ta vỗ khúc Hồ Trường*

Cò vạc thung thăng liệng chao về đậu

Tan nhà chiền chiện đau réo mà thương

 

Mấy cây chuối bọn mình nương mùa lũ

Ly rượu này hớp cạn giữa mất còn

Phận rác rều ta người cùng tôm tép

Biết yêu thương khi ngày bủa hoàng hôn

 

Vẫy con sào như trường côn phá trận

Cưỡi chuối bè lách giữa cuộc bể dâu

Chẳng hề biết kết bè như bè lũ…

Vì thả bè này đôi lúc cứu nhau!

 

Lũ vô tư giọt rượu cũng vô tình

Chung sống bên người cuốc bẫm cày sâu

Như Thị

*Tựa bài thơ của Nguyễn Bá Trác

 

chùm ảnh LĐM 

be lu chuoi-3
Xin góp họa:

 
VIẾT TRONG MÙA BÃO LŨ
 
Thiên tai: HẠN-LỤT "một tuồng"
Đọa đầy dân chúng thảm thương kiếp nghèo!
Cơ hàn vận bóng niêu treo
Đồng không mông quạnh hắt heo bãi bờ!
 
"Nước lụt cóc nhẩy bàn thờ"
Dân tình nháo nhác xác bờ ngô dâu!
Đèn khuya lụn bấc khô dầu
Quê làng ảm đạm úa mầu sương lam.
 
Long bong sóng vỗ mòn đêm
Vạc kêu sương rụng sầu thêm dạ nùng!
Lũ nhòa mắt mẹ lệ rưng
Gánh gồng sau lũ nai lưng,...can trường!
 
Đã từng địch họa xem thường
Thiên tai chi quản tai ương sóng chành
Ngợp trong bão lũ đấp đênh
Tình người chan chứa khơii xanh hồn làng
 
Lũ qua,ai gột lầm than?!
 
                               4-9-2019
 
                         Nguyễn Huy Khôi

 
be lu chuoi-1


LẦM THAN

(Kính họa bài Dấu Chấm Than của thi huynh Như Thị)

Đất trời sao lắm trò tuồng

Gây chi lũ lụt thảm thương dân nghèo

Ầm ầm ghế lắc giường treo

Hồn rơi theo nước vía đeo bên bờ

Lư hương kêu khóc bàn thờ

Gà heo quằn quại nép bờ ruộng dâu 

Nước nguồn đẩy trận mưa dầu

Đẩy luôn mơ ước trộn màu trời lam

Bơ vơ mấy cánh vạc đêm

Dõi theo tìm chút lửa than trà nùng

Gió gào lạc giọng rức rưng

Trăng sầu chết ngạt quày lưng hận trường 

Đất bằng sóng dậy bất thường 

Gia đình tan tác lửa hương banh chành

Dập dềnh nước nổi đềnh đênh

Một cơn trạo trực phá nhanh xóm làng 

         

Lầm than tiếp nối lầm than!

Phương Hoa - Sep 5th 2019









 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2010(Xem: 8637)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 8789)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11060)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 10810)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9151)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9702)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11411)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9467)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11878)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9582)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]