Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Cháo (thơ)

28/07/201818:50(Xem: 7488)
Cúng Cháo (thơ)

tieu dien 2

CÚNG CHÁO



Phổ thơ từ bài viết
"Cúng Cháo"
của TT Thích Nguyên Tạng




1- Mùa An Cư năm nay cúng cháo,
Thầy phân công chỉ bảo rõ rành
(sadi) Viên Từ, Minh Hạnh đồng hành
Cúng cháo thí thực, lo nhanh buổi chiều.
Lòng thắc mắc của nhiều Phật tử.
Cúng cơm đi, sao cứ cháo hoài
Dọn lên món khác đổi thay
Thức ăn sẵn có, cơm chay đủ đầy..
Lời giải thích sau đây cho biết
Các lễ nghi đặc biệt từ xưa
Nghi thức Phật Giáo Đại Thừa
Cứu giúp quỷ đói, bị đưa đọa đày
Có từ khi Như Lai tại thế
Căn cứ vào chuyện kể trong kinh
Canh ba quỷ đói hiện hình
Trước mặt Tôn Giả A Nan đang thiền.
Thân tiều tụy diện nhiên xấu xí
Cần cổ thời nhỏ tựa cây kim
Miệng phun ra lửa liên miên
Lưỡi dài khỏi miệng, nhìn liền khiếp kinh.
Quỷ bước tới báo tin Ngài biết
Ba hôm sau số hết đến nơi
Chết làm quỷ đói chơi vơi
Lang thang đây đó muôn đời khổ đau.
Nghe quỷ nói, liền mau hỏi cách
Làm thế nào? Hãy mách bảo ngay
Đồ ăn thức uống. Sáng mai
Bố thí quỷ đói liền tay tức thời
Hãy hồi hướng cho loài quỷ đói
Giúp tiêu tan, thoát khỏi ngục trần
Cúng dường Tam Bảo phát tâm
Tuổi thọ ông mới được tăng thêm nhiều
Vừa nghe qua những điều kinh hãi
Ngài A Nan kể lại Phật nghe
Xin Phật cứu giúp chở che
Thoát khỏi quỷ đói đang đe dọa mình
Phật nghe nói khai kinh dạy bảo
Chớ âu lo áo não làm gì
Ta đây thọ pháp (Đà) La Ni
Chân ngôn biến thực chú trì truyền ngươi,
Trì niệm chú đến thời bảy biến
Một món ăn sẽ khiến nhiều ra
Thực phẩm Cam Lồ đậm đà
Các loài sẽ được thọ qua đủ đầy...
Pháp cứu độ truyền ngay Trung Quốc
Rồi từ đó đến đất Việt Nam
Huyền Tôn Hòa Thượng phát tâm
Chuyển sang Việt ngữ kinh âm để đời
Kinh diễn giải sáng ngời bút pháp
Bản dịch câu tuyệt tác văn phong
Rõ ràng từng chữ từng dòng
Cảm giác người đọc, văn phong Việt từ.
Đã phát hành kinh thư rộng rãi
Bản Hán văn chuyển cải Việt ngôn
Chuẩn tế thí thực cô hồn
Lưu danh công đức (HT.) Huyền Tôn muôn đời.

Ho Phap va Tieu Dien Bo Tat
2 - Án tôn thượng thờ Ngài Bồ Tát
Để biểu trưng Hộ Pháp Già Lam
Tiêu Diện Đại Sĩ (tên) Việt Nam
Ông Tiêu thường gọi dân gian trong chùa ..
Trong kinh sử tôi chưa tìm tới
Chỉ nghe qua giai thoại của Ngài
Tôi xin kể lại sau đây
Câu chuyện nghe được những ngày còn thơ.
Cha mất sớm bấy giờ bảy tuổi
Thường lân la gần gũi bên ông (ông nội)
Nội tôi tiếng Pháp tinh thông
Chuyện xưa thuật lại, lời ông rõ rành
Ba năm lính khố xanh bên Pháp
Về lại quê sum họp gia đình
Cuối đời ông được bào huynh (TT Thích Tâm Phương)
Hướng dẫn nẻo đến, duyên lành Quy Y
Chùa Long Sơn, Trụ trì Thích Trí (Nghiêm)
Ban pháp danh Cư Sĩ Nguyên Trường
Ông về Lạc cảnh quê hương (1986)
(HT Thích Trí Nghiêm) chứng minh tang lễ, dâng hương nguyện cầu
Nhờ ông đã gieo sâu tâm khảm
Tâm Bồ Đề ươm bám tuổi thơ
Con đường chánh pháp ước mơ
Trọn đời theo Phật về bờ tĩnh không...
Chùa An Dưỡng theo ông lễ Phật
Đến nơi đây nhìn rất trang nghiêm
Bên trái cửa tự trước hiên
Tôn tượng Tiêu Diện cảnh thiền uy nghi
Tượng đối diện lối đi, chú ý
Khuôn mặt Ngài Đại Sĩ dữ dằn
Mắt tròn trợn ngược hung hăng
Lưỡi thòng đến ngực cặp răng nanh dài
Chiếc sừng nhọn cắm ngay giữa trán
Hai sừng kia mọc ngang đỉnh đầu
Đứng nhìn tôn tượng thật lâu
Trong lòng thắc mắc, ngẩng đầu hỏi Ông:
Sao cái lưỡi lại không giữa miệng
Cụ kể rằng câu chuyện như sau:
Ngôi miếu cất trên đồi cao
Có con quỷ dữ ẩn vào nơi đây
Mỗi buổi sáng thường hay xuống tới
Chặn ngõ đi bắt người để ăn
Xương cao thành đống ngổn ngang
Người người khiếp sợ vội vàng lìa xa
Bàn thờ vôi lập ra cầu đạo
Xin Phật Trời thấu đáo giúp nguy
Một sáng xảy đến diệu kỳ
Bà lão xách giỏ đang đi qua đàng
Quỷ vội vã nhảy ngang ra bắt
Bà cụ liền biến mất lìa xa
Chỉ trong phút chốc Phật Bà
Quan Âm Bồ Tát, hiện ra tức thời
Liền bước tới bóp nơi cổ quỷ
Nâng lên cao lưỡi bị lè dài
Bồ Tát cảnh báo quỷ ngay
Không được ăn thịt, từ nay về chùa,
Lo tu tập sớm trưa nương náu
Để mỗi chiều cúng cháo cho ăn
Bồ Tát khuyên nhủ bảo rằng
Nhiệm vụ giao phó siêng năng lẹ làng
Thống lĩnh hết quỷ đang vất vưởng
Đưa về chùa hồi hướng nghe kinh
Sớm mau thoát hóa siêu linh
Lìa khỏi cảnh đọa khổ hình - siêu thăng.

chao cung co hon
3 - Nay tìm thấy nguồn căn thật rõ,
Hòa Thượng Huyền Tôn đã có bản kinh..
(Diện Nhiên Đại Sĩ, Bồ Tát Hóa
Thân, Tiêu sơn hạ hiện chơn
Hình, Kình phá thiết vi thành,
Đới lãnh cô hồn, Bảo mãn tận
Siêu thăng)..
Quan Âm Tiêu Diện hai hình
Hóa thân là để độ sinh cô hồn
Giúp quỷ đói không còn tạo ác
Lòng từ bi Bồ Tát Quan Âm
Đưa loài quỷ đói lạc lầm
Về chùa no đủ, kinh âm thoát đày.
Thêm vài chuyện thường ngày nghe kể.
(HT) Thanh Bình mới về Trụ T
Bận rộn việc chùa quên đi
Cúng cháo thí thực thường khi buổi chiều
Tối hôm đó nghe nhiều tiếng động
Các cô hồn nhanh chóng hiện ra
Bụng đói đập cửa hét la
Cho xin chén cháo ăn qua lót lòng
Ngài thức dậy rời phòng nấu cháo
Đem cúng lên, chu đáo trong đêm...
Còn vài câu chuyện kể thêm
Trụ Trì quên cúng, nửa đêm cô hồn,
Khiêng xuống đất trong cơn say ngủ
Lục lạo đồ trong tủ bếp ăn...
Cúng cháo công việc thường hằng
Của người tu sĩ ngàn năm lưu truyền
Người đang sống, không quên người mất
Mà từ xưa Đức Phật dạy khuyên
Oan hồn vất vưởng đắm chìm
Trong cơn đói khát không tìm được nơi
Giúp vong linh xa rời đày đọa,
Trở về chùa chuyển hóa dần dà
Sau nầy (chư) Tổ Đức Trung Hoa
Soạn thành Diệm Khẩu, Du Già Khoa Nghi.
(Du Già Diệm Khẩu Thí Thực
Khoa Nghi)
Để cúng thí đàn trai chẩn tế
Thí thực vào Đại lễ Vu Lan
"Làm Chay và Chạy Kinh Đàn"
Cầu siêu xá tội vong nhân qua đời
Lễ cúng thí lượng thời bảy tiếng
Vật cúng xong ri liệng khắp nơi
Trẻ em giành lấy vật rơi
Tin rằng, chú nguyện những lời linh thiêng
Nét văn hóa lưu truyền mãi mãi
Chùa (PG) Đại Thừa giữ lại ngàn năm
Cúng cháo thể hiện từ tâm
Pháp hành Phật dạy - xa xăm mãi còn.


Nam Mô A Di Đà Phật
Bến Tre 28-7-2018
Quảng Pháp Ngôn


http://vncphathoc.com/bai-nghien-cuu/nghi-thuc-cung-chao-co-tu-bao-gio
https://quangduc.com/a28437/tuyen-tap-thich-nguyen-tang



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2020(Xem: 15495)
Trong thời Phật, khi dịch bệnh xảy ra, có một gia chủ trình thưa Đức Phật vì sao ngày nay làng mạc xơ xác, hạn hán, dịch bệnh, nhiều người mạng chung,... Đức Phật đã trả lời: "Này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Đây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ."
25/03/2020(Xem: 8072)
Cuộc đời chẳng biết nói sao Tu hành nghiệp đến đời nào thoát đâu Dẫu cho cuộc sống bể dâu Chuyên tâm trì niệm qua cầu tử sanh Thời nay bệnh tật toàn cầu Xin cho thế giới thoát vòng nạn tai Vô thường là chuyện đổi thay Từ bi là chuyện đêm ngày quán chuyên.
23/03/2020(Xem: 7636)
Chuyện phế hưng mấy thuở Trăng tròn khuyết trên ngàn. Giữa sắc màu dâu bể, Theo điệp khúc thời gian.
20/03/2020(Xem: 8881)
Ồ hôm nay là ngày Hạnh Phúc Quốc Tế ! Nhớ năm xưa vui cùng bạn mặc áo màu cam , Thể hiện sáng tạo, phấn khởi, siêng làm , Rất cố gắng , nhiệt tình, đam mê, thu hút ...
19/03/2020(Xem: 8588)
Trong một viện dưỡng lão ở nước Úc, cụ ông Mak Filiser, 86 tuổi, không có thân nhân nào thăm viếng trong nhiều năm. Khi cụ qua đời cô y tá dọn dẹp căn phòng của cụ và bất ngờ khám phá ra một mảnh giấy nhàu nát với những dòng chữ viết nguệch ngoạc. Đó là một bài thơ của cụ và đó là tài sản duy nhất, là cái vốn liếng quý giá nhất cho tuổi già cô đơn của cụ. Trong bài thơ cụ ghi lại những kỷ niệm gia đình, những nỗi nhớ về quãng đời mình đã trải qua và nhắn nhủ với người ở lại. Bài thơ khiến bao người cảm động. Bài thơ có tiều đề là “Cranky Old Man” (It was a poem written by Filiser. The poem “Cranky Old Man” is the only thing that has survived the old man after he left this world).
17/03/2020(Xem: 9984)
Nước kia có một ông vua Nghe lời đồn đãi khó ưa về mình Ngoài đời có kẻ phê bình Rằng mình bạo ngược, tính tình tàn hung Còn về chính trị chẳng thông, Vua nghe tức bực trong lòng lắm thay
17/03/2020(Xem: 9020)
Xem tin tức bao người đảo điên vì tích trữ! Ước mong người người đều học Đạo .... nhìn ra , Vô thường đến ...dù trốn chạy thật xa. Nào ai thoát... nên chi cần bình tĩnh !
17/03/2020(Xem: 7118)
Chuông vang huyền diệu giữa tầng không Nhắn khách đường xa chớ nãn lòng Đây chỉ Hóa Thành đừng lưu luyến Mau về Bảo Sở vẹn hoài mong
16/03/2020(Xem: 10733)
Ba tháng qua biết bao người gục ngã (1) Từ Vũ Hán rồi lan tỏa năm châu Khắp mọi nơi hoảng loạn với thảm sầu Điều chết chóc đang sẵn sàng đe dọa
14/03/2020(Xem: 7759)
Kính bạch Thầy , nay bịnh dịch đã lan tràn khắp nơi ... theo nhận xét của con mỗi người nay tự có bổn phận săn sóc và chịu trách nhiệm với mình để đừng làm lây lan cho người thân , bạn bè Con có vài vần thơ cảm tác , kính dâng Thầy và các bạn Kính HH Bạn hỏi mình làm gì khi đang có dịch ? Quen độc cư rồi nên chẳng quan tâm, Ngày ngày gắng lo chỉnh sửa lỗi lầm . Qua kinh nghiệm danh nhân hay lời dạy Phật !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]