Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tri Ân và Đảnh Lễ Nhị Vị Tôn Sư (thơ)

05/04/201908:00(Xem: 9959)
Tri Ân và Đảnh Lễ Nhị Vị Tôn Sư (thơ)
ht nhat hanh-ht thanh tu

           TRI ÂN VÀ ĐẢNH LỄ NHỊ VỊ TÔN SƯ
           Kính dâng  HT Thanh Từ & HT Nhất Hạnh
1.
Về thôi, cuộc lữ ngắn dần
Về đây hiện hữu trong ngần hư vô
2.
Thầy ngồi một cõi Tâm An
Niềm vui hạnh phúc ngập tràn thiền môn
Bao bài pháp giảng vô ngôn
3.
Núi bạc đầu sừng sững
Lưng trời vạt nắng rơi
Nửa cầu vồng lờ lững
Nhẹ nhàng thở ba hơi!
4.
Thầy ngồi yên
Tứ chúng đồng an
Ơn Thầy bát ngát vô vàn
Khắc ghi!
5.
Từ thuở ban sơ ta đến đây
Học hiểu và thương, học mỉm cười
Chợt nghe trống vắng hồn lữ khách
Thấp thoáng cũng tròn cõi mộng du
6.
Chín mươi hơn mòn mỏi
Chờ học trò lớn khôn
Con vẫn chưa tỉnh ngộ
Đưa tay chào vô ngôn
7.
Bụi đường còn vướng chưa về được
Thầy cũng lặng thinh chỉ mỉm cười
Trầm luân khổ ải ai tự biết
Thầy bảo nhớ không? Mộng! Kiếp này!
8.
Hứa với lòng về thăm Thầy tổ
Mòn mỏi rong chơi khắp Đông Tây
Về chưa lữ khách hồn non dại
Quy tổ nhập môn trí tuệ đầy!
9.
Gởi lại trời Tây, huyễn Dương cầm
Tình ca thuở mộng mối tình chung
Tìm về Đông độ, đàn Bầu cảm
Ôi cõi ban sơ, biển, núi, rừng
10.
Đi về bóng ngả  chiều tà
Cỏ cây giẫm mãi nắng ngà hoàng hôn
11.
Nắng vàng phủ lối con về
Đường quê cô quạnh hẹn thề là đây
Đồi thông bát ngát bóng mây
Nội tâm bồi dưỡng ngất ngây cõi lòng
Đôi vai nhật nguyệt sắc không
Ung dung thong thả bến không nhẹ hìu
12.
Cõi trầm luân ngắn lại
Đi và về không hai
Đến đi hằng tự tại
13.
Thầy vẫn ngồi yên lặng
Nhìn con thơ mỉm cười
Con cúi đầu đảnh lễ
14.
Lòng buông
Vượt bến sông mê
Thân tâm thường định đề huề Như Lai
15.
Thầy ngồi bốn cửa bình an
Thiên hà đại định khinh an cõi trần­
Bản môn
Bất nhiễm
Sắc không
Rõ ràng thường biết tánh Không bạt ngàn!
 

Tâm Thường Định










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/07/2024(Xem: 4058)
Vạn vật bao trùm tính nhị nguyên trong một hiện tượng! Ý thức và vật chất hai thái cực khác nhau Dù tương phản lại không tìm ra điểm bắt đầu Vậy nên đừng tách biệt mà hãy nhìn về sự tương tức (1)
22/07/2024(Xem: 2953)
“Lo hoán cốt”. Lo nghĩa là chăm lo. Hoán nghĩa là làm thay đổi. Cốt là xương. Lo làm thay đổi xương cốt của mình. Xương cốt của mình là xương cốt của nghiệp. Bởi thân mình là thân nghiệp. Vì vậy tham dự khóa học, hằng ngày hằng giờ hằng phút hằng giây mình tu tập tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, sám hối, nghe pháp, công phu công quả làm các việc lành là nhằm để chuyển hóa xương cốt của thân nghiệp của mình để cho thân của mình mỗi ngày mỗi nhẹ mỗi giờ mỗi nhẹ, mỗi phút mỗi nhẹ mỗi giây mỗi nhẹ.
15/07/2024(Xem: 5338)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
14/07/2024(Xem: 2875)
Rất hiếm cơ hội tham dự buổi Thiền trà thật ý nghĩa Trân quý thay tình đạo pháp, khi hoà hợp bên nhau Dù luôn giữ Chánh niệm từng giây phút, mọi cử chỉ nào Vẫn mang thông điệp chia sẻ niềm vui thật tinh tế !
08/07/2024(Xem: 2609)
Hãy khao khát được trưởng thành trong trí tuệ Tập luyện cho mình một định hướng “ngẫng đầu “ Sẽ sống thật hơn, khi nội tâm càng thẫm sâu Bằng nhiều trạng thái chủ động cách tích cực (1) Sẽ vượt qua thử thách, đối phó vật chất, tinh thần áp lực!
01/07/2024(Xem: 2944)
Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! Nên vẫn mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích ! Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay
01/07/2024(Xem: 1579)
Ngọt lành hai tiếng à ơi... Mẹ ru con ngủ tròn đời gió sương Tiếng lời mình, tiếng yêu thương Tiếng lời kinh Bụt thơm hương thơm trầm.
30/06/2024(Xem: 4073)
Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài tên thật là Trần Khâm. Sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi 15 năm từ 1278 đến 1293, nhường ngôi cho con lên làm Thượng hoàng 6 năm từ 1293 đến 1299, sau đó ngài đi tu 9 năm từ năm 1299 đến năm 1308. Năm 1308 ngài viên tịch. Trụ thế 50 tuổi Tây, 51 tuổiTa. Đó là cuộc đời của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là anh hùng dân tộc, là một bậc minh quân, là vị tổ khai sáng ra dòng thiền Việt Nam. Hồi Thứ Nhất:
29/06/2024(Xem: 2456)
Mừng Sinh Nhật Sư Phụ bảy lăm Tuệ giác càng thêm sáng trăng rằm Xuất, Tại gia đệ tử cầu chúc Hoằng dương đạo pháp mãi trăm năm Kể từ khi Thầy đến Tây Âu Ánh sáng từ bi rất nhiệm mầu Những đóa sen trồng trên xứ tuyết Chúng con ghi dậm nét thâm sâu
28/06/2024(Xem: 2700)
Hôm nay sinh nhật Thầy Con biết chúc gì đây? Bao lời văn trau chuốt Tác giả đã diễn bày con đọc trên Viên Giác Tán tụng công đức Thầy Sáu mươi năm hành đạo Bảy mươi lăm tuổi đời Cuộc đời trôi qua mau Thầy tạo bao ân đức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]