Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sao Con Người Vẫn Khổ?

11/02/201907:26(Xem: 7173)
Sao Con Người Vẫn Khổ?

cau hoi


Sao Con Người Vẫn Khổ?

Khi con người lạc hậu còn đi bộ. 
Rồi lần lần biết cưỡi ngựa, cưỡi trâu.
Rồi lần hồi thông minh tìm ra hơi nước,
Rồi máy bay, xe lửa, xe hơi.
Và trong tương lai có thể du hành bằng hỏa tiễn.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi con người còn chui rúc trong  núi rừng, hang động.
Lần hồi chất đá làm nhà,
Rồi biết đốn cây, phá rừng lấy gỗ.
Rồi thông minh tìm ra xi-măng cốt sắt.
Nhà chọc trời, dinh thự mọc lên như nấm.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi con người còn trần truồng, ăn lông ở lỗ.
Rồi lần hồi biết xấu hổ.
Lấy lá che thân.
Rồi thông minh biết nuôi tằm, dệt lụa.
Ngày nay có muôn ngàn quần hàng áo hiệu.
Với cả triệu cô đẹp như giáng thế tiên nga.
Người nào cũng ăn mặc hợp thời trang, đúng mốt.
Cuộc sống tưởng chừng như vô cùng hạnh phúc.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
 
Khi cuộc sống còn hoang sơ, cổ lỗ.
Các cô gái phải giặt lụa ở bến sông.
Lội bùn, quần kéo lên đầu gối.
Rồi văn minh chế ra máy giặt.
Quăng đồ vào máy rồi ung dung nghe nhạc.
Cuộc sống cơ hồ tưởng như quá sướng.
Thế tại sao các bà các cô vẫn khổ?
Vẫn bù đầu chuyện nội trợ gia đình?  
 
Khi con người còn dã man, cổ lỗ.
Dùng gậy đá đánh nhau.
Chết chẳng bao nhiêu.
Rồi văn minh tiến lên cung kiếm.
Chết khá nhiều nhưng cũng chẳng bao nhiêu.
Thế rồi thông minh chế ra thuốc nổ.
Đánh nhau bằng đại bác, máy bay.
Thế chiến nhất, 10 triệu người uổng mạng.
Thế chiến hai, 55 triệu phanh thây.
Rồi đây hỏa tiễn siêu thanh mang bom nguyên tử.
Trong thế chiến ba,
Sẽ chết khoảng tỷ người.
Phải chăng càng văn minh con người càng thê thảm?
 
Thế giới này ai văn minh hơn Nhật Bản?
Nhưng nhiều người về già không  đủ tiền sinh sống.
Khi con cái bỏ đi.
Phải tìm cách phạm tội để vào tù.
Để có cơm ăn, chốn ở và có bầu có bạn.
Chọn ngục tù thay cuộc sống tự do.
Như con chim chui vào lồng để có hạt kê, nước uống.
Phải chăng càng văn minh con người càng khổ?
 
Khi con người còn man di, mọi rợ.
Bị bệnh thì van vái thần linh.
Rổi lần hồi hái lá cây làm thuốc.
Ngày nay có cả triệu bác học và nhà bào chế.
Mà chỉ có thể chế được thuốc độc, thuốc mê hay thuốc ngủ.
Nếu khổ quá thì lao đầu tự tử.
Chẳng có ai chế được “thuốc diệt khổ” cho đời.
 
Khi con người còn mông muội.
Dù chỉ cuối làng, đầu sông, cuối xóm.
Chuyện động trời xảy ra thôi mù tịt.
Con gái lấy chồng xa coi như vĩnh biệt.
Ngày nay máy điện tử, iphone, ipad...
Chuyện ở Cung Trăng xa xôi ai cũng biết.
Hiểu biết quá nhiều, ai cũng là bác học.
Thế tại sao con người vẫn khổ?
Phải chăng kiến thức cũng chẳng giúp ích mấy cho người?
Bạn ơi,
Văn minh chưa phải là hạnh phúc.
Siêu kỹ thuật không phải cứu cánh của cuộc đời.
Khoa học chỉ thỏa mãn trí thông minh.
Nó chỉ là tiện nghi.
Không diệt trừ được đau khổ.
Và chẳng đem lại hạnh phúc cho ai.
Qua bốn thời kỳ cách mạng khoa học và văn minh tột đỉnh,
Sao khổ đau vẫn tiếp tục hoành hành?
Và mỗi lúc mỗi thêm chồng chất.
Hệ thống liên mạng toàn cầu, diễn đàn, twitter, facebook.
Giúp ích cho người thì ít.
Nhưng lại là cội nguồn của mọi nhức đầu.
Loài người dường như thản nhiên tìm vui trong đau khổ.
Sự thông minh của con người,
Giống như thiêu thân lao vào ánh lửa.
Bạn ơi,
Trên Thiên Đàng vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Trong cung vàng điện ngọc vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Nước nhược non bồng nơi Tiên ở vẫn có sinh-già-bệnh-chết.
Lên non “tìm động hoa vàng” vẫn không tránh khỏi khổ đau.
Dù tiên nga giáng thế vẫn có khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Dù siêu mẫu, hoa hậu hoàn vũ vẫn có khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Dù tỷ phú cũng không thoát khỏi khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.
Dù quyền thế như Tần Thủy Hoàng, Hitler, A Lịch Sơn Đại Đế…
Vẫn không thoát khỏi sinh-già-bệnh-chết .
Vậy thì hãy lắng nghe Kinh Rohitassa Sutta:
Của một thời tại thành Xá Vệ,
Tịnh Xá Kỳ Viên.
Vườn của Ông Cấp Cô Độc.
Còn cây của Thái Tử Kỳ Đà.
Vương tử Rohitassa - con một vị thiên vương.
Đến bên Phật, quỳ thưa:
Thế Tôn hi hữu:
Liệu con có thể du hành tới tận cùng của thế giới,
Để biết, để nhìn thấy,
Nơi không có Sinh-Già-Bệnh-Chết,
Không có từ bỏ đời này,
Không có tái sanh đời khác?
Đức Phật bảo rằng:
-Này hiền giả, tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác). Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới.
-Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị ẩn sĩ tên là Rohitassa, con của Bhoja, có thần thông, đi được trên hư không. Tốc độ của con là như thế này, bạch Thế Tôn; ví dụ như một người bắn cung kiên cường, có huấn luyện, khéo tay, thuần thục, với một mũi tên nhẹ có thể dễ dàng bắn xuyên qua bóng một cây ta-la. Bước chân của con là như vậy, như từ khoảng cách từ Biển Đông qua Biển Tây. Với con, bạch Thế Tôn, thành tựu được với tốc độ như vậy, với bước chân như vậy, con khởi lên ý muốn như sau: “Với bước chân đi, ta sẽ đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Bạch Thế Tôn, trừ khi ăn uống nhai nếm, trừ khi đi đại tiện, tiểu tiện, trừ khi ngủ để lấy lại sức, dầu thọ đến 100 tuổi, dầu đã sống một trăm tuổi, dầu đi đến 100 năm, cũng không có thể  đạt được tận cùng của thế giới và giữa đường con đã chết.
Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn; thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn; thật là khéo nói, bạch Thế Tôn, lời nói này của Thế Tôn: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), Ta tuyên bố rằng không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”.
Đức Phật nói tiếp:
-Này hiền giả, ta tuyên bố rằng: “Tại chỗ nào không bị sanh, không bị già, không bị chết, không có từ bỏ (đời này), không có sanh khởi (đời khác), không có thể đi đến để thấy, để biết, để đạt đến chỗ tận cùng của thế giới”. Nhưng này hiền giả, trong cái thân dài độ mấy tấc này, với những tưởng, những tư duy của nó, Ta tuyên bố về thế giới, về thế giới tập khởi, về thế giới đoạn diệt, về con đường đưa đến thế giới đoạn diệt. (*)
Bạn ơi,
Nơi nào cũng có khổ.
Thời nào cũng có khổ.
Hữu thân hữu khổ.
Hễ có cuộc sống là có khổ.
Một thanh niên ở Ấn Độ,
Đã kiện cha mẹ mình.
Vì đã sinh ra anh và đẩy anh vào bể khổ.
Văn minh, kỹ thuật, y khoa chỉ cứu sống con người,
Nhưng không thể chữa lành bệnh khổ.
Van vái thẩn linh không thoát khỏi bệnh khổ.
Khóc than chỉ bớt khổ nhưng không nguôi được khổ.
Chất chứa trong nhà cả tỷ đô-la, con người vẫn khổ.
Đi bộ khổ đã đành, mà ngồi trên máy bay, xe hơi con người vẫn khổ.
Dù sửa sang sắc đẹp như tiên nga giáng thế, con người vẫn khổ.
Dù là vua, quan, tổng thống, thủ tướng, con người vẫn khổ.
Pháp thế gian không thể nào chữa được bệnh khổ.
Văn minh thế này,
Và văn minh hơn nữa,
Con người vẫn khổ.
Dù đưa nhau lên Cung Trăng để ở.
Thì Cung Trăng vẫn có khổ đau.
Thế nhưng với xác thân nhỏ bé này.
Và ngay chính nơi đây.
Với trí tuệ,
Chúng ta có thể chữa được bệnh khổ và sinh-già-bệnh-chết.
Hãy nghiền ngẫm Kinh Rohitassa.
Bạn sẽ thấy sự vi diệu của trí tuệ.
Chỉ có trí tuệ của Phật mới giúp chúng ta thoát khỏi khổ đau và sinh-già-bệnh-chết.


Đào Văn Bình
(California 10/2/2019)
(*) Bản dịch của HT. Thích Minh Châu
 
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2021(Xem: 7559)
Kính dâng Thầy bài thơ bổ túc cho bài Thừa Tự Pháp ( bài thứ ba trong Trung Bộ Kinh ) đã gửi lần trước . Hy vọng lần này sẽ thật hoàn chỉnh và đầy đủ vì con đã nghe đi nghe lại lần thứ ba và sẽ được Thầy hứa khả .. Con đính kèm lại bài Thừa Tự Pháp , nhưng không có copy bài giảng của Sư Sán Nhiên Kính đảnh lễ Thầy, HH Những bài kinh Trung Bộ ... Khi được giảng sâu vô cùng lợi ích Thừa tự Pháp Phật nào phải chỉ đọc, tụng kinh (1) Học hiểu và thực hành ứng dụng đời sống mình Qua câu ngạn ngữ “ Ngọc bất trác bất thành khí , Nhân bất học bất tri lý “
01/09/2021(Xem: 5798)
Ta buồn cho một kiếp người Lầm than mưa nắng khóc cười rả thân Mưu sinh đây đó thị thành Giờ đôi tay trắng gồng mình về quê.
01/09/2021(Xem: 6224)
Hãy “bịt miệng, rửa tay, yên một chỗ” (1) Mọi nghĩ suy phải tích cực lạc quan Sống vị tha trọng nghĩa xóm tình làng Xây dựng lại gia đình nhiều năng lượng
30/08/2021(Xem: 9841)
Nụ cười Anh tỏa nắng Giữa dịch bệnh đau thương Trái tim Anh lấp lánh Trong cuộc sống đời thường
29/08/2021(Xem: 8221)
Mộng trong mộng, ai tỉnh ai say ? Kính bạch Thầy sáng nay nghe lại buổi trà đàm của Sư Thúc (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) có câu hỏi như sau " tại sao trong lúc nước nhà đang bấn loạn vì dịch mà quý Tăng lại có thể an ổn ngồi đây mà tu tập " Con đã tự mình trả lời đáp án qua bài thơ này ...không ngờ lại trùng hợp chút ít với câu đáp của Sư Thúc ( tuy con không đủ trình độ để hiểu rõ hạnh Sa Môn mà Đức Phật đã thuyết giảng ) . Kính dâng Thầy bài thơ này như con chỉ biết dùng năng lượng tu tập để cầu nguyện , kính chúc sức khỏe Thầy , HH Đời người chớp mắt qua đi như giấc mộng Nhưng ... mộng trong mộng ai tỉnh ai say ? Trà đàm vấn đáp ... nhiều câu hỏi thật hay Ta có thể ung dung bình thản ngồi tu Đạo lý ?
29/08/2021(Xem: 6904)
Cỏ hoa là tinh anh của trời đất, nhật nguyêt, nghìn năm kết tụ tạo nên rồi chuyển mình hóa hiện thành em, người em gái dịu dàng, duyên dáng, đoan trang, thuần hạnh, thanh thản một Nàng Thơ vô cùng diễm tuyệt. Hiền thục em về, tỏa ngát hương thanh tịnh trên mắt ngời tuyệt hảo, sáng tinh anh chiếu diệu từ thẳm sâu lòng long lanh, lấp lánh ánh tuệ tâm. Rồi rực bừng lên ngút ngàn hoa nắng lẫn mưa nguồn, tuôn chảy xuống biển trăng ngần, dậy sóng cung đàn giữa trần gian tha thiết huyền ngân… Thác ca suối hát chan hòa cùng sông hồ, biển núi, mặt trời, mặt trăng, mây trắng, trời xanh, sương mù, chim bướm, cỏ hoa…tạo thành bản đại hòa điệu khúc. Rung hồn vũ trụ càn khôn và cũng là vẻ đẹp muôn thuở của thiên nhiên, của thi ca, của âm nhạc, biểu hiện từ cõi giới nội tâm thâm mật, ngân lên bản tình ca bất tuyệt thiên thu.
28/08/2021(Xem: 6643)
Mô Phật Chị ơi Lữ khách dừng chân chốn hồng trần Đường đời vạn nẻo đã gian truân Tìm về chốn cũ vui an lạc Sợi nắng trần gian tắt xuống dần Đừng buồn Chị nhé, em an nghỉ Đã qua rồi một kiếp nhân sinh Đừng nghĩ Xuân tàn hoa không mọc Cành ươm nẩy mộc kiếp lai sinh Duyên nợ chị em nào có mất Em mãi trong Chị, Chị trong em Nào cùng giọt máu yêu Cha Mẹ Nào thân tứ đại vẫn nguyên hình Chị ơi tạm biệt, thôi tạm biệt Hẹn gặp nhau cùng kiếp lai sinh Niệm Phật cùng em vui Chị nhé Cho người trần thế khỏi điêu linh (cảm tác của cư sĩ Diệu Danh, viết cho em trai chị Nguyên Ngọc, Phạm Thiện Sơn Pháp danh Quảng Thanh (15.8.1958-25.8.2021)
27/08/2021(Xem: 9483)
Vững vàng trước gió! Kính bạch Thầy , dư âm bài pháp thoại về Quốc Sư Thông Biện về thế nào là Phật và thế nào là Tổ đã in vào tâm khảm con rất sâu sắc và nhất là khi học kinh Trung Bộ đến bài Sợ Hãi và khiếp đảm . Vì vậy trước mọi thảm cảnh của đại dịch hiện nay khi đọc lời nguyện từ ái này sau thời công phu sáng đã làm con thấy mình vững vàng hơn khi được song song nghe pháp thoại giữa Tổ Sư Thiền được Thầy giảng dạy suốt mùa đại dịch nay lại được nghe Sư Sán Nhiên phân tích từng chi tiết về Tâm , thật là đại phước, tiếc là con chưa được đảnh lễ Ngài . Kính dâng Thầy bài thơ này,và kính đảnh lễ Thày, HH Lời thơ xin đa tạ bậc quý nhân tâm linh dìu dắt Thiện tri thức cùng danh tăng khắp mọi miền Trên bước đường học tập được đủ Phước duyên Đã, hoặc chưa diện kiến kính chân thành đảnh lễ !
27/08/2021(Xem: 8098)
Ôi thật xót thương thay !!! (Cảm xúc sau khi xem clip Ông cụ gõ cửa hàng xóm…) (1) Thân già yếu “hết gạo” đành gõ cửa Xin từng nhà nhưng vẫn nhận số không ! Cửa đóng kỷ nhìn thấy xót xa lòng Ai cũng thủ vậy tình người đâu nhỉ ?
26/08/2021(Xem: 5350)
Bên bếp lửa bập bùng le lói Đọc Chiêu hồn thập loại chúng sinh Nguyễn Du thấu lý đạt tình Giải bao oan nghiệp còn linh đinh này Mịt mù đêm phủ đầy hủy diệt Lệ tràn hơn nước biển đại dương Ơi chao! Tan nát đoạn trường Quặn lòng đứt ruột cảm thương xót buồn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]