Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Thi Vân Tập Cú Tập

19/07/201913:07(Xem: 7975)
Thiền Thi Vân Tập Cú Tập
 
tho thien_HT Thich Huyen Ton 

THIỀN THI VÂN TẬP CÚ TẬP
1
.禪詩雲集句
        Tuyển dịch, văn thể…HT.Thích Huyền Tôn.
Lão Tăng sưu tập Thiền-thi, cống hiến các bạn uống trà, ngâm nga, nghiệm thâm ý, trực ngộ diệu lý
          Bất sanh, bất diệt. Bổng nhiên bay vút không trung, cười vui ha hả, nhìn thấy cõi trần không không
          Vô tận…Tam-khổ, Bát-khổ biến thành Tịnh-độ. Tu, Tu nhiều, vui thú nhiều bạn nhỉ !       ____________________________________________________________________

 

1. Thiền-Lão thiền sư, đời Nhà Lý. Việt Nam.

Vào Năm Ất hợi (TL.1035) VL3914. Vua Lý-Thái-Tông đến thăm và hỏi:

-Hòa Thượng ở núi nầy được bao lâu ?

 

Hòa Thượng đáp: Đản Tri Kim Nhật Nguyệt, 但知今日月

Thùy Thức Cựu Xuât Thu.  誰識舊春秋

 

Dịch: (?) Ngày nay chỉ biết ngày nay,

Còn xuân thu trước ai hay làm gì.

 

Có thể tạm dịch: Ngày tháng hôm nay biết rõ ràng,

                           Xuân Thu năm cũ mơ màng ai hay.(biết chi)

 

Nhà Vua hỏi tiếp: -Hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì ?

Hòa Thượng Lại đáp:

Túy Trúc Hoàng Hoa Phi Ngoại Cảnh,翠竹黃花非外景,

Bạch Vân Minh Nguyệt Lộ Toàn Chân.白雲明月露全真.

 

HT.Huyền Tôn, dịch:Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh,

      Trăng trong mây trắng cõi toàn chân.

 

Vua Lý, hiểu được lẽ đạo thâm huyền, về triều gởi chiếu thỉnh Sư làm cố

Vấn, nhưng Thiền-sư đã Viên-tịch.

   Sư Viên-tịch năm Mậu-dần, VL.3917 (TL.1038).

Lời Chú: Cái đạo lý của quá-khứ vi-lai, của hoa-vàng trăng-sáng không cần quan

Tâm, cảnh không trước cảnh, lý tính mặc tình nó tỏ lộ hay tan biến .

 

 

2.Vua Trần Nhân Tông. Việt Nam.

Cư Trần Lạc Đạo Thả Tùy Duyên,居塵樂道且隨緣,

Cơ Tắc Xang Hề Khổn Tắc Miên.饑則餐兮悃則眠.

 Gia Trung Hữu Bảo Hưu Tầm Mích,家中有寶休尋覓,

     Đối Cảnh Vô Tâm Mạc Vấn Thiền.對境無心莫問禪.

 

Huyền Tôn, dịch:

Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên,

Đói ăn khát uống mệt ngủ liền.

Bảo vật dư rồi tìm chi nửa,

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền.

 

Đối cảnh vô tâm: sáu căn đối với sáu trần  không nhiễm trước,

tức Tâm, Cảnh thanh tịnh Ngay đó Ngộ-đạo.

 

3.Đời Nhà Lý Vua Thái Tôn (Phật Mã) Năm Mậu-thìn, VL.3907. (TL.1028).

Làm bài Thi-kệ truy tán Ngài Tỳ-ni-đa-lưu-chi như sau:

 

Sáng Tự Nam Lai Quốc,創自南來國

Văn Quân Cữu Tập Thiền.聞君久習禪

Ứng Khai Chư Phật Tín,應開諸佛信

Viễn Hợp Nhứt Tâm Nguyên.遠合壹心源

Hạo Hạo Lăng Già Nguyệt,浩浩伽月

Phân Phân Bát Nhã Liên.芬芬般若蓮

Hà Thời Hạnh Tương Kiến,何時幸相見

Tương Dữ Thoại Trùng Huyền.相與話重玄

 

HT, Mật Thể, dich:

 

Mở lối qua Nam Việt,

Nghe ông chỉn học thuyền. (Thiền).

Nguồn tâm thông một mạch,

Cõi Phật rộng quanh miền.

Lăng-già ngời bóng nguyệt,

Bát Nhã nức mùi sen.

 

Biết được bao giờ gặp,

Cùng nhau kể đạo huyền.

 

HT. Huyền Tôn, dịch:

Ngài qua nước Nam Việt,

Đã lâu tu học Thiền.

Mở bày lòng tin Phật,

Thấy suốt rõ tâm nguyên.(1)

Rực rỡ Lăng già nguyệt, (2)

Thơm ngát Bát nhã liên.

Bao giờ được tương kiến,

Cùng luận đạo thâm huyền.

 

(1)            Nguồn tâm, cũng là Chơn Tâm).

(2)            Xưa ở nước sư-tử. nay là đảo tích lan. Lăng già là Bảo-thạch (đá qui)

Núi Lăng-già. Nơi Phật nói Kinh Lăng Già, và có “huyền ký”đời sau

có vị Đại-đức tên Long-thọChứng Hoan-hỷ-địa nói “Đại-thừa diệu

-pháp” tại nước An-lạc.( Ấn-độ).

 

4. Bậc Nhàn Đạo Nhân, Huyền Giác nói :

 

Tùng Tha Bán, Nhậm Tha Phi,從他謗任他非,

     Bả Hỏa Thiêu Thiên Đồ Tự Bì.把火燒天陡自疲.

     Ngã Văn Kháp Tợ Ẩm Cam Lộ,我聞恰似飲甘露,

     Tiêu Dung Đốn Nhập Bất Tư Nghì.消慵囤入不思儀.

Trúc Thiên, Dịch:

          Mặc ai biếm, mặc ai gièm,

Châm lửa đốt trời nhọc xác thêm.

          Ta nghe như uống cam lồ vậy,

Tan hết vào trong chẳng nghĩ bàn.

 

Huyền Tôn dịch:

     Mặc ai bán bổ, mặc ai chê, 

 

Đem lửa đốt trời tánh tự mê.

Nghe chê như uống bầu Cam Lộ,

Nhẹ nhàng lan tỏa khó nghĩ bàn. (khó lời phê).

 

 Người tu có năng lực nhẫn nhục lớn, vừa nghe lời “phê phán chê bai”

     Liền ngay đó “Tu lập tức” coi như họ đang hì hục “Lấy lửa đốt trời”

     Nhưng ta thì đang uống cam lồ! và quí trọng họ! Vì họ đang giúp cho

ta “TU” Và tự thấy sung sướng vì ta có TU thật sự.Nở nụ cười An-lạc.

 

5. Bậc Nhàn Đạo Thiền Sư Huyền Giác lại dạy :

 

Quán Ác Ngôn Thị Công Đức,觀惡言是功德,

 Tức Thị Thành Ngô Thiện Tri Thức.即是成吾善知識.

  Bất Nhân Sán Báng Khởi Oan Thân,不因訕謗起冤親,

  Hà Biểu Vô Sanh Từ Nhẫn Lực.何表無生慈忍力.

 

Huyền Tôn, Dịch:

Nghe lời hung ác, thêmcông đức,

Ta cảm ơn người thiện tri thức.

Nếu vì oán trách khởi oan thân,

Sao được vô sanh từ nhẫn lực.

Trúc Thiên, Dịch:

                  Xét lời ác,ấy công đức,

Đó mới chính là thầy ta thực.

                 Chớ vì báng bổ nổi oan thân,

Sao tỏ vô sanh, nêu nhẫn lực.

Tu hành, gặp người ác mắng chưởi, ngay lúc đó ta tụng bài kệ này. Ta Tu

          Ngay lúc đó! Ta chuyển lời khó nghe thành lời “Công Đức” Ta coi họ là

 

người bạn tốt, vì nhờ những lời mắng chưởi đó ta thấy ta là người có “TU”

và đang Tu. Ta khởi tâm “Vui Sướng” vì ta đang có Đạo Lực Nhẫn Nhục.

  liền cảm ơn họ. Ta mĩm cười, nếu không có những lời Ác độc đó thì suốt

  đời ta lấy đâu để biết ta có thật tâm tu hành. Tu đi bạn nhé!

 

6. Khuôn Việt Thái Sư.  Thời vua Đinh-Tiên-Hoàng (Đinh Bộ Lãnh)

Ngài Họ Ngô Pháp Hiệu Chân-Lưu. Năm (TL.971) Tân-mùi VNQL.3850.

    Ngài 40 tuổi, được Thụ phong Chức Khuôn Việt Quốc Sư ( hay Thái Sư)

Lo khuôn phò đất nước Việt. Vua vì quá mến phục tài năng và đạo dức của

    Ngài nên đã phong Tăng Thống về Phật Giáo. Khuôn Việt Quốc Sư quản

    LãnhTriềuĐình đối ngoại cho nhà Vua.Hơn 11 năm sau Vua Lê Đại Hành

cũng kính trọng Ngài trong chức vụ TháiSư và nhờ Quốc Sư viết thư cho vua

Tàu và tiếp sứ thần Lý Giác.

Nhờ đó sứ Tàu thành tâm kính trọng Vua Nam.

 

Sứ viết Bài thơ như sau:

        Hạnh ngộ minh thời tán thạnh du,幸遇明時贊盛猷(mưu kế)

        Nhứt thân lưỡng độ sứ giao châu.壹身兩度使交州

             Đông đô tái biệt tâm vưu luyến,東都再別心尤戀

             Nam Việt thiên trùng vọng vị hưu.南越千重望未休

             Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch.馬踏煙雲川浪石

   Xa từ thanh chướng phiếm trường lưu.車辭青幛泛長流

             Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,天外有天應遠照

        Khê đàm ba tịnh kiến thiềm thu.溪潭波淨見蟾秋.

       

HT.Mật Thể, Dịch:

             May gặp Minh-quân giúp việc làm.

       

Một mình hai lược sứ miền Nam.

             Mấy phen qua lại lòng thêm nhớ,

             Muôn dặm non sông mắt chữa nhàm.

             Ngựa đạp mây bay qua suối đá,

    Xe vòng núi chạy tới giòng lam.

           Ngoài trời lại có trời soi rạng,

             Vừng nguyệt trong in ngọn sóng đầm.

       

HT.Huyền Tôn, Dịch:

             Gặp buổi minh thời mưu tính xong,(Du. Là mưu kế)

             Một thân hai lược sứ Giao Châu.

             Đông Đô qua lại lòng lưu luyến,

             Nam Việt ngàn trùng lắm nhớ mong.

          Ngựa sãi gió mây xuyên suối đá,

         Xe lăn nghiêng ngữa suốt dòng lưu.

             Ngoài trời còn có trời soi sáng.(Vua Tàu và Vua Việt)

             Biển lặng đầm trong thấy vẻ Thu.

       

Vua Đại Hành nhờ Quốc Sư Khuôn Việt, viết thư trả lời cho Sứ thần Lý Giác.

        Thư viết theo điệu “Tống vương lan qui” như sau:

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương祥光風好錦帆張

        Thần Tiên Phục đế hương.神仙復帝

        Thiên lý vạn lý thiệp thiên lảng,千里萬里涉滄浪

        Cửu thiên qui lộ trường.九天歸路長

        Nhân tình thảm thiết đối ly tràng,人情慘切對離腸

        Phan luyến sứ tinh lang.攀戀使星郎

        Nguyện tương thâm ý vị Nam cương,願將深意為南強

       

Phân minh tấu ngã hoàng.分明奏

        Lẽ ra, Phân Minh Tấu “ Thượng “Hoàng, mới đúng. Ngã Hoàng”là Vua của Mình” Vì Sứ thần

          Về lại Tàu, Tâu tốt với vua Tàu về việc của “Nam cương”.!

       

HT.Mật Thể, Dịch:

         Gió hòa phất phớt chiếc buồm hoa,      

 Thần tiên trở lại nhà.(Tôn trọng cao quí)

         Đường muôn nghìn dặm trải phong ba,

Cửa trời nhắm đường xa.

         Một chén quan-hà dạ thiết-tha,   

 Thương nhớ biết bao là.

         Nỗi niềm xin nhớ cõi Nam hà,

         Bày tỏ với vua ta.       

 

HT.Huyền Tôn, Dịch:

        Gió lộng buồm hoa thuyền lướt mau,    

Sứ thần trở lại “Tàu”. (1)

        Biển rộng ngàn xa cảm xót đau,   

Trời xanh,xanh một màu.

        Ân nghĩa người Nam thấm ngọt ngào,

         Lưu luyến lòng xốn xao.

        Tình thâm chan chứa biết là bao, 

Tâu rõ với Vua Nhà. (Thượng Hoàng).

(1): Tôn kính không quá cao.

         

7. CÓ , KHÔNG ?Thi cảm: HT.Huyền Tôn.

        Chớ vương vào có, mơ có có,

        Học đạo không không, phải thật không.

        Có có mà chi, đeo với có,

       

Đã không, thì chớ cột vào không.

        Luân-hồi sanh-tử, ôi có có!

        Bỏ hết trần lao lặng lẻ không.

        Có không, có có, không không có,

        Bạn đã thấy gì, lẽ có không?

        Cái có Chơn-thường là có có.

        Cái không, không thiệt lại không không.

        Tất cả đều không, không thật có,

        Hiểu rồi thật có với thật không.

Không như sừng thỏ, là không có!

        Có tợ chiêm bao, ấy có không?    

Chẳng chấp vào không, chấp vào có,

        Thong dong tự tai, kể gì Có Không.

       

        8. HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ.

        Nhạn Quá Trường Không,鴈過長空

        Ảnh Trầm Hàn Thủy.影沈寒水   

Nhạn Vô Lưu Tích Chi ý,鴈無留跡之意

        Thủy Vô Lưu Ảnh Chi Tâm.水無留影之心

       

HT. Nhất Hạnh, Dịch:

        ‘Nhạn bay ngang trời,

 Bóng chìm đầm lạnh.

        Nhạn không có ý để lại dấu tích,

        Nước không có ý lưu giữ bóng hình.’

       

HT.Huyền Tôn, Dịch:

        Nhạn bay trên không,

 

Bóng chìm trong nước.

        Nhạn không có ý lưu hình,

        Nước đâulại giữ bóng hình Nhạn bay.

 

        Thiền ý : Đọc lời Thơ, Thấy cả có lẫn không. Có, có tất cả. Không, không tất cả! “Tánh

        Không” nhiệm mầu của “Thiền Thi” làm cho người đọc hiểu được Vật thể hiện ở nơi đâu,

        Thì Tâm ảnh hiện ở nơi dó. Ly hai cảnh Tiền-trần tức nhận được Chơn-không.

 

        9. Vạn Hạnh Thiền Sư.

        Thân Như Điện Ảnh Hữu Hoàn Vô,身如電影有還無,

           Vạn Mộc Xuân Vinh Thu Hựu Khô.萬木春榮秋又枯.

           Nhậm Vận Thạnh Suy Vô Bố Úy,任運盛衰無佈畏,

 Thạnh Suy Như Lộ Thảo Đầu Phô.盛衰如露草頭鋪.

       

HT. Mật Thể, Dịch:

        Thân như bóng chớp chiều tà,

        Cỏ xuân tươi tốt, thu qua rụng rời.

           Sá chi suy thạnh ở đời,

           Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

       

HT.Thanh Từ, Dịch:

           Thân như bóng chớp có rồi không,

           Cây cỏ xuân tươi, thu đượm hồng.     

          Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,

          Thạnh suy như cỏ hạt sương đông.

 

HT. Huyền Tôn, Dịch:

        Thân như bóng chớp córồi không,

       

Cây cối xuân xanh, thu đổi hồng.

        Mặc cuộc thạnh suy đừng lo sợ,

           Thạnh suy như giọt,đọng sương đông.

 

10. Chuyết Công Thiền Sư. Đời thứ 27, Tông Lâm Tế,

            Trước Khi Viên Tịch Ngài Nói Thi Kệ :

 

Sấu Trúc Trường Tùng Trích Thúy Hương,瘦竹長松滴翠香

Lưu Phong Sơ Nguyệt Độ Vi Lương.流風初月度微涼

Bất Tri Thùy Trụ Nguyên Tây Tự,不知誰住原西寺 ?

Mỗi Nhựt Chung Thanh Tống Tịch Dương.每日鐘聲送夕陽

       

HT.Thanh Từ, Dich:

        Tre gầy thông vót nước rơi thơm,

           Gió thoảng trăng non mát rờn rờn.

           Nguyên Tây ai ở người nào biết?

           Mỗi chiều chuông nổi đuổi hoàng hôn.

 

HT. Huyền Tôn, Dịch:

        Tùng dài tre ốm nhỏ giọt thơm,

           Trăng non gió thổi mát nhẹ vờn,

           Nguyên Tây cổ tự ai đang ở ?

           Chuông chùa ngân tỏatản hoàng hôn.

Nói kệ xong, Sư bảo đại chúng; “Nếu ai động tâm khóc lóc,không phải là đệ

        Tử cùa ta”. Sư ngồi yên thị tịch, mùi hương lạ. đầy chùa cả tháng mới tan.

         Đồ chúng xây tháp để nhục thân của Sư tại núi Phật Tích,

        Kính mến chào độc giả!. HT.Thích Huyền Tôn.

        Mùa Vu-Lan 2642, VL.4897. Kỷ-hợi (TL.2019). 

       

 

 

       

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2020(Xem: 7916)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người. * Một là “nhan thí”: nụ cười Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình Hân hoan, niềm nở, chân thành Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.
14/08/2020(Xem: 7013)
Đi làm Phật sự phải tùy tâm Nếu không, vướng mắc những sai lầm Thần tiên ngó xuống đều bất mãn Phật và Bồ-tát chẳng tán ngâm
14/08/2020(Xem: 9630)
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ não sẽ theo ta Như xe , theo vật kéo. Thế gian tâm vốn đứng đầu Là duyên kết nối là cầu tương giao Nhiễm tâm sóng biển xôn xao Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi. Khổ đau trong kiếp luân hồi
13/08/2020(Xem: 11546)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
11/08/2020(Xem: 6747)
Thì thầm cùng hạt bụi Kính bạch Thầy, nghe qua pháp thoại của Thầy về các Bồ Tát thường tụng niệm và mới đây qua Pháp thoại của Sư Thúc về “ Năm loại trí tuệ” con đã chiêm nghiệm và đúc kết hai bài thơ này . Kính dâng đến Thầy với muôn vàn đa tạ vì trong mùa đại dịch này con mới được nghe những lời giảng của những bậc giảng Sư quá uyên thâm trong Phật Pháp và chứa đựng Tâm Đại Từ Đại Bi Kính chúc sức khỏe Thầy , kính HH Đây quả hiện tại, nhân gieo từ ngàn kiếp ! Nên niềm tin vững chắc đã thành hình. Dù còn nhiều bụi bám vẫn theo mình Rất vi tế ẩn núp trong vườn tâm đâu đấy !
10/08/2020(Xem: 5825)
Nhất Tâm ! Kính bạch Thầy sau khi trở lại thời biểu tu tập đã xáo trộn bấy lâu nay, chợt nghe lại một bài giảng thật hay về chữ Nhất Tâm trong phẩm 80 của Kiá Bát Nhã con có hai bài thơ kính dâng Thầy xem cho vui như chia sẻ thêm chút tiến bộ của con đã dùng thời gian tu tập mà quên đi những ý nghĩ tiêu cực trong mùa đại dịch này . Kính chúc Thầy pháp thể kinh an , Hh Mười mấy năm qua tụng thường ... chưa liễu nghĩa “Nhất tâm đảnh lễ “ bốn chữ quá thâm sâu Đại duyên ... pháp thoại giảng rõ lý mầu Siêu việt “ Nhất Tâm “ trong ngàn người có một ?
10/08/2020(Xem: 7157)
“Em về mấy thể kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?”(*) Đường tu như sóng bềnh bồng Nổi trôi lên xuống theo dòng thời gian Ngẫm xem cũng lắm gian nan Thị phi nhân ngã thế gian khôn lường... Nhưng may ta đã tỏ tường Lời thầy giảng rõ Vô Thường, Có, Không
10/08/2020(Xem: 10722)
Ân Bồ Tát cao sâu non biển Gieo tình thương mầu nhiệm vô biên Từ bi ban bố khắp miền Khai mầm an lạc , bình yên cho đời Lời Đại Nguyện giúp đời cứu thế
09/08/2020(Xem: 12963)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
08/08/2020(Xem: 7025)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền Chỉ như hạt bụi vương thềm;
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]