Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Nhà Giàu Cất Lầu

03/09/201921:25(Xem: 9145)
Truyện thơ: Nhà Giàu Cất Lầu

indianman_1
NHÀ GIÀU CẤT LẦU

 

Có chàng giàu có kể chi

Tiền nhiều nhưng lại ngu si tức cười

Không hề biết đến việc đời,

Một hôm chàng chợt dạo chơi trong vùng

Ngang căn nhà của phú ông

Rất chi đẹp đẽ, vô cùng cao sang

Ba tầng lầu thật huy hoàng

Chàng nhìn ham thích xốn xang nghĩ rằng:

“Tiền ta tuy chẳng sánh bằng

Ít ra đủ cất một tầng cũng hay.”

Chàng về hào hứng mời ngay

Một nhà kiến trúc vùng này tới mau

Hỏi thăm: “Nhà ba tầng lầu

Thời ông có cất khi nào hay chưa?”

Người xây cất cười rồi thưa:

“Ba tầng lầu đó tôi thừa khả năng.”

Thế là hợp với ý chàng

Chàng nhờ người đó vội vàng khởi công:

“Cất lầu ba giống phú ông

Làm ngay cho đẹp, phải trông tuyệt vời.”

Người xây cất đồng ý thôi

Thợ thời đem tới, đất thời san ra

Đắp nền móng, dựng tường nhà.

Chàng giàu ít bữa ghé qua xem chừng

Hỏi thăm cho biết tỏ tường:

“Này ông kiến trúc, ông đương làm gì?”

Người xây cất đáp tức thì:

“Nhà ba tầng đó, có chi lạ nào.”

Chàng giàu bèn nói: “Vậy sao,

Xây chi tầng dưới tốn hao phiền hà

Chỉ cần xây cái lầu ba.”

Người xây cất đáp: “Làm nhà trước sau

Phải xây tầng dưới khởi đầu

Xong rồi ta mới xây lầu tầng trên.”

Chàng giàu ngu ngốc ngăn liền:

“Không! Tôi chỉ muốn trả tiền cho ông

Cất lầu ba cho chóng xong

Còn hai tầng dưới tôi không yêu cầu!”

Người xây cất cười hồi lâu

Tận tình giảng giải. Chàng đâu nghe gì.

Tỏ ra cố chấp kể chi

Yêu cầu kiên quyết thực thi ý mình.

Chàng giàu ngu ngốc thật tình

Cất lầu công việc đành đình lại thôi.

*

Truyện này tỉ dụ ở đời

Trong hàng Phật tử có người biếng tu

Phụng thờ “Tam Bảo” ơ hờ

Tu “Giới, Định, Tuệ” cũng lơ là hoài

Tưởng lầm tu vậy đúng rồi

Không cần theo bước của người tu lâu

Muốn mình “chứng quả” thật mau

Bỏ ba “quả vị” khởi đầu đường tu

Vượt ngay tới quả thứ tư

Thành A La Hán theo như ước nguyền.

Tu như vậy thật cuồng điên

So cùng chàng ngốc ở trên khác gì!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Thi hóa Kinh Bách Dụ)

 *

Three-Storied House

 

     Once there was an ignorant rich man who, one day, went to another rich man's three-storied house. Struck with admiration by the imposing, spacious, airy and well - lighted building, he said to himself, "I'm no less rich than he. Why don't I have the same house built as this one?"

     Thereupon, he sent for a carpenter and said, "Can you construct an imposing house exactly like that one?" That carpenter replied, "It's I who built that one."

     He went on, "Now you may build a house like that one for me."

     The carpenter began first to level the ground, afterward laid the foundation stones and then drove in piles for walls. The stupid man could not make it out when he saw the worker doing all these. He asked, "What are you doing now?" The carpenter replied, "I'm building three floors."

     The stupid man went on, "I don't want the two floors below. You had better start building from the third floor for me."

     The carpenter answered, "It's impossible. If I don't begin with the ground floor, how can I build the second? If I don't build the two below, how can I build the third floor?"

     The stupid man persisted saying, "But I don't need the two floors below, only the top."

     Hearing those words, his contemporaries sardonically laughed at him. They all said how could one have the top floor done without building the lower floors?

     Sakyamuni's four degrees of disciples who are unable to practice earnestly Buddhism and respect the Three Precious Ones, wanted to attain the path of deliverance by leading an idle life. They said, "We don't need the first three degrees below, but seek only that of Arahant's."

     There was no difference between the stupid rich man and those disciples who were also laughed at by their contemporaries.

 

(Phần tiếng Anh trích dẫn trong “Sakyamuni’s One Hundred Fables”

của Tetcheng Liao)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2016(Xem: 7935)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 8756)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 11343)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 27640)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
30/12/2015(Xem: 9376)
Phụng Phật chăm lo phổ hoá truyền Trì hành Kinh Pháp lẽ đương nhiên Tam ngôi vô thượng không gì sánh Bảo giữ chơn thường trọn phúc duyên Phổ cập nhân sinh trong Tứ chúng Biến cơ mầu nhiệm trải nhân thiên Trang Nhà phương tiện tuỳ tâm hưởng Quảng Đức sáng soi Chánh Pháp truyền.
27/12/2015(Xem: 9237)
Lặng im dõi mắt nhìn thôi Thấy người hạnh phúc đứng ngồi bên nhau Nguyện người chung thủy trước sau Gia đình êm ấm đừng bao giờ buồn Tình người đẹp mãi luôn luôn
27/12/2015(Xem: 11689)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
27/12/2015(Xem: 9095)
Mến Đức hiền nhu, bậc Sĩ tài Tặng Người Trưởng tử Đức Như Lai Hoà trong Tứ chúng, Đời ghi nhớ Thượng cảm muôn nơi, Đạo cảm hoài Thích tử vo tròn nguyền phụng Phật Tâm hành Chánh Pháp rạng tương lai Phương châm cứu khổ, Quan Âm hiện Quảng Đức thơm danh chí nguyện Ngài.
26/12/2015(Xem: 7983)
Một làn gió làm biết bao lá rụng Xa cành rồi chiếc lá có buồn không? Nhìn lá bay nghe lạnh ở trong lòng Lá nhẹ quá nên bay theo chiều gió
23/12/2015(Xem: 7544)
Dừng lại nơi góc lặng yên Bụi đường thăm hỏi cái nhìn trần ai Thinh thinh bóng Phật một vài Im im bút cọ mệt nhoài nghỉ ngơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]