Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Tu ngồi, tu nằm

16/03/201921:43(Xem: 7563)
Truyện thơ: Tu ngồi, tu nằm

ngoithien -1a
TU NGỒI, TU NẰM

 

Ngày xưa có một ông thầy

Tu hành ngồi mãi cả ngày thật chăm

Lạ thay thầy chẳng thích nằm

Trụ trì chùa lớn, tiếng tăm vang rền,

Bao nhiêu đệ tử kề bên

Chẳng ai có được cơ duyên trọn đầy

Học theo khổ hạnh của thầy

Ba oai nghi giữ hàng ngày mãi thôi

Chỉ đi, chỉ đứng, chỉ ngồi

Không nằm chi cả. Mọi người gắng theo

Thật là khó biết bao nhiêu

Tuy nhiên đệ tử sớm chiều quản chi.

*

Một hôm có chú sa di

Từ xa lưu lạc xin về đây tu

Và xin ở lại trong chùa

Thầy nghe biểu lộ tâm từ nhận ngay,

Chú xin hầu cận bên thầy

Để hòng học được cái hay đạo mầu

Hạnh tinh tấn đứng hàng đầu,

Thầy vui chấp thuận! Trước sau đẹp lời!

Nhưng hằng đêm khi thầy ngồi

Suốt cho tới lúc sáng trời, rất chăm!

Thì trò kia cũng cứ nằm

Suốt cho tới sáng, cũng hăng vô cùng!

Thầy lưu ý thấy lạ lùng

Nhưng mà thấy chú cũng không chây lười

Luôn luôn tỉnh táo đáp lời

Thầy vừa sai bảo, chú thời làm ngay

Chu toàn bổn phận tốt thay

Thầy đâu có cớ la rầy trò đâu!

Ông thầy thầm nghĩ trong đầu

Tiếc cho đệ tử trước sau tận tình

Lại thêm rất mực thông minh

Cứ nằm ỳ mãi! Tu hành uổng thay!

*

Cuối cùng rồi đến một ngày

Ông thầy phải dạy chú hay biết rằng:

"Chớ nên tu cái hạnh nằm

Nếu tu nằm mãi cũng bằng uổng thôi

Coi chừng thành rắn mất rồi!"

Sa di kính cẩn trả lời thầy ngay:

"Bạch thầy! Suốt cả năm nay

Nếu thầy ngồi mãi có ngày không xa

Thân hình thầy sẽ biến ra

Cũng thành con cóc thôi mà! Khác đâu!"

Thầy nghe trò nói dứt câu

Tức thời chợt ngộ đạo mầu! Lành thay!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng theo bản văn xuôi trong

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO)

______________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2018(Xem: 6855)
Hai hình ảnh một cuộc đời: Trong khi Ôn Nhất Hạnh về lại quê xưa thì Ôn Quảng Độ đã về lại Thái Bình, Bắc Việt. Vâng, đó là nguồn cội, là quê hương, nơi mà hai Ôn đã từng sống và lớn lên. Bây chừ cuối đời về thăm quê nhà. Ôi, còn gì đẹp hơn hai chữ: TRỞ VỀ. Hôm nay, con viết bài để luôn nhớ về hai hình ảnh đó, nhưng cùng chung một tấm lòng với quê hương, dân tộc. Thầy về xứ Bắc xa xôi Vui cùng vui với mây trôi tháng ngày Bao năm tranh đấu miệt mài Tan theo con sóng trải dài quanh năm Bây chừ ngắm hưởng gió trăng Một mình lặng lẽ âm thầm thong dong Cuộc đời nay trở về không Phút giây nhìn lại mây hồng thoáng qua Lòng Thầy trải rộng bao la Như vầng sao sáng toả ra khắp trời.
30/10/2018(Xem: 9671)
TẠ ƠN TAM BẢO Tạ ơn Tam Bảo chở che Ác ngăn việc trước, lành dè việc sau Trải bao ngày tháng cơ cầu Vững tâm chánh niệm phủi lau bụi hồng.
30/10/2018(Xem: 10360)
Ngày xưa có một gia đình Tiền rừng bạc bể quả tình giàu sang Con trai sinh được một chàng Trưởng thành, học vấn vững vàng vừa xong Chàng bèn quyết chí một lòng Bao nhiêu tham dục chàng không còn màng Xuất gia vào chốn rừng hoang Sống đời ẩn sĩ đạo vàng chuyên tâm.
28/10/2018(Xem: 15869)
Như vậy là Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có mặt tại quê hương Việt Nam được 4 ngày, kể từ chiều 26 tháng 10 năm 2018. Thế là Thầy Nhất Hạnh đã về Việt Nam, quê hương mình lần thứ 5 trong cả cuộc đời 93 năm tuổi của Thầy. Hạnh phúc này không của riêng ai, của riêng thầy, của các học trò Thầy, mà của tất cả dân tộc Việt Nam và đất nước Việt Nam.
24/10/2018(Xem: 13784)
Chánh Pháp, số 83, tháng 10.2018, ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ TÌM LỐI SỐNG (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ CAO ĐẸP NGƯỜI TU (thơ Thích Viên Thành), trang 10 ¨ TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT (Dalai Lama - Tuệ Uyển dịch), trang 11 ¨ VÔ NGÃ, TRĂNG GIÀ, DƠI, LUÂN HỒI (thơ Chu Vương Miện), trang 15 ¨ ĐỨC PHẬT: THẤY PHÁP LÀ THẤY TA (Nguyên Giác), trang 16 ¨ MẤT NGỦ, MẸ TÔI KỂ, BỨC CHÂN DUNG CUỘC ĐỜI (thơ Pháp Hoan), trang 21
21/10/2018(Xem: 16350)
Ngắm Hoa (thơ của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, cảm tác sáng ngày 09/10/2018 ), Ta với hoa ai già ai trẻ Nghĩ ra rồi cái lẽ như nhau Hoa có từ nghìn xưa, có mãi đến nghìn sau Ta sinh ra từ vô thỉ và còn sinh mãi mãi Tâm Bồ Tát không bao giờ sợ hãi
21/10/2018(Xem: 10032)
Trái Đất là gia đình Con sẽ luôn giữ gìn Sạch trong và xinh đẹp Con thương quý đất lành Mến yêu môi trường xanh Trân quý nguồn nước mẹ Và hết thảy muôn loài. Con là người bảo hộ Hành tinh nuôi dưỡng con. Nắm tay cùng bè bạn, Nguyện gìn giữ Đất Này!
19/10/2018(Xem: 12709)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng Kiêu căng, bạo ngược, tàn hung Khiến người hầu cận, tùy tùng không ưa
18/10/2018(Xem: 7843)
Tưởng tâm con dự Đạo Tràng Diễn ngâm Thơ Pháp chứa chan Đạo tình Lời Thầy khai thị phân minh Mong người thẩm thấu chuyển mình thăng hoa
16/10/2018(Xem: 6585)
Trùng dương biển thắm gió ngàn khơi, Ánh giác rạng soi ngập đất trời. Trực nhận chơn tâm xa bể đắm, Hằng nghe diệu pháp cạn châu rơi. Nguồn thiền lặng lẽ mây từ rỡ, Nẻo đạo thênh thang tuệ mẫn khôi. Vẩy nét thiền thi khai ấn để, Cô Viên, Đề Thính lặng âm rồi...!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]