Nhiều người biết thầy Minh Đạo là một nhà thư pháp có nét chữ phóng khoáng với những phong cách đặc thù không lẫn với ai được. Nhưng bên cạnh nhà thư pháp thầy còn là một nhà thơ với sở trường là thơ Đường và những thi tập đã xuất bản như Nơi ấy bình yên, Đối cảnh tùy duyên, Quay về, Đường về…
Thơ Đường của thầy đa số đều mang hơi hướm thiền vị, đạo vị, hàm chứa nội dung đạo lý, giáo lý đạo Phật thể hiện cái tâm sống đạo của tác giả.
Tôi được thầy tặng tập thơ Hương Đời từ mấy tháng nay. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đã ghi lòng những câu thơ tâm đắc và luôn canh cánh muốn viết vài cảm nhận về thi tập này như đã từng viết lời cảm nhận cho các tác phẩm của thầy trước đây. Nhưng sao cứ đắn đo mãi, thơ thầy thì chữ ít mà nghĩa nhiều, lại mang tính ản dụ cao, ví như “nàng’ trong thơ thầy chắc gì là một bóng hồng!. Cho nên biết đâu những dòng cảm nhận của mình không đúng chủ ý hoặc tầm thường hóa tứ thơ của thầy thì thật là tai họa! Nhưng rồi vì tình cảm giửa tôi và thầy nên đánh liều viết vài dòng, nếu nhận xét sai hoặc dở chắc thầy cũng độ lượng bỏ qua. Nghĩ như thế nên tôi mạnh dạn viết, nhưng trước khi cầm bút viết thì việc đầu tiên là cầm thi tập lên đọc đi đọc lại nhiều lần hy vọng là sẽ “thấm” rồi mới viết. và tôi viết những dòng cảm nhận này vào một ngày mưa gió giăng kín trời phương Nam…
Thông thường khi bình về thơ Đường người bình phải xét về cả hai phương diện hình thức và nội dung. Về hình thức thì phải xem xét coi bài thơ có tuân thủ luật, niêm, vần, đối, bố cục thế nào, có chỉnh không, nghệ thuật tu từ của tác giả có tinh xảo, điêu luyện không, về nội dung thì phải xét ý thế nào, tứ thế nào, bút pháp và ngôn ngữ có chuyển tải được chủ đề của bài thơ không, bài thơ có truyền cảm không v.v…Nhưng đó là việc của những nhà phê bình văn học, còn ở đây với trình độ và khả năng hạn hẹp tôi chỉ xin viết ra những cảm nhận tản mạn một cách chân thành nhất, không khoa trương, không ngôn từ sáo rổng và vì thế chắc chắn là không theo một khuôn mẫu, một nguyên tắc nào cả.
HƯƠNG ĐỜI, như tên của tập thơ và lời ngỏ của tác giả, trong hành trình của kiếp nhân sinh bất kỳ ai trong chúng ta cũng phải nếm đủ mùi mặn, nhạt, chua, cay, đắng cay và ngọt ngào, hạnh phúc và khổ đau, bình an và sóng gió…với đầy đủ thất tình lục dục, hỷ nộ ái ố…. Đường đời chúng ta đi không chỉ được trải thảm đỏ với hoa thơm trái ngọt, bướm bay dập dìu, thuận buồm xuôi gió mà còn có hầm hố, chông gai, lên thác xuống ghềnh, nhiều khi tiếng cười chen lẫn với nước mắt. nhưng xét cho cùng bản chất của cuộc đời là thế. Thầy Minh Đạo cũng đi qua một hành trình như thế với những trải nghiệm dày dặn bao nỗi truân chuyên, lắm mùi tân khổ. Nhưng may mắn thay trên hành trình đời người thầy có ánh sáng Phật Pháp soi đường nên đã vượt qua sóng gió một cách bình an, tự tại trong khổ đau, quán chiếu vạn pháp vốn như thị để chắt lọc ra được những hương hoa của cuộc sống và gọi tên nó là HƯƠNG ĐỜI.
Thi tập trên một trăm bài thơ Đường xoay quanh những cảm nhận của tác giả trong cuộc sống. Ta hãy cảm nhận hương cuộc sống, với hoa lá bốn mùa, gió reo và chim hót, nắng vàng và ành trăng mơ, xuân và thu, hạ và đông…nhưng trước hết hãy suy gẫm sự đời cái đã
Thế cho nên suy đi gẫm lại đành buông một câu như một tiếng thở dài, một dấu chấm than (!)
Sự đời vốn đa đoan như thế nói bao giờ cho hết, thôi thì tạm gác chuyện đời mời các bạn cùng tôi khám phá hương hoa cuộc sống…Ta thấy trăng và mộng, thuyền và biển là những hình ảnh ước lệ rất cổ điển trong thơ Đường
Mơ cùng trăng, vơ vẫn cùng mây để cho hồn thi nhân lãng đãng bao hoài niệm về cố nhân chỉ còn trong nỗi nhớ. Ôi chao, sao mà lãng mạn quá đi thôi! Ta hãy nghe tâm sự của tác giả
Mặc dù lòng dặn lòng cho dĩ vãng ngủ yên trong ký ức, nhưng mà khi gặp lại người xưa sao lòng vẫn rộn rang
Mặc dù ngoài mặt thì giả ngơ nhưng con tim lại thổn thức
Nói như ai đó “con tim có lý lẽ riêng của nó” bởi khi muốn quên là lúc lòng nhớ thêm…
Thế nhưng rồi cũng bừng tỉnh cơn mê và lòng nhủ thầm
Thôi thì khi đã tỉnh mộng ta hãy quy về thực tại để cùng ngắm trời xanh mây trắng, hoa lá bốn mùa để tìm thấy thiên nhiên ban tặng cho ta biết bao điều thú vị mà ta hờ hững không cảm nhận.
Có rất nhiều bài viết về mùa thu, phải chăng mùa thu và thi nhân vốn duyên nợ với nhau từ muôn thưở, vì mùa thu thường tạo nhiều cảm hứng cho thi nhân, trước hết ta đón mùa thu sang với tâm hồn thật an nhiên
Chỉ là hồn thi nhân có những phút giây lãng đãng thế thôi, chứ với con mắt thiền quán thì không thể để cho “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!” mà phải “đối cảnh vô tâm” mới tìm thấy bình yên trong tâm hồn. Thế là phải mượn câu kinh tiếng kệ để giữ tâm an bình
Để rồi từ đó
Hai câu thơ sau ý, tứ thật hàm súc, khiến cho ta thấy vạn pháp vô thường đang diễn ra trong từng sát-na
Hết thu rồi lại sang đông, nhưng không biết đây là mùa đông của đất trời hay là mùa đông giá rét ở trong lòng thi nhân , hay là xa hơn nữa là mùa đông của hành trình đời người
Tạm khép chuyện trời đất lại, ta hãy cùng đi nói đến chuyện nghĩa tình, trước hết là tình cha nghĩa mẹ, lãnh vực này thầy Minh Đạo dành nhiều ưu ái khi nói đến. điều này cũng không lạ vì ai mà chả thế, trên tất cả thứ tình là tình mẹ mà!
Khi cuộc sống không phải lo toan chuyện cơm áo là lúc hoài niệm, nhớ mẹ những tháng ngày gian khổ, thương biết mấy cho vừa
Nói về công ơn cha mẹ thì muôn đời muôn kiếp cũng không hết nên xin dừng lại với tâm nguyện của người con sống đạo. Người phật tử tri ân cha mẹ bằng cách sống đạo và hành đạo để xem như đáp đền phần nào đó công ơn cha mẹ
HƯƠNG ĐỜI như tên gọi của nó còn đề cập đến nhiều chuyện, những cảm nhận của tác giả về hương hoa của cuộc sống, bên cạnh những chông gai trên đường đời còn có muôn vàn hương thơm cỏ lạ, với con mắt thánh thiện và yêu thương thì ta sẽ khám phá muôn vàn điều kỳ diệu quanh ta. Chỉ vài nét chấm phá đã lột tả được vẻ đẹp của Hải Vân sơn thủy hữu tình
Còn đây là nét đẹp của quê hương, cũng chỉ vài dòng phác thảo
Có những canh khuya thi nhân ngồi ngắm ánh trăng khuya lòng bổng tức cảnh sinh tình
Tứ thơ này ta bổng liên tưởng tới thi tiên Lý Bạch đời Đường
Tình chung, tình riêng, tình người, tình đất trời nếu được nhìn bằng con mắt thiền quán thì vạn sự tự an nhiên, vì không thể thay đổi cảnh cho nên nếu ta biết giữ tâm bình thì cảnh cùng bình. Thầy Minh Đạo đã nhìn đời bằng con mắt như thế nên chi tha thiết về tình mà không vướng lụy, xuân hạ thu đông là sự luân chuyển của đất trời, không vì quá đắm đuối vào xuân mà oán thán mùa đông vì liễu ngộ được rằng “nếu không có cảnh đông tàn thì làm gì có cảnh huy hoàng mùa xuân”. Cho nên nắng mưa là bệnh của trời, nắng thì vui mà mưa cũng không buồn, an lạc, tự tại
Khéo giữ tâm thì không còn sợ bị trần cảnh làm lay động, như ly nước để yên thì cặn bã tự lắng, mặt hồ không lao xao sóng thì ánh trăng chiếu rọi, mọi sự đều tùy duyên để cho “tâm bất biến giửa dòng đời vạn biến” thì vạn pháp sẽ tự an nhiên
HƯƠNG ĐỜI còn đề cập đến nhiều lãnh vực trong cuộc sống như hương của hoa thì muôn màu muôn vẻ, biết dùng cái tinh túy của đất trời để làm đẹp cho cuộc sống bằng “mắt thương nhìn cuộc đời” là cái tâm của tác giả, đem ĐẠO VÀO ĐỜI hoặc SỐNG ĐẠO GIỬA ĐỜI vậy. Xin tạm kết những dòng tản mạn này bằng chính lời của tác giả
Vâng, đúng như vậy! Đời chỉ là một cuộc chơi dài, mà đã là cuộc chơi sao ta không làm cho nó vui và ý nghĩa bằng chất liệu của HƯƠNG ĐỜI nhĩ?!
CẢM NHẬN HƯƠNG ĐỜI
TÂM LỄ NGỌC LUẬT
CẢM tình thiện hữu hiểu sao lơ…
NHẬN hết lời bàn gọt ý thơ.
HƯƠNG thoảng đường trần không để mộng,
ĐỜI bình thế thái chẳng nào mơ.
TÂM xao tín não duyên mau cỗi,
LỄ tận người lành quả khó dơ. (*)
NGỌC sáng theo dòng trau huệ Nhã, (**)
LUẬT nghi dẫn lối đạo đâu mờ…
13/8/2018
Minh Đạo
-----------------
(*) Quả 果
(**) Trí Bát nhã