Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bồ Tát Thầm Lặng

24/08/201908:52(Xem: 4991)
Bồ Tát Thầm Lặng


nguyen van lam 2
Bồ Tát Thầm Lặng
Thành kính ngưỡng vị Bồ Tát: Nguyễn Văn Lâm đã cứu mạng
gần một trăm trẻ bị bỏ rơi tại Việt Nam.

Dứt tình mẹ bỏ con rơi
Đau thương nhìn trẻ giữa đời bơ vơ
Tội chi những trẻ dại khờ
Mà người mẹ lại hửng hờ vô tâm
Duyên may gặp kẻ âm thầm
Mang về nuôi nấng dần dần lớn khôn
Đời nay lắm chuyện vô hồn
Đem con bỏ chợ chẳng còn lương tri
Rồi đây nhân quả liền khi
Lưới trời lồng lộng chạy đi đường nào?

Dallas Texas, 23-8-2019
Tánh Thiện


nguyen van lam 2

Bồ Tát Thầm Lặng
 
* Cẩn họa: lục bát liên vần của Cư Sĩ Tánh Thiện
"Rồi đây nhân quả liền khi
Lưới trời lồng lộng chạy đi đường nào ?"

***
Ngước mặt lên hỏi trời cao
Cớ sao mẹ lại lòng nào bỏ con?
Thai nhi mang nặng mỏi mòn
Cưu mang chín tháng mẹ còn chẳng thương
Hỏi mẹ chẳng chút vấn vương
Khi đem trẻ bỏ ngoài đường cho cam
May mà cha Nguyễn Văn Lâm
Giàu lòng nhân ái phát tâm đem về
Dẫu rằng cực nhọc đủ bề
Thương bầy con trẻ chẳng hề than van
Con sống nhờ tấm lòng vàng
Không ruột thịt lại chứa chan nghĩa tình
Đời con nay được tái sinh
Nhờ công nuôi nấng tận tình của Cha
Ơn dưỡng sánh với sanh ra
Còn nặng hơn cả giang hà bao la
Vu Lan khấn nguyện Phật Đà
Ra tay phổ độ cho Cha sống đời
Nuôi bầy trẻ nhỏ nên người
Công ơn nuôi dưỡng tuyệt vời cha Lâm
 
Strasbourg, Pháp Quốc 24-08-2019
Diệu Đạo/Song Phượng

Và tiếp theo con xin gởi cho Thầy bài thơ ý tình đối nghịch khi
một bên mẹ sinh con ra đem bỏ, còn một bên trông chờ con ra đời từng phút giây. Bài này con viết năm 2015
 
Nhật Ký Mẹ Viết Cho Con
 
Nhật ký Mẹ viết khi con trong bụng
Nhẹ nhàng nâng niu như hứng cánh hoa
Từ bước đi khẽ khàng không dám động
Sợ con giật mình sẽ đạp Mẹ đau
 
Nhật ký của Mẹ nào có gì đâu!
Chỉ ghi nhận mầm trẻ thơ đang lớn
Và cảm giác hình như con đùa giỡn
Thích được nằm trong lòng Mẹ ấm nồng
 
Nhật ký Mẹ là trang giấy màu hồng
Viết về con với cả lòng yêu mến
Mẹ thầm cám ơn vì con đã đến
Cùng Mẹ Cha xây mái ấm gia đình
 
Mẹ mong đợi đến ngày trẻ sơ sinh
Tiếng khóc oa oa thấm tình mẫu tử
Nhật ký của Mẹ là trang hồng sử
Viết về con lúc hiện hữu trên đời
 
Nhật ký Mẹ chỉ viết về con thôi
Này hỡi con yêu thiên thần của Mẹ
Mong một ngày khi lớn lên con sẽ
Thông minh học giỏi hiếu đạo vẹn toàn
 
Strasbourg, Pháp Quốc 09.02.2015
Diệu Đạo/Song Phượng




Người đàn ông độc thân 'nhặt'
gần trăm đứa con từ nghĩa trang, bãi rác, lề đường


Bài của Lê Nam & Hoài Nhân



Hơn 11 năm, người đàn ông cưu mang gần một trăm "đứa con". Đứa từ bãi rác, bồn cầu; đứa mất cha, mẹ ung thư thời kỳ cuối; đứa dị tật chẳng ai dám nhìn;... Tất cả về mái nhà chung, viết lại cuộc đời tươi sáng.


Đứa trẻ sơ sinh ngoài bãi rác...

Giữa đám trẻ đùa nghịch râm ran, ông Nguyễn Văn Lâm (47 tuổi) cười hiền, chỉ tay vào một bé gái chững chạc mặc đồ học sinh, đang ngồi soạn tập vở chuẩn bị đến trường. Đó là đứa trẻ bắt đầu cho câu chuyện dài hơn chục năm của người đàn ông độc thân nhưng có đến… 90 “con”.
Một chiều cách đây 11 năm, trên đường đi làm về, ông Lâm bỗng thấy nhiều người vây quanh một bãi rác. “Tò mò, tôi đến xem thì thấy một đứa trẻ đỏ hỏn, kiến bu cắn nát cả mặt mày, tay chân. Không ai dám động vào, cũng không ai nghĩ có thể sống sót. Nhưng có gì đó đột ngột thôi thúc tôi ào đến, ôm đứa trẻ vỏn vẹn 1 kg đưa vào bệnh viện. May thay, đứa trẻ được cứu”, ông Lâm kể.
Không biết phải làm gì tiếp theo, ông mang đứa trẻ về nhà. Chưa vợ chưa con, ông ngại ngùng kêu tài xế taxi chạy thẳng đến cửa nhà mới dám xuống xe, vì sợ hàng xóm bàn tán. Ông nói với mẹ về việc mình nhặt được đứa trẻ. Bà cụ không tin, cứ tưởng con ông, nhưng rồi cũng dần hiểu chuyện.
Người đàn ông độc thân 'nhặt' gần trăm đứa con từ nghĩa trang, bãi rác, lề đường - ảnh 1
Những đứa trẻ bị bỏ rơi ngay từ lúc lọt lòng...(photo:Hoài Nhân)


nguyen van lam 2Người đàn ông độc thân 'nhặt' gần trăm đứa con từ nghĩa trang, bãi rác, lề đường 


phuong vy

Nguyễn Ngọc Phương Vy, cô bé năm nào ông Lâm mang về từ bãi rác, nay đã lớn khôn, xinh xắn và học rất giỏi (photo:Hoài Nhân)


“Tròn 1 tháng sau, cũng trên đường đi làm về, tôi lại nghe tiếng khóc ở bãi cỏ ven lộ. Vậy là có đứa con thứ 2. Đúng 1 năm sau, tôi tiếp tục nhận cuộc gọi từ một người đàn ông biết chuyện tôi nuôi 2 đứa trẻ bị bỏ rơi, nói về việc một phụ nữ sinh kế giường vợ anh ta sẽ bỏ đứa bé vào ngày mai. Tôi không nhận, vì 2 đứa trẻ ở nhà đã là chuyện tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Nhưng anh ta vẫn gọi, 2 cuộc, rồi 5 cuộc. Tôi không đành lòng làm ngơ nữa, chạy vào bệnh viện, nhận đứa trẻ ngay kịp lúc bé bị bỏ đi…”, ông Lâm kể.

Nghĩ mẹ sẽ phản đối, ông Lâm đi tìm phòng trọ bên ngoài, thuê bảo mẫu chăm đứa trẻ. Mọi thứ lại như một giấc mơ, khi ông chạy bộ tập thể dục vào sáng hôm sau, có tiếng khóc bên lề đường níu chân ông lại. Thêm một đứa trẻ nữa bị bỏ rơi. Ông bấm bụng thuê phòng trọ thứ 2, thuê thêm người bán bánh mì gần đó trông giữ. Mãi 6 tháng sau, ông mới đánh liều tâm sự với mẹ.

“Chẳng ngờ, mẹ nói: “Thằng này khùng, nhặt thì đem về nhà chứ để đâu ở ngoài”. Tôi chưng hửng. Hóa ra mẹ cũng như tôi, nhìn những sinh linh bé bỏng bơ vơ, nhìn đôi tay nhỏ xíu nắm lấy tay mình, bà đã yêu chúng tự bao giờ. Kể từ đó, 4 đứa con về chung nhà tôi. Kể từ đó, tôi mãi trăn trở 1 câu hỏi: “Vì sao cũng là con người, có bé sinh ra giàu sang quá, còn có bé mở mắt đã là gốc cây, bãi rác?”. Cũng kể từ đó, tôi nhận ra còn quá nhiều bất hạnh trong cuộc đời này và quyết từ bỏ tất cả hạnh phúc cá nhân để dang tay mình đón các “con” về”, ông Lâm bộc bạch.

nguyen van lam 3
Các con là tất cả của ông (photo:Hoài Nhân)


Làm việc 20 tiếng/ngày nuôi các con

Đồng hành cùng ông Lâm từ đứa con đầu tiên là Nguyễn Văn Phúc, em trai ông. Hai người đàn ông độc thân đi chăm trẻ mới lọt lòng, chẳng phải điều dễ dàng gì. Những đêm khuya lắc khuya lơ, ông vẫn dò trên mạng cách bế bồng, đút trẻ ăn. Ông mua sách kỹ năng nuôi dạy trẻ về gối đầu giường!

“Nhưng khó khăn hơn nữa là chuyện kinh tế. Anh em tôi có thu nhập chính từ một công ty bảo vệ, nhưng đủ vào đâu khi phải nuôi quá nhiều con. Một ngày của tôi bắt đầu từ 2 giờ rưỡi sáng, dậy hầm cháo, khuấy bột kịp cho các cô bảo mẫu sáng đến cho ăn. Rạng sáng tôi ra chợ đầu mối đẩy dù thuê cho tiểu thương, rồi giữ xe cho người đi chợ. Em tôi đưa rước các con đến trường. Ban ngày, chúng tôi lo việc công ty. Tối đến lại đi tính tiền, rửa ly, pha chế cho một quán cà phê. 10 giờ đêm mới trở về nhà lo cho các con…”, ông Lâm kể về quãng thời gian làm việc hơn 20 tiếng/ngày.

Để rồi như một sứ mệnh, những đứa “con” cứ lần lượt “tìm đến” ông. Nhiều bé bị bỏ ngay trước cửa nhà, với hình hài dị tật chẳng ai dám nhìn. Nhiều bé đẻ rớt trong bồn cầu, cha tự tử bỏ lại, mẹ ung thư thời kỳ cuối,… bất kỳ lúc nào, bất kể ở đâu, ông cũng đều chạy đến cưu mang.

Đỉnh điểm những năm 2014 – 2016, trung bình có đến 2 – 3 trẻ bị bỏ rơi/tháng. Mái ấm cũ kỹ ngày càng ọp ẹp, dột nát đủ bề. “Hiểu những gì tôi đang làm, mẹ dành toàn bộ đất quanh mái ấm cho tôi. Mặc tôi không nhận, mẹ vẫn cương quyết “tặng cho mái ấm” để tôi không thể từ chối. Chẳng đợi mẹ nói gì thêm, tất cả anh em đồng lòng để một nửa tài sản cho tôi, chung tay xây lại mái ấm. Những gì các con đang ở, đang sống ngày hôm nay, mình tôi không thể nào làm được”, ông Lâm tâm sự.


“Ngày xưa con đã chứng minh cho mẹ về những gì con làm, thì bây giờ mẹ không chấp nhận việc con ngã gục. Mẹ phải thấy con đứng lên bằng chính đôi chân của mình và gánh vác lũ trẻ”, mẹ vẫn thường động viên ông Lâm như thế, trong những lần ông vắt kiệt sức mình để chăm lo cho các con



"Đừng thêm đứa trẻ nào gọi tôi là cha..."
Tháng 8.2017, mái ấm được xây dựng khang trang hơn. Dọn vào nhà mới chỉ 10 ngày, 1 trận hỏa hoạn do chập điện đột ngột thiêu rụi tất cả đồ đạc, may mắn không có ai bị thương.

“Nhưng giống như trong cái rủi có cái may. Ròng rã 9 năm rưỡi, tôi chỉ lặng thầm cưu mang các con. Sau trận cháy, một đứa cháu tôi mới viết bài trên mạng xã hội, xin sự giúp đỡ về quần áo, tập sách cũ cho các con đi học. Bỗng nhiên được chia sẻ rầm rộ, đông đảo mạnh thường quân tìm đến mái ấm hỗ trợ. Nhờ vậy, đến nay đã có 90 trẻ dưới mái nhà chung, trong đó có 38 trẻ sơ sinh nằm nôi, còn lại đều được đến trường đúng tuổi”, ông Lâm cho biết.



"Tụi nhỏ đi học về, nói "cha ơi, mấy bạn nói con là đồ mồ côi". Tôi lặng người, nói cho chúng hiểu: "Các con không mồ côi, các con có cha mà. Và dưới mái nhà này, tất cả là anh em...", ông bộc bạch



Từ đứa con thứ 2, tất cả đều có cái tên chung là “Nguyễn Hoàng Phúc …”. Ông nói, “hoàng” là “huy hoàng”, “phúc” là “hạnh phúc”. Đó là tất cả những gì ông mong mỏi cho các con sau này. Gần 100 con, là ngần ấy câu chuyện số phận in sâu vào ký ức người cha ấy.

“Nguyễn Hoàng Phúc Hậu là con gái bị bỏ trong bọc đen, chó tha ngang cửa mái ấm. Con bé bằng bàn tay, vỏn vẹn 700 gram, phải nằm lồng kính 3 tháng. Nguyễn Hoàng Phúc Nhân là con trai, cũng bị bỏ trước cửa mái ấm vì không mắt, mũi, miệng, chỉ có một lỗ đen giữa mặt. Ba ca mổ rồi, vẫn chưa lấy lại được hình hài... Nguyễn Hoàng Phúc Thông như một chú bạch tuộc, với đầu bự và tay chân teo tóp. Một lần trong bệnh viện, mẹ của con chạy đến nhờ tôi bế giúp, rồi không bao giờ quay lại nữa. Còn mẹ của Nguyễn Hoàng Phúc Nhàn, mang bầu 7 tháng thì tự tử. May mắn là bệnh viện cứu được con…”, ông Lâm có thể kể vanh vách ngày tháng, bệnh tình, hoàn cảnh từng đứa con của mình.

nguyen van lam 4
Người đàn ông độc thân 'nhặt' gần trăm đứa con từ nghĩa trang, bãi rác, lề đường - (photo:Hoài Nhân)




Niềm vui của ông giờ đây, chỉ đơn giản là nhìn các con yên vui, khỏe mạnh. Niềm hạnh phúc của ông, chỉ là có thể đủ sức dang tay cưu mang những thiên thần không may mắn. Nhưng hạnh phúc hơn cả, là đừng có thêm sinh linh nào ngoài kia phải gọi ông là cha. Bởi lẽ, có bất hạnh nào cho một đứa trẻ, bằng việc phải mồ côi…

Nguồn:

https://thanhnien.vn/doi-song/nguoi-dan-ong-doc-than-nhat-gan-tram-dua-con-tu-nghia-trang-bai-rac-le-duong-1117197.html

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2024(Xem: 1136)
Hello có nghĩa Xin chào Goodbye tạm biệt, thì thào Whisper Lie nằm, Sleep ngủ, Dream mơ Thấy cô gái đẹp See girl beautiful I want tôi muốn, kiss hôn Lip môi, Eyes mắt ... sướng rồi ... oh yeah! Long dài, short ngắn, tall cao Here đây, there đó, which nào, where đâu
20/01/2024(Xem: 902)
Nhòa AN sống khổ mãi trông đời, Sáng lặng, thêm AN trải khắp trời. Hoa thắm đẹp nào …AN cảnh rộn, Cõi huyền AN chẳng… lạc niềm rơi. Hòa cùng thế tỉnh duyên AN pháp, Chứng rõ thời AN phận nhẹ người. Tà kiến khó AN trao chánh niệm Ngà thân hiển nét rạng AN cười
17/01/2024(Xem: 1284)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1901)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1779)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 784)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 1609)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1859)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1512)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1782)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567