Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Gần, Ý Xa … (thơ)

23/11/201721:58(Xem: 8600)
Lời Gần, Ý Xa … (thơ)
LỜI GẦN, Ý XA …
Huệ Trân

SƠN TĂNG
loi-gan-y-xa-0000
Sơn Tăng lên núi tọa thiền
Không danh lợi, chẳng muộn phiền đó đây
Bạn cùng trăng nước trời mây
Ma Ha Bát Nhã,
Thân này vốn không.
 


BÌNH AN
Hãy để mọi sự
Như Đã và Đang
Như Đi và Đến
Có gì lo toan!
Chỉ cần tỉnh giác
Nhận diện rõ ràng
Ta và đối tượng
Cảm thọ đôi đàng
Không vướng, không mắc
Đường sẽ thênh thang
Bình an,
Bình an.
 
NHÀ
Hoa vàng, hoa tím chen nhau
Sư cô ơi, chỉ lối đâu về nhà?
Rằng: Nay hoa trụ Ta-bà
Tiền thân là chuyến đò qua sông Hằng.
 
ĐẠO VỐN KHÔNG LỜI
Các pháp thế gian như giấc mộng
Nương đò qua sông,
Đạo vốn không lời
Phút giác ngộ, bừng soi ánh tuệ
Cái ngỡ tìm ra,
Vẫn hằng hữu muôn đời.
 
BÙN VÀ SEN
loi-gan-y-xa-0001
Từ bùn,
Sen nở ngát hương
Không bùn,
Sao có sen thơm ngạt ngào!
Không sen,
Bùn đọng hồ ao
Quẩn quanh mưa nắng, nao nao tủi buồn
Tự thân vạn hữu tương đồng
Duyên sinh mới tạo nên muôn tốt lành.
 
HOA VÀ RÁC
Hoa trong rác,
Rác trong hoa
Không gì là rác, không gì hoa
Rác mà chuyển hóa, thành hoa thắm
Hoa tàn là rác, có đâu xa!
Ngũ uẩn giai không, vô sở trụ
Xá gì còn, mất
Bóng chim qua.
 
PHƯỚC LÀNH
loi-gan-y-xa-0002
Con sâu đậu trên lá vàng
Gió đâu lồng lộng,
Lá vàng lìa cây
Lá nương gió, lá bay bay
Nhiễu quanh tháp Phật, nào hay phước lành
Sâu nương lá, cũng nhiễu quanh
Do tâm hoan hỷ,
Được sanh làm người
Pháp Hoa Kinh, chỉ rõ lời
Một niệm tin kính,
Đổi dời nghiệp thân. 
 
  
TỰ TẠO
Khi ta đòi hỏi
Điều không thể được
Là tự tạo bao
Khổ đau phiền trược!
 
ĐỘNG, TĨNH
Ồn ào nhất, lúc lặng thinh
Niệm tương tục khởi, mê lầm bủa vây
Xôn xao giữa chợ,
Thõng tay
Tâm chánh định chẳng mảy may ưu phiền.
 
ĐÊM VÀ HỬNG ĐÔNG
Nghiêng bên song cửa
Trăng ghé bồ đoàn
Lặng thinh thiền tọa
Cùng hương lan
Thở vào tĩnh lặng
Thở ra bình an
Hương lan còn thoảng
Trăng đã tàn
Gió lay nhẹ,
Tờ kinh thư
Lung linh bạch lạp
Dáng thiền sư
Ngũ trược ác thế, Xin nguyện về
Án, a na lệ
Tỳ xá đề …
 
ĐIỆU
Ai đem chuông mõ vô chùa
Khổ thân chú Điệu mệt phờ tụng kinh
Ngủ rồi thức, nhớ rồi quên
Giật mình thấy Phật lặng yên mỉm cười.
 
 
ĐI
Người đi để lại nhành lan
Bên hiên dẫu thiếu nắng vàng vẫn thơm
 
VỀ
Về ngang qua giữa phố xưa
Thấy bông hoa đứng đợi mưa một mình
 
ĐI, VỀ
Đi, Về, chỉ một cõi
Lặng lẽ ánh trăng thu
Tử sinh vừa tròn kiếp
Càn khôn, giấc mộng du
Ai đang đi hay ở?
Ai đang gần hay xa?
Ngoảnh nhìn, mênh mông vắng
Chỉ là Ta với Ta
Cái vô sinh bất diệt
Giữa xôn xao Ta-bà.
 
CHÂN TU
Giới tùy ta chọn, nhưng phải giữ
Giữ giới trang nghiêm, người nhìn ngay ra
Phong thái chân tu,
Trí năng đạo hạnh
Hoa phải thơm hương mới thực hoa.
 
TRĂNG THU
Đang giữa khóa tu
Nhằm Tết Trung Thu
A Di Đà Phật
Trăng tỏ hay lu
Cũng bóng trăng đó
Bến giác, bờ mê
Phật đà chỉ rõ
Một niệm tín tâm
Đường về sen nở.

THIỀN SƯ VÀ RỪNG SỚM
loi-gan-y-xa-0003
Thênh thang rừng nắng sớm
Róc rách suối trong veo
Thiền sư chống gậy trúc
Chim ngàn ríu rít theo
Áng mây trắng đầu gió
Khẽ chào “A Di Đà”
Lao xao cỏ thơm gọi
Thức giấc muôn đài hoa
Dưới cội tùng bách tuế
Thiền sư ngồi kiết già
Bao la trời vạn hữu
Thể nhập giọt sương sa
Chuông từ tâm vi diệu
Lay động vàng rừng mai
Chim trên cành trúc tím
Cùng thuyết pháp Như Lai
Phút giây bừng liễu ngộ
Giòng Bát Nhã ban mai
Rừng sớm chắp tay hỏi:
“Thiền sư, ngài là ai?”.
 
XUÂN
Tàn xuân, lá rụng hoa rơi
Cành khô, cây đứng bồi hồi tiếc xuân
Bỗng dưng, thơ trổ điệu vần
Ma Ha Bát Nhã
Phù vân vô thường.
 
TÌM NHAU
Nơi đâu góc biển?
Đâu chân trời?
Biển không bãi cuối,
Trời muôn nơi
Bằng con-mắt-tuệ, tìm nhau nhé
Sẽ thấy người,
Trong hạt lệ tôi.

CÔNG ÁN TRIỆU CHÂU
loi-gan-y-xa-0004
Tọa thiền quán chiếu
Dưới cội sầu đông
Tôi, con chó nhỏ
Có Phật tánh không?
 
Tuần hoàn vạn hữu
Thanh thản đến, đi
Bước nào hội ngộ,
Bước nào phân ly?
 
Tôi, con chó nhỏ
Tôi thấy, tôi nghe
Tôi nhận, tôi biết
Chẳng vướng bận chi
 
Cái-thấy, cái-biết
Tự tánh thường hằng
Người có, tôi có
Không giảm, không tăng
 
Chuông khuya Bát Nhã
Mở rộng Cửa Không
Hoa-tâm tôi nở
Thơm cành sâu đông
 
Mùa Xuân chợt giải
Công án Triệu Châu
“Người cùng vạn hữu
Phật tánh như nhau”
Thuyền nan bước xuống
Qua bờ
Trước,
Sau.
 
 
 
ĐỜI NẾN
loi-gan-y-xa-0005
Giá trị của cây nến
Là khi được thắp lên
Ánh sáng càng rạng rỡ
Thân nến càng mòn thêm
Ngọn bấc cuối leo lét
Nến tàn trong bóng đêm
Đã làm tròn sứ mạng
Nào cần lưu tuổi, tên!
Đời người nếu không kíp
Thắp sáng tâm vị tha
Thăng hoa và hiến tặng
E luống uổng ngày qua!
 
Huệ Trân
(Tào-Khê Tịnh Thất, những ngày tịnh tu)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2014(Xem: 11175)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không
25/09/2014(Xem: 9357)
Chiều buồn ngồi ngắm mây bay. Mây ơi, gió hỡi có hay được rằng, Cuộc đời là kiếp lằng nhằng. Quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy thôi.
24/09/2014(Xem: 11346)
Xanh cây lá rừng cao trầm hùng vĩ Chập chùng lên ghềnh đá tảng đồi hoang Ẩn hiện triền non ven sườn dốc Thanh Lương Am thấp thoáng giữa sương ngàn
24/09/2014(Xem: 31362)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 14866)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 11724)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
23/09/2014(Xem: 12006)
Nỗi trôi từ độ vô minh Đớn đau từ thuở thác sinh làm người. Sóng dồi bão dập ... tả tơi Đời tan tác mộng , nghiệp phôi pha tình.
22/09/2014(Xem: 10781)
Đừng trách đừng buồn đừng thở than Đừng hờn đừng giận đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng
21/09/2014(Xem: 11991)
Cõi tạm ta bà, cõi nghiệt oan, Can chi sân hận đến hơi tàn. Một nhành dương liễu xua ba nghiệp, Bốn tiếng hồng danh (*) độ sáu đàng. Ma đạo lộng hành thời mạt pháp,
21/09/2014(Xem: 12898)
Không vui, không buồn Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỷ không? Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn? Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? Thật như vậy, này Hiền giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]