Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngàn Nhà Qua Một Bát

15/05/201917:58(Xem: 7029)
Ngàn Nhà Qua Một Bát
nhat bat thien gia phan


NGÀN NHÀ QUA MỘT BÁT


Mấy ngày nay người con Phật thật hoang mang về một bức hình:
Một người ngồi ngang hàng với Đức Phật. Nhìn bức hình TT kính cảm tác bài thơ này để trình lên chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử gần xa.

Đấng Toàn Giác cả một đời cứu khổ
Mỗi bước đi Ngài chuyển hoá tha nhân
Trời và Người đều quy ngưỡng muôn phần
Bậc Xuất Trần ngàn nhà qua một bát.

Đừng vẽ Ngài ngang hàng với kẻ khác
Ngài là Đấng Thượng Tôn khó sánh bì
Khắp muôn người đều đảnh lễ quy y
Đem ánh đạo niềm tin vào cõi mộng.

Hãy nhớ nghĩ về Ngài qua cách sống
Chớ xem thường mà trọng tội miệt khinh
Xin hướng lời Phật dạy sống anh minh
Đừng động chúng trên con đường tu học.


  Dallas Texas, 14-5-2019
           Tánh Thiện

VN-Thich-Thanh-Quyet-Tranh-HCM

BỨC TRANH TUYỆT TÁC ?

Đây có phải là bức tranh tuyệt tác?
Một người ngồi ngang với Phật trong tranh
Hình ảnh này thấu tận tới trời xanh
Muôn người thấy sẽ cười ra nước mắt.


Phật là Đấng Giác Tri lòng Như Thật
Đừng vẽ Ngài so sánh với một ai
Cuộc đời Ngài là ánh sáng sao mai
Lan toả khắp trời người không quản ngại.


Tôi muốn nói mà chẳng gì sợ hải
Bức tranh này cần phải dẹp bỏ đi
Dù biết rằng người vẻ thiếu nghĩ suy
Tôi vẫn thấy thương người mà không oán.


  Dallas Texas, 13-5-2019
            Tánh Thiện



DƯ ÂM MỘT BỨC TRANH 

Kính bạch Thầy, phải đợi đến hai ngày để suy nghĩ làm sao mà một lễ hội long trọng với sự tham dự của nhiều đại diện Phật giáo trên thế giới mà lại đem trưng bày một bức tranh có tính cách báng bổ như thế . Kính xin Thầy cho phép con được nói lên vài suy tư của con đối với sự lầm lạc của một người muốn tung hô....nhưng lại thất bại não nề . Kính dâng Thầy và bạn đọc và kính cảm ơn thì hữu Tánh Thiện là người đầu tiên phản kháng bằng ngòi bút Đạo Pháp thật tuyệt ..


Làm sao sánh... ngang hàng bậc Siêu Việt ? 

Như Đấng Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi .

Ngàn vạn năm soi đuốc ...bất tư nghì ! 

Thương cho kẻ vụng suy ...chôn đi tên tuổi .

Làm sao sánh voi tượng ngang hàng với muỗi .

Khá nực cười ....kẻ ngu muội muốn chen chân ! 

Vào biển Pháp ...chỉ nhặt lấy chiếc khăn trần 

Phủ lên mặt để che đi ...lời mắng nhiếc . 

Hàng vạn cách để tung  hô .... thật đáng tiếc 

Sao....dựa vào tính mầu nhiệm thiêng liêng ? 

Của  một tôn giáo, một chân lý ....vô biên .

Mà khoa học ...mới vừa chạm chân tới ! 

Khuyên ai đó nghĩ  sâu ...cuộc sống mới !!! 

Nam Mô A Di Đà Phật . 

Huệ Hương 



VN-Thich-Thanh-Quyet-Tranh-HCM


Tranh vẽ HCM ngồi ngang Phật Thích Ca:
‘Phật giáo quốc doanh thời mạt pháp’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cộng đồng mạng xã hội hôm 12 Tháng Năm bày tỏ phẫn nộ về bức tranh sơn mài dát vàng “Đạo Pháp và Dân Tộc” được vẽ một bên là Phật Thích Ca Mâu Ni, một bên là Hồ Chính Minh (HCM) và ở giữa là bánh xe chuyển pháp luân. Nhiều người coi đây là minh chứng cho “Phật giáo quốc doanh thời mạt pháp.”

Bức tranh có kích cỡ 2 x 4.2 mét, của họa sĩ Ngô Hải Yến cùng nhóm họa sĩ được cho là vẽ từ ý tưởng của ông Hà Huy Thanh, cháu của cố Tổng Bí Thư CSVN Hà Huy Tập.

Tranh do Thượng Tọa Thích Thanh Quyết, phó chủ tịch “Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam,” đồng thời còn là đại biểu Quốc Hội tỉnh Quảng Ninh giới thiệu mừng đại lễ Phật Đản.

Báo điện tử VTC News tường thuật rằng buổi lễ ra mắt bức tranh nêu trên “diễn ra trong tiếng vỗ tay không ngừng của các tăng ni, Phật tử.”

Thượng Tọa Quyết được VietNamNet dẫn lời: “Bức tranh là trí tuệ, chất liệu tâm huyết của người Việt Nam vẽ đức Phật và HCM. Năm nay ngày sinh của đức Phật và HCM trùng nhau, hiếm có ngày nào như vậy, vì vậy tâm thành của các cư sĩ Phật tử, tri thức và các hoạ sĩ đã vẽ một bức tranh đặc biệt như vậy. Đức Phật tổ Thích Ca và HCM đều là những vị cứu tinh của nhân loại, càng có ý nghĩa hơn khi đúng với tinh thần của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là ‘Đạo Pháp và Dân Tộc’ mà trong đó, Đức Phật biểu trưng cho đạo pháp, HCM tượng trưng cho tinh thần dân tộc.”

Người được mạng xã hội gọi là “sư quốc doanh” này trụ trì khu di tích-chùa Yên Tử và chùa Phúc Khánh, nơi hàng năm đều tổ chức lễ dâng sao giải hạn và đại lễ cầu an và được chính quyền huy động hàng trăm cảnh sát bảo vệ an ninh.

Bức tranh vẽ Phật Thích Ca và HCM bị nhiều blogger chỉ trích là biểu hiện của mạt pháp và là cách “Phật giáo quốc doanh” mừng Đại Lễ Phật Đản.

Tuy vậy, thực tế là nhiều chùa ở cả ba miền tại Việt Nam đều có để hình ông Hồ, bên cạnh tượng Phật trong khu thờ. Thậm chí, mới đây người ta còn phát giác một ngôi chùa tại Đà Nẵng để hình cố Chủ Tịch Nước CSVN Trần Đại Quang trong khu thờ.

Luật Sư Luân Lê bình luận trên trang cá nhân hôm 12 Tháng Năm: “Thích Thanh Quyết, kẻ bán sao trên trời không cho nợ dù chỉ một đồng, vẫn đứng vào hàng ngũ nhà Phật, trưng một bức tranh để hình chân dung HCM sánh ngang với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôi không còn tưởng tượng nổi thứ đạo Phật bị báng bổ và hủy hoại đến khi nào mới dừng lại?”

“Đức Phật không sát sinh đến một con kiến, và không màng lợi danh hay vị thế chính trị (cung triều) để hành hương cứu vớt chúng sinh bằng việc phổ độ giáo lý, phật pháp nhằm làm cho con người bao dung, bớt đi khổ hạnh do lòng tham (tranh đoạt), tâm sân (thù, ghét, hận), sự si (ngu dốt) tạo nên, trong đó có ngũ giới cấm kỵ. Ông Hồ còn phải khóc lóc và xin lỗi trước toàn dân về cuộc cách mạng cải cách ruộng đất gây bao đau thương khiến hàng trăm ngàn người bị đấu tố, bị cướp đoạt điền địa và bị giết,” theo Facebook Luân Lê.

Thượng Tọa Quyết cũng từng bị Luật Sư Nguyễn Danh Huế chỉ trích trên trang cá nhân hồi Tháng Hai, 2019: “Với hàng loạt chức danh, đúng ra ông Thích Thanh Quyết phải thượng tôn pháp luật, phổ biến phật pháp, làm cho người dân hiểu đúng về đạo phật, tránh u mê và tránh cho người dân bị kẻ xấu lợi dụng. Thế nhưng ông Quyết đã không làm vậy, ngược lại trong nhiều năm qua, ông tổ chức cúng dâng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh – một hình thức mê tín dị đoan không có trong giáo lý của đạo Phật, làm cho dân chúng mê muội, gây ách tắc giao thông, gây mất trật tự công cộng, làm nhếch nhác đô thị và làm xấu hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.”

Đến nay, nhiều blogger vẫn nhắc lại phát biểu hùng hồn của ông Quyết tại một phiên họp Quốc Hội hồi năm 2014: “Đảng và nhà nước Việt Nam phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Bắc Hàn.” (T.K)

Source: https://www.nguoi-viet.com/




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2015(Xem: 30745)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 11899)
Một hôm trời nóng nực Kiến thở than buồn bực “Chao ơi! Khát quá lâu Biết kiếm nước nơi đâu Thân tôi mệt xiết bao Không đi nổi nữa nào!”
03/02/2015(Xem: 13640)
Tâm ta bàn bạc khắp muôn nơi Dính mắc nên chi khổ lụy đời Buông xả dục ly không phân biệt Thong dong tự tại thật tuyệt vời Không cố chấp nên cuộc đời giải thoát Ít muốn ham nên cuộc sống thảnh thơi Hiểu và thương nên quyết chí độ đời Không phân biệt lộ “bản lai diện mục”
03/02/2015(Xem: 10154)
Xuân Ất Mùi mơ ước thanh bình Nắm tay chào đón ánh bình minh Chúng ta dù màu da có khác Ai cũng mang máu đỏ trong mình
03/02/2015(Xem: 16308)
Trước đây khá lâu, trong site VietShare (site này bây giờ không còn nữa), một blogger, lấy ký hiệu là Tâm Nguyên (TN), có một ý kiến tuyệt vời : TN đề nghị mọi người cùng nhau viết một « Bài Thơ Liên Ngâm ». Chủ đề là « Quê Hương Yêu Dấu », và thể thơ là « Song Thất Lục Bát ». Mỗi người đóng góp 4 câu, và có thể đóng góp nhiều lần. Liên ngâm nghĩa là người viết sau phải tiếp vần với người viết trước.
01/02/2015(Xem: 8877)
Cái thuở tinh khôi đường lộng gió. Chung niềm ước vọng ý cao bay. Tôi – Em , từ độ trăng cài mộng Mơ giữa đường trăng, mộng vẫn gầy.!
01/02/2015(Xem: 10575)
Tâm vô úy khi bảo toàn giới luật Sống chánh chân biết đủ ít nhu cầu Không lệ thuộc bất cứ ở đâu lâu Lòng thanh thản an nhiên cùng nhân thế
30/01/2015(Xem: 9138)
Rèn đạo đức không gì bằng Chánh Mạng Nghiệp thiện lành lợi ích mọi chúng sinh Không chỉ riêng nuôi dưỡng bản thân mình Giúp tất cả không chạy theo vọng tưởng
30/01/2015(Xem: 10306)
Thấy rõ ràng khi tập trung tư tưởng Chân lý bày lợi ích khắp nhân gian Một tiến trình hướng đến quả niết bàn Định chân chính khi thiền cùng minh triết
30/01/2015(Xem: 22306)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]