Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phước Đức Vẹn Toàn (thơ)

11/05/201818:33(Xem: 14176)
Phước Đức Vẹn Toàn (thơ)

DSC_1200
PHƯỚC ĐỨC VẸN TOÀN

Thành Kính Tri Ân và Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển

Giác ngộ sớm đã vào đường giải thoát (1) 
Xa gia đình lìa cha mẹ quê hương (2)
Về Hội An vẫn cắp sách đến trường (3)
Chùa Viên Giác Phước Lâm nơi rèn luyện

Học lực giỏi hạnh kiểm tốt được tuyển (4)
Vào trường công Trần Quý Cáp vang danh (5)
Tiến Sài Gòn rồi Nhật Bản viên thành (6)
Nơi Đức Quốc trụ xây hoằng Phật Pháp (7)

Dầu cuộc đời đệ huynh nhiều bão táp 
Bao đổi thay Pháp lữ sống tùy duyên
Người hoàn tục kẻ danh lợi kim tiền
Thầy Như Điển cũng bao dung giúp đỡ

Tạo cơ hội ai muốn tu tài trợ (8)
Chủng tử cùng gia quyến được hanh thông 
Tái xuất gia phục vụ cho cộng đồng
Trọn hạnh nguyện người du phương cao cả

Nương Tam bảo đại gia đình Phật hóa (9)
Tạo Tăng Tài giúp cuộc sống thăng hoa
Phước Đức toàn an lạc đến muôn nhà
Tộc họ Lê hai người vinh danh mãi (10)

Chùa Pháp Hoa – Nam Úc 10/5/2018 
Thích Viên Thành (Hạnh Trung)



Ghi Chú:
 (1) Hòa Thượng (HT) Thích Như Điển sinh 1949 -  Xuất gia năm 15 tuổi (1964)

 (2,3,4,5) Quê quán Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam về Chùa Viên Giác, thuộc Tỉnh lỵ Hội An Tu, hàng năm về Tổ Đình Phước Lâm để An Cư mỗi lần 3 tháng.
Học trung học tại Trường Bồ Đề Hội An, từ năm 1965 – 1968, được đánh giá là Học sinh Giỏi Xuất Sắc và Hạnh Kiểm Tốt của Toàn Trường nên cuối niên khóa 67- 68, được lảnh 2 phần thưởng rất xứng đáng, phải chở bằng xe xích lô về mới hết. 
Từ đây được tuyển chọn vào Trường Công Lập Trần Quý Cáp, một Trường danh tiếng của Tỉnh Quảng Nam.
 (6,7) Nhờ Học giỏi Hạnh tốt, nên được Sư Phụ là HT Thích Long Trí cho vào Sài Gòn tiếp tục học lên cao, để lấy Tú Tài và vào Đại Học. Thấy được sự tiến bộ và tương lai đầy xán lạn, cần đào tạo nhân sự tài giỏi cho việc phục vụ Giáo Hội sau này, nên được Giáo Hội Tỉnh Quảng Nam và Viện Hóa Đạo cấp Học Bổng du học xứ Phù Tang. Tại Nhật HT Như Điển đã đậu Đại Học ngành Giáo Dục tại Trường Teikyo (Đế Kinh) tại Tokyo. Đến tháng 2 năm 1977, thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại học Risso (Lập Chánh) tại Tokyo, học ở đây một thời gian ngắn, năm 1977 sang Đức du lịch, sau đó xin được visa tị nạn tại Đức, xây dựng Chùa Viên Giác tại Karlsruherstr. 6, 30519 Hannover – GERMANY, và trụ tại Đức từ đó đến bây giờ.
(8) HT không những chỉ hưởng phước báu của Tổ tiên để lại, mà còn biết duy trì và phát triển ra thêm, bằng cách vừa nghiêm tịnh tu hành vừa không ngừng gieo tạo thêm phước báu mới, qua các việc làm cụ thể như: hàng ngày lạy nhiều trăm vị Phật, hàng năm cấp học bổng cho Tăng, Ni sinh du học và những Tăng Ni Hội An Quảng Nam hữu duyên theo học Trung cấp, Cao cấp tại quê nhà. Đặc biệt chân tình giúp đỡ những Pháp hữu có đủ cơ hội và điều kiện giải quyết những duyên nghiệp với đời, để thanh thoát trở lai con đường giác ngộ, trong đó có gia đình của (Hạnh Trung) cùng 2 Pháp hữu khác là Hạnh Giải (Quang) và Hạnh Không cũng đã được HT giúp đỡ, tạo điều kiện cho đi Ấn Độ để nạp lại năng lượng hầu thuận duyên trên đường tu tập. Công hạnh chính của HT là dịch kinh, viết sách, giảng dạy Phật Pháp, thâu nhận, đào tạo và hướng dẫn tu tập cho Đệ tử xuất gia, Phật tử tại gia tại Đức cũng như khắp nơi. Nên đệ tử của Ngài đều thành đạt, rất miên mật trong hành trì.

(9,10) Nhờ thừa kế và biết phát huy, nhân phước báu thêm lên, nên HT đã Phật hóa được Tộc họ Lê, tại quê hương Duy Xuyên qua việc yễm trợ xây dựng một Nhà Thờ Tộc Lê có thờ Phật, giống như một ngôi Chùa (mặc dầu có gặp khó khăn với chính quyền địa phương, nhưng cũng đã tạo được tinh thần hướng Phật trong tộc họ). Xa quê hương đã gần nửa thế kỷ, chưa một lần vế thăm, rất nhớ, nên đã tạo cơ hội cho Chư Tôn Đức, huynh đệ, cùng môn phái, bà con tộc họ về Cực Lạc Cảnh Giới Tự (một ngôi chùa của đệ tử Thích Hạnh Nguyện lập) ở Thái Lan để hội ngộ, hàn quyên, tâm sự, bàn thảo kế hoạch cho mai hậu. 
Điều đặc biệt nhất của Tộc họ Lê, nhất là gia đình của HT Như Điển đã có được 2 vị xuất gia, đều làm nên sự nghiệp và lảnh đạo Phật Giáo 2 châu lục nơi hải ngoại là: 
1/ HT Thích Bảo Lạc, Viên Chủ Chùa Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo Sydney, hiện là Hội Chủ GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan. 
2/ HT Thích Như Điển (tục danh là Lê Cưởng) Phương Trượng Chùa Viên Giác Đức Quốc và Viên Giác Ấn Độ,cùng nhiều Chùa và Đạo Tràng khác ở châu Âu, Đệ nhị Chủ Tịch GHPGVNTN Âu Châu.    



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 9291)
Lần nọ ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, Biết chuyện này có thật, Khi theo hầu Thích Ca. Lúc ấy, Ba Tư Nặc, Ông vua tốt, qua đời, Người lên thay tàn ác, Làm mất lòng nhiều người.
08/08/2011(Xem: 9306)
Lần nọ, ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, May mắn được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca. Hôm ấy, tôi và Phật, Vừa sáng, trời đầy sương, Đi vào thành khất thực Thấy lũ trẻ bên đường Đang chơi trò đắp đất, Xây thành phố, xây nhà, Xây cả kho chứa thóc Và cả những tháp ngà. Một đứa trong bọn chúng Thấy chân Phật phát quang,
08/08/2011(Xem: 9308)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Triều vua Ba Tư Nặc Có vị quan đại thần, Bảy con trai, trong đó Sáu người đã thành thân. Ông giàu có, hiền đức,
08/08/2011(Xem: 9260)
Ở đời có ba việc. Một là việc của mình. Hai, việc của người khác. Ba, việc của thần linh. Ta thất bại, đau khổ, Sợ thần linh, sợ trời. Việc mình làm không tốt, Cứ thích xen việc người. Muốn vui ư? Đơn giản: Hãy làm tốt việc mình. Không xen việc người khác, Không sợ việc thần linh.
01/08/2011(Xem: 11533)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 13923)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 17006)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 10430)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 9736)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 10530)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]