Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Thầy Tâm Linh (thơ)

14/11/201807:56(Xem: 7259)
Người Thầy Tâm Linh (thơ)



Thien_Su_2


NGƯỜI THẦY TÂM LINH

 

Với nhiệt tình , phấn đấu  tìm chân lý , 

Gắng lên em...định hướng cuộc đời mình .

Tìm vị Thầy nương tựa ...chuyển tâm linh,

Khi em sẵn sàng, Thầy liền xuất hiện !!

 

Là nguồn cảm hứng giúp ta tập luyện ,

Ruộng phước điền ...hạt giống tốt gieo trồng .

Cùng một niềm tin lý tưởng ngưỡng mong, 

Đạt đến đỉnh cao ...kiếp  này có thể ?

 

Dù sống đúng lẽ Đạo nào phải dễ...

Chỉ cần Thấy ...và Thấy rõ cuộc đời .

Tuỳ duyên thuận pháp áp dụng mọi nơi ...

Lời Thầy dạy ...luôn giữ trong tâm tưởng. 

 

Mừng em nhé ... đã gặp Thầy kính ngưỡng !!!

 

Huệ Hương 






hoa_sen
NGƯỜI THẦY

BÊN TRONG VÀ NHỮNG NGƯỜI THẦY BÊN NGOÀI 

Phải đợi đến nhiều năm sau này tôi mới biết rằng mình thật là có diễm phúc vì được gần gũi và được dạy dỗ bởi những người Thầy đáng kính dù trong Đạo lẫn ngoài Đời 

Còn nhớ khi vừa 16 tuổi ba tôi vì quá tin người nên đã mất trắng tay sản nghiệp chỉ trong vòng một năm làm ăn giao dịch , lúc ấy vì có căn bản học lực rất tốt nên bà hiệu trưởng cũng là Cô giáo dạy Việt  văn thương tôi lắm và vì Cô ...cũng  là học trò cũ của cậu  tôi cho nên đã  giới thiệu tôi kèm trẻ em cho một gia đình thương gia có khách sạn nhiều tầng và tôi dược trả một số tiền khá lớn so với một sĩ quan bấy giờ .cho đến ngày tôi vào Đại học (Sau nầy tôi vẫn hồi hướng công đức mình có được cho gia đình ân nhân ấy dù đã không gặp lâu lắm rồi ....) và nhờ vậy tôi phụ giúp cho cha mẹ trang trải tiền chợ và ăn uống trong gia đình cho đến khi ba mẹ tôi gượng lại được và tiếp tục nuôi dưỡng giáo hoá cho mấy em sau tôi. 

Cũng như trong Đạo năm đầu ở Đại học chúng tôi phải gắng tìm được một người Thầy để nhập môn , Thầy dạy tập sự tôi nỗi tiếng là rất khó và Ông có một cái nhìn rất xuất sắc là thấy được tánh tình người học trò  chỉ trong vòng vài tháng dưới trướng mình và tôi đã được Thầy chỉ ra biết bao nhiêu tánh xấu do vì một nỗi uất hận khi ba mẹ sa cơ và từ đó tôi đã nghe Thầy đọc một câu của St.Exupery  cho đến nay mỗi khi bất mãn tình đời tôi vẫn lập đi lập lại " Trên đường số phận vạch cho ngươi , ngươi hay làm tròn nhiệm vụ rồi hãy lặng tình mà chết " cho dù đã học Đạo và vẫn muốn buông bỏ hết tập khí thế mà câu ấy vẫn còn nằm dưới mấy tầng của A lại da thức ( tàng thức ) và lâu lâu lại trồi lên .

Rồi thì bôn ba xứ người đi đến đâu tôi cũng có những vị Thầy khác nhau từ một nữ tu nhà dòng thánh đến cả những  vị Thầy nơi công sở và cho đến ngày biết Đạo tôi vẫn không biết mình phải nhận ra vị Thầy bên trong của mình nữa cho nên mỗi khi nghe các bài thơ khóc Thầy của những đạo gia nỗi tiếng tôi đã viết riêng vào nhật ký " Biết đến bao giờ mình có được những vị ân sư cao cả như vậy " và cũng không biết rằng KHI MỘT NGƯỜI HỌC TRÒ ĐÃ SẴN SÀNG THÌ MỘT VỊ THẦY LIỀN XUẤT HIỆN " cho mãi hơn năm năm nay tôi mới  gặp được một Chân Sư và có lẽ Thầy đã chia cho chúng tôi ( những đệ tử phương xa ) một chút năng lượng từ và công đức tu tập nên  tôi lại có một tăng thượng duyên là gặp được một sư phụ thứ hai cho đến nay ...với đúng như  là những điều kiện lý tưởng mà tôi đã ao ước và khắc ghi thật đậm nét trong cẩm nang như sau : 

  • Người Thầy phải là người để chúng ta kính ngưỡng . 
  • Người Thầy phải là lý tưởng để ta phấn đấu .
  • Người Thầy là nguồn cảm hứng và sách tấn cho ta trên suốt quảng đường đi tìm chân lý .
  • Người Thầy là nguồn phước cho chúng ta gieo trồng và tạo lập .
  • Người Thầy  là người có trong tâm tưởng của chúng ta trong suốt cuộc đời .
  • Người Thầy là người mà chúng ta gắn bó và gần gũi hơn cả ruột thịt 

Thế nhưng vì vẫn còn phụ thuộc vào những luật lệ quy định của xã hội và gia đình tôi vẫn còn rất là tội nghiệp khi chưa  cống  hiến hết cả cuộc đời mình cho sự thực hành pháp ( một công việc quan trọng nhất của đời người ) cho nên vẫn chưa xứng đáng có được thành quả thật sự vì chỉ là cư sĩ tại gia , học mỗi chỗ một ít rồi lại tự mình mò mẫm tu vì điều kiện đi lại khó khăn nhất là với một thân nữ nên sự tu tập chỉ là nửa vời ....

Tuy vậy có lẽ tôi nhờ một duyên sâu xa nào trong nhiều kiếp lâu đời nào đó cho nên cũng được nhận một chút tương thông của tâm mình và những lời dạy của những Sư Phụ cho nên được biết Tịnh hoá được tâm mình chính là tìm được vị Thày bên trong bàng cách thu thúc lục căn ( ít nói ít nhìn ít nghe ) và giữ giới cho thật nghiêm chỉnh bất cứ trong hoàn cảnh nào .. 

Tôi cũng được biết rằng những tập khí dù mới được tân huân hay có sẵn chúng  đều được hình thành từ  những chủng tử đã được trao truyền từ những thế hệ hay từ những thời thơ ấu và người Thầy bên trong sẽ dạy ta biết cách tưới tẩm hạt giống thiện nào và làm khô héo đi những hạt giống ác  . Và  theo Quy Sơn Cảnh Sách thì đường tu học phải bắt đầu từ những vị Thầy bên ngoài ....Đây là lời dạy mà tôi luôn khắc cốt ghi trong lòng " Nếu tu học mà không nương tựa vào những người có đạo Đức lớn thì làm sao thành công được . Sự nương tựa của người học Đạo như một dây leo , dây leo phải nương nhờ nơi cây Tùng mới có thể leo cao hơn nghìn lần " 

Nhân ngày thầy giáo 20/11 sắp đến tôi xin mượn những dòng thơ để kính xin tri ân những bậc Thầy trong Đời và trong Đạo đã làm chỗ tựa cho con trong suốt hành trình có được một thân người quý giá này và có một ý chí dõng mãnh để biết nắm lấy thân tâm đi trong cơn lốc của những cảm xúc thương, ghét , mặc cảm bên trong nhờ được thực tập chánh niệm và chánh kiến .

        Xin trân quý  lời Thầy ban truyền dạy 

        Nguyện từ đây tĩnh ngộ , cảnh giác duyên 

        Chủng  tử Thiện luôn  phát khởi  tự nhiên  

         Sống tỉnh thức ...tìm thấy ra nẻo thoát 

        

Kính xin tri ân những bậc Thày Tổ  thanh cao vĩ đại đã đào tạo những đệ tử tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác không mệt mỏi nhân ngày Thầy giáo 20/11 sắp tới và xin cho con được đãnh  lễ những bậc tôn đức còn tại thế và kính  chúc sức khỏe các Ngài luôn khang an với thời gian ....

Đệ tử Huệ Hương 




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/03/2019(Xem: 6795)
Nếu em biết cách nào dùng ái ngữ ! Người người thương ....tai nạn đến ...nhẹ bay Cẩn thận phát ngôn , nhìn trước đoán ngay Đừng chạm đến ...ẩn thân vị Bồ Tát
03/03/2019(Xem: 6219)
NGÕ THOÁT Ngõ thoát đường xưa ngập nắng vàng Gió cuốn người về ánh đạo quang Trang kinh khép lại lòng rộng mở Trải nghiệm từng giây cõi Niết Bàn Chánh Pháp muôn đời soi rạng ý Khai thông tâm thức vượt thời gian Bỏ thói kiêu căng cùng ảo tưởng Thấu triệt cội nguồn tánh hiển quang. Dallas Texas, 2-3-2019 Tánh Thiện
03/03/2019(Xem: 7651)
Lặng nghe chuông vọng đêm khuya, Tịnh yên tịch chiếu xa lìa vọng tâm. Xuân vui năm mới an lành, Chúc cho Thượng Tọa xuân tràng niềm vui.
03/03/2019(Xem: 10733)
Cuộc đời là một cái chợ khổng lồ đầy xô bồ, hỗn độn mà toàn thể nhân loại đang sinh sống, hoạt động từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi tận mai sau. Trong đó, con người phải chịu đựng đủ thứ cay đắng, mặn nồng, ngọt bùi, chua chát, đủ thứ khổ nạn, tang thương, đớn đau, hạnh phúc cứ mãi chập chùng, trùng trùng vô lượng, không thể nào diễn tả hết được. Nikos Kazantzakis, đại văn hào Hy Lạp phát biểu :“Con người sinh ra từ một hố thẳm đen tối, đó là tử cung. Con người đang đi đến một hố thẳm đen tối khác, đó là nấm mồ. Khoảng ánh sáng giữa hai hố thẳm đen tối đó, người ta gọi là cuộc sống.”
01/03/2019(Xem: 6575)
Nếu cuộc đời bằng phẳng Đâu biết được sức mình Yếu mềm hay thẳng thắn Mọi việc khó phân minh Nếu cuộc đời sóng gió Phải định hướng đúng phương Nội lực cần phải có Mới giữ vững lập trường
27/02/2019(Xem: 7676)
Mai tôi chết, xác thân xin hỏa táng Nắm tro đời xin gửi lại phù vân (Dòng thế sự… bao thân quen mất tích Thôi thì mình hòa nhập với vô danh)
26/02/2019(Xem: 8454)
Hai nhà buôn thuở xa xưa Vẫn thường liên lạc thư từ với nhau Ông già thành thị rất giàu Ở Ba La Nại từ lâu đời rồi Chàng kia ở phía xa xôi Nơi làng biên giới ít người ghé đây,
25/02/2019(Xem: 7962)
Được hành hương lần đầu thăm Mién Điện Mãnh đất vàng thần bí lại diệu kỳ Ngàn bảo tháp ngàn bất khả tư nghì Mỗi cảnh quan biểu hiện niềm tin bất diệt Tả làm sao lòng toàn dân nhiệt huyết Đá quý trân châu vàng khối cúng dường Bậc Đại Giác Đại Hùng triệu tiếc thương Một lần ban phát hai thương nhân ....Xá lợi Tóc Ngoài Shwedagon ...nhiều hiền nhân .... pháp học
25/02/2019(Xem: 6873)
Một góc trời lặng lẽ Âm thầm giữa vì sao Sáu mươi lăm năm thấm Giữa ánh đạo hôm nào. Sáng dậy sờ mái tóc Đầu vẫn cạo như xưa
24/02/2019(Xem: 11458)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]