Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khỉ và Cá Xấu (truyện thơ)

05/07/201807:08(Xem: 8842)
Khỉ và Cá Xấu (truyện thơ)

chu khi

KHỈ VÀ CÁ SẤU

 

Ngày xưa ở tại ven sông

Có chàng khỉ sống ung dung một mình

Mạnh sức lực, lớn thân hình

Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi.

Giữa sông có đảo đẹp kia

Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi

Trái cây ngon ngọt khắp nơi

Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta.

Từ bờ tới đảo khá xa

May thay có đá nhô ra giữa dòng

Khỉ ta thấy tiện vô cùng

Từ bờ nhảy tới giữa sông lấy đà

Nhún chân trên đá nhô ra

Nhảy thêm lần nữa là qua đảo rồi.

Sáng qua đảo khỉ dạo chơi

Trái cây ăn uống đã đời tại đây

Lang thang thỏa thích cả ngày

Vầng dương gần lặn mới quay trở về

Cũng như buổi sáng khác chi

Nhảy về trên tảng đá kia giữa dòng.

*

Một nơi ở cạnh con sông

Có đôi cá sấu sống trong bụi bờ

Cuộc đời thoải mái nên thơ

Thế rồi vợ sấu bất ngờ mang thai

Kể từ đó thích ăn hoài

Chỉ ưa món lạ khác người chung quanh,

Anh chồng chiều vợ thật tình

Luôn đi kiếm thứ vợ mình thích ăn.

Khỉ thường nhảy nhót nhiều lần

Nhảy qua nhảy lại xa gần đều hay

Và đều thán phục lắm thay,

Vợ chàng cá sấu cũng đầy ngạc nhiên

Một hôm nói với chồng liền:

“Em thèm ăn được trái tim khỉ này.”

Anh chồng chiều vợ lâu nay

Hứa rằng sẽ lấy tim ngay cho nàng.

Anh chồng tính toán kỹ càng

Bơi ra tảng đá, vội vàng leo lên

Nằm che tảng đá phía trên

Nghĩ rằng khỉ sẽ về liền ngang đây

Tất nhiên phải nhảy lưng này

Sấu thời bắt khỉ được ngay dễ dàng.

*

Suốt ngày trên đảo lang thang

Chiều về khỉ mới tìm đường qua sông

Nhìn ra tảng đá giữa dòng

Thấy hình như đá bềnh bồng cao thêm

Thật kỳ lạ, khỉ nghi liền!

Khỉ nhìn mực nước ở bên hai bờ

Thấy bình thường! Càng thêm ngờ!

Mắt tinh khỉ nhận thấy ra sấu rồi

Sấu nằm trên đá đó thôi,

Thử xem hư thực khỉ thời la lên:

“Hỡi anh tảng đá bạn hiền

Chắc luôn mạnh giỏi ở trên sông này?”

Hỏi ba lần, lớn tiếng thay

Khỉ bèn hỏi tiếp: “Bạn hay trả lời

Và thường nói chuyện với tôi

Hôm nay sao lại im hơi lạ kỳ?”

Anh chồng cá sấu nghĩ suy:

“Đá này có lẽ mọi khi đáp lời

Bây giờ im lặng lâu rồi

Ta nên lên tiếng khỉ thời khỏi nghi

Nhân cơ hội gạt khỉ kia.”

Sấu bèn đáp lại: “Tôi thì bình yên

Cám ơn bạn khỉ lành hiền

Cần gì cứ nói tôi liền tiếp tay.”

Khỉ ranh mãnh hỏi: “Ơ hay!

Bạn là ai vậy? Nằm đây làm gì?”

Sấu ta không kịp nghĩ suy

Thế là vội vã tức thì xưng tên:

“Ta là cá sấu sông bên.”

Khỉ cười: “Sao bạn nằm trên đá này?”

Sấu la: “Ta đợi bạn đây

Để mà lấy trái tim ngay bây giờ

Khỉ ơi khó thoát tay ta.”

Khôn ngoan khỉ nghĩ: “Quả là nguy tai

Sấu kia nói đúng quá trời

Đường về chỉ có đá nơi giữa dòng

Ta nào vượt được mà mong

Ta nên lừa sấu mới hòng thoát qua.”

Nghĩ xong khỉ lớn tiếng la:

“Sấu ơi! Bạn thắng được ta thật rồi

Ta trao bạn trái tim thôi

Bạn nên há miệng ta thời tặng đây

Khi ta nhảy tới đá này

Trái tim bạn sẽ có ngay đấy mà!”

Sấu nghe vội há miệng ra

Há cho thật lớn, từ xa chờ mồi

Há to nên mắt nhắm thôi

Nào còn trông thấy đất trời gì đâu.

Khỉ co chân phóng thật mau

Nhún mình nhảy tót lên đầu sấu kia

Rồi từ đó nhảy tiếp đi

Qua bờ, qua bến rất chi lẹ làng.

*

ca xau

 

Sấu ta mở mắt bàng hoàng

Không ngờ khỉ vượt dễ dàng qua sông

Thấy rằng khỉ giỏi vô cùng

Sấu bèn ca ngợi chiến công của người:

“Khỉ ơi! Bạn thật tuyệt vời

Nếu so với bạn tôi thời xấu xa

Giờ đây hổ thẹn quá mà

Chỉ vì chiều vợ hóa ra gian tình.

Bạn thời chính đáng quang minh

Chỉ lo tự cứu thân mình mà thôi

Không hề làm hại tới ai.

Bạn treo gương tốt sáng soi mọi bề!”

Anh chồng cá sấu quay về

Thật thà kể lại vợ nghe ngọn ngành.

Thoạt tiên vợ rất bực mình

Nghĩ chồng chẳng chịu nhiệt tình, thiết tha

Nhưng rồi ngày tháng trôi qua

Đến khi vợ sấu sinh ra con rồi

Nhìn con mẹ thấy vui tươi

Bao nhiêu chuyện cũ tức thời quên luôn.

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Chú khỉ khôn ngoan là tiền thân Đức Phật.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(chuyển thơ, phỏng dịch theo bản văn xuôi

MR. MONKEY AND SIR CROCODILE

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

_____________________________________________________________

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/12/2021(Xem: 7864)
Còn tuần nữa thôi, năm 2022 sẽ đến . Biết thời gian trôi mãi chẳng chịu dừng Biết giới hạn đời người ...nhưng lại thấy mừng Có lẽ nhờ học Đạo tinh thần luôn tươi trẻ! Vẫn tràn đầy năng lực, niềm vui chia sẻ Đón nhận thử thách ...như cơ hội tiến tu Vui trong nhiệm vụ ...nghĩ chi đến Xuân, Thu Học được thêm bí quyết sống có hạnh phúc !
23/12/2021(Xem: 7184)
Đêm qua mơ… viếng thăm Huyền Không Sơn Thượng. Rừng thông Vạn Tùng Sơn hùng vĩ bao quanh Thư pháp đình, Thuỷ Nguyệt Đàm đẹp như tranh Kiến trúc Việt Cổ mộc mạc mang dáng dấp xứ Huế !
23/12/2021(Xem: 4741)
Rõ ràng trước mắt mà không hay Tìm kiếm loanh quanh nhọc tháng ngày Ở giữa chân mày nhìn ngó thẳng Bên trong tự tánh hiển bày ngay Thong dong đừng cố tìm lao nhọc Tự tại chớ lười sợ trật sai Cứ thế thời thời luôn thức tỉnh An bình tĩnh tại ở nơi đây
22/12/2021(Xem: 6943)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 6749)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
22/12/2021(Xem: 4044)
Mỗi dịp Giáng Sinh về nhớ bài kinh Thiên Sứ Bài thứ một ba không (130) trong Trung Bộ Kinh Phật chỉ dạy rồi suy ngẫm ... giật mình Ai trên đời ... chẳng được 5 Thiên Sứ từng báo động
22/12/2021(Xem: 4558)
Một lần hội ngộ ... bậc thiện hiền đáng kính, Ánh mắt từ bi... đúng của bậc chân tu Ngượng mình phàm phu.... mắt điên đảo tối mù Tự than trách ...khó thoát đời kiếp lữ !
22/12/2021(Xem: 10379)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7768)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
19/12/2021(Xem: 4362)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]