Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

14/11/201717:28(Xem: 10195)
Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...
Han Long An (1)


Han Long An (4)

Ra mắt tập thơ "Như mây đầu núi" của Hàn Long Ẩn - Vườn hoa vô ưu...

 

Chiều nay 17-6, trong không gian thân mật và ấm cúng tại lầu 1 nhà hàng chay Đóa sen vàng trên trên đường Cao Thắng, nhà thơ Hàn Long Ẩn đã có buổi giao lưu trong tình thân hữu đạo vị nhân tập thơ Như mây đầu núi vừa được in còn thơm mùi mực.

 

Thi ca với tác giả là những tâm tình tự nhiên trong đời sống đạo, nói như cư sĩ Nguyên Giác, "Và những trang thơ Như mây đầu núi tựa như những vườn hoa vô ưu vậy!”. 

51 bài thơ với nhiều nguồn cảm, “mượn những hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm trừu tượng; dùng con chữ giản dị, đời thường thay cho những con chữ phức tạp, cao siêu; dùng cỏ cây, hoa lá, để diễn đạt sự từ bi, hỷ, xả”, như cư sĩ Nguyên Giác đã cảm trong lời nói đầu, Như mây đầu núi cho người đọc những minh triết ý vị, từ đó gợi một hướng sống nhẹ nhàng, ứng xử hòa đồng, thiết thực hiện tại, trong ước mong cuối cùng là an lạc tự nội. 

Được biết Hàn Long Ẩn là bút danh của thầy Thích Thiện Long, xuất gia tại cố đô Huế, từng du học tại Trung Quốc, hiện đang hành đạo tại Hoa Kỳ. Đây là tập thơ thứ tư của tác giả ra mắt bạn đọc, nhiều tác phẩm của Hàn Long Ẩn cũng đã được phổ nhạc, hiện phổ biến trong và ngoài nước.

Như mây đầu núi được trình bày trang nhã, với các minh họa nhẹ nhàng, thiền vị, công ty Thái Hà thực hiện, nhà xuất bản Thế giới cấp giấy phép.

 

Nhiệm Vy

 

(Tập thơ có trên tất cả các nhà sách Thái Hà và hầu hết trên các nhà sách toàn quốc. Ngoài ra, độc giả có thể đặt qua online).



Han Long An (7)

LỜI GIỚI THIỆU

 

Đọc Thơ Hàn Long Ẩn

 

Một phần rất lớn trong Kinh Phật được viết theo thể thơ. Như Kinh Pháp Cú. Hay Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ. Tương tự, nhiều phẩm trong Kinh Tiểu Bộ cũng viết theo thể thơ. Như thế, chúng ta thấy rằng Đức Phật và rất nhiều vị Thánh Tăng, Thánh Ni đã ưa sử dụng thể thơ để trình bày những suy nghĩ từ các thời rất xưa.

Có thể (chúng ta chỉ đoán thôi) vì ngôn ngữ thơ là một cách cô đọng, dễ nhớ. Nhưng cũng có thể (cũng đoán), vì ngôn ngữ thơ thường tạo ra một cảm hứng, và vì thơ đã có sẵn nhạc tính và là những khoảnh khắc dịu dàng trong đời thường giữa cõi ngôn ngữ văn xuôi khó nhớ và kém vần điệu...

Đọc thơ Hàn Long Ẩn, chúng ta cũng sẽ gặp những khoảnh khắc của ngôn ngữ cô đọng, dễ nhớ, cảm hứng, nhạc tính, dịu dàng. Và nhà thơ cũng mang giáo lý vào thơ một cách tự nhiên... Dĩ nhiên, đó cũng là chức năng của Hàn Long Ẩn, trong cương vị một nhà sư.

Chúng ta sẽ thấy rất nhiều chữ thuần Việt trong thơ Hàn Long Ẩn, kể cả khi ông mượn các hình ảnh cõi này để nói về vô thường, vô ngã... kể cả khi ông khuyến tu.

Thí dụ, trong bài thơ "Bến Nọ Bờ Kia," Hàn Long Ẩn nói về bước chân đi và bước chân dừng lại. Phải chăng, bước chân đi là khi Đức Phật trách tôn giả Angulimala rằng sao cứ đi mãi (hiểu là, chạy mãi theo dòng sinh tử luân hồi) mà không chịu đứng lại, dừng lại (hiểu là, khi tất cả các tâm tham sân si đã dừng hoàn toàn)?  Và vì đã lỡ đi mãi trong sinh tử luân hồi, nên phải biết theo chánh pháp để đứng lại... và phải dùng thân huyễn này để ra sức tu hành.

Bài thơ mang ý khuyến tu, nhưng không hề nặng nề thuyết giảng. Lại khéo léo mang những hình ảnh đối nghịch nhau (bão tố, biển lặng) để nêu lên niềm an lạc của giải thoát. Bài thơ trích như sau:

 

... Nếu không bước chân đi

Thì lấy đâu đứng lại?

Kiếp người không ngang trái

Hạnh phúc chẳng ai cần!

 

Nếu không có huyễn thân

Dựa vào đâu giác ngộ?

Nếu trời không bão tố

Biển lặng cũng vô hồn... (ngưng trích)

 

Một điểm đặc biệt trong thơ Hàn Long Ẩn là sử dụng nhiều hình ảnh cụ thể để nói về những khái niệm rất trừu tượng. Và trong khi gói vào thơ rất nhiều hình ảnh, nhà thơ đã dùng nhiều chữ đơn giản, chữ đời thường... để thay cho các chữ phức tạp, khó nhớ.

Hình ảnh cụ thể, thí dụ như cỏ, như đất trong bài thơ nhan đề "Cỏ và Đất"...

Các khái niệm phức tạp và trừu tượng của từ, của bi, của hỷ, của xả... được thay bằng cỏ và đất thương nhau, thường hoài nhau, bỏ qua cho nhau bao dung cho nhau.

Như một trích đoạn bài này:

  

Thương tất cả và bỏ qua tất cả

Để bao dung, để gần gũi lẫn nhau

Và như đất thương hoài cỏ úa

Mặt trời lên từ phía... tối màu.(ngưng trích)

  

Khi nói về khái niệm vô thường, tức là hiện tượng chi phối tất cả pháp hữu vi, và là một pháp ấn chính yếu, nhà thơ Hàn Long Ẩn cũng dùng tới hình ảnh cụ thể của đời thường quanh ta như: nắng, ngày, bầu trời, sông, mưa, mùa đông, gió, cánh đồng, xuân, vầng trăng, chim bay, ráng chiều... nghĩa là, mắt chúng ta không thấy được khái niệm vô thường, nhưng thấy được chuyển biến của nắng, mưa, gió, vầng trăng, chim bay, vân vân.

Trích bài "Cuộc Mộng" nơi đây:

  

Nắng rồi cũng bỏ ngày thôi

Mây rồi cũng bỏ bầu trời về sông

Mưa rồi cũng bỏ mùa đông

Gió rồi cũng bỏ cánh đồng bay xa

  

Xuân rồi cũng bỏ ngàn hoa

Vầng trăng bỏ lại đêm và cô liêu

Chim bay bỏ lại ráng chiều

Tuổi thơ bỏ lại cánh diều hôm kia. (ngưng trích)

 

Lời nhà thơ Hàn Long Ẩn khi nói với Phật tử, đã đưa ra những lời khuyên ứng dụng được ngay trong đời thường, không cần gì tới cao siêu, phức tạp. Như khyên rằng hãy thở, hãy cười, hãy buông xả, hãy lên chùa lễ Phật... Như trong bài thơ "Đôi Khi"  trích như sau:

 

Đôi khi đời đau khổ

Tập thở nhẹ và cười

Nếu không làm như thế

Chỉ thiệt mình mình thôi

 

Đôi khi người gian dối

Hãy buông xả bao dung

Làm sao ta biết được

Mình sẽ không sai lầm?

 

Đôi khi lòng trống trải

Vì chẳng hiểu lý do

Ta lên chùa lễ Phật

Biết buồn là hư vô. (ngưng trích)

 

Qua tập thơ này, Hà Long Ẩn đã hoàn tất xuất sắc vai trò một nhà thơ -- sử dụng ngôn ngữ nhiều nhạc tính, dịu dàng, đầy cảm hứng và chuyển các khái niệm trừu tượng sang hình ảnh đời thường. Và cũng đã hoàn tất vai trò một nhà sư khi giải thích về vô thường, về từ bi hỷ xả...

Khi ngôn ngữ thơ thuần Việt đã ngấm vào thịt da xương tủy của nhà sư Hàn Long Ẩn, các dòng chữ chỉ ra diệu nghĩa vô thường cũng hiển lộ thành hoa. Các trang thơ Như Mây Đầu Núi là những vườn hoa vô ưu như thế.

 

Nguyên Giác

 

 

 

 

Han Long An (2)Han Long An (3)Han Long An (4)Han Long An (5)Han Long An (6)Han Long An (7)
Han Long An (8)


Xem tiếp trang tác phẩm của nhà thơ Hàn Long Ẩn
https://quangduc.com/author/post/4887/1/thich-thien-long-han-long-an-








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2015(Xem: 8703)
Hãy vui sống tâm từ đầy trí tuệ Biết chánh tà thiện ác khá phân minh Lợi cho người đừng nghĩ đến riêng mình Dẹp bản ngã sẽ hanh thông đường đạo Hãy vui sống dù đời thường điên đảo Đánh mất mình khi nhận giặc làm con Chạy theo ngoài để nội lực hao mòn
15/01/2015(Xem: 7543)
Cám ơn bài chia xẻ Vàng Hãy nên cảm tạ muôn ngàn lời đây "Sưu Tầm" ý nghĩa đủ đầy Như lời Kinh Pháp trời mây vọng vờn
15/01/2015(Xem: 13171)
ôi chỉ là tờ giấy Mà uy lực vô song Trước tôi, người run rẩy Đổi giọng, đổi cả lòng.. Tôi chỉ là tờ giấy Mà khiến đời long đong Ngược xuôi hai dòng chảy Mãi kiếm tìm, chờ trông... Đời đen, tôi tẩy trắng, Trắng- tôi nhuộm thành đen Đường cong tôi bẻ thẳng Lạ biến thành thân quen.
15/01/2015(Xem: 11537)
Sống chết là lẽ Vô thường Ai ai cũng phải trải qua đường này. Ai ơi nhớ niệm Phật ngay, Để được Phật rước về Tây Phương Đàng. Xa lìa kiếp sống khổ nàn, Luân hồi xoay chuyển Ta Bà trầm luân. Niệm Phật, Phật thưởng hồng Ân,
13/01/2015(Xem: 9332)
Hôm Nay Thức dậy sớm, Trời còn phảng phất sương, Hiu hiu làn gió gợn, Nao nao lòng thấy buồn -- Kinh khuya rồi vẫn sớm, Ngoài trời rơi rớt sương - Tâm tư nghe gờn gợn Tâm tư nghe gờn gợn -Bọn dụ đạo ! quậy buồn
10/01/2015(Xem: 11882)
Nếu như cuộc sống mọi điều như ý Thế gian này đâu có kẻ khổ đau Ta với người cũng có điểm giống nhau Hãy thông cảm cho nỗi đau kẻ khác
10/01/2015(Xem: 9271)
Xin như là giọt nước Ngủ trên lá sen mềm Mặt trời lên thức dậy Rong chơi cùng gió êm.
10/01/2015(Xem: 12280)
Chúng tôi cùng được sinh ra từ một người cha, một người mẹ. Chúng tôi cùng được lớn lên trong một căn nhà, lúc lớn, lúc nhỏ, lúc chỗ này, lúc chỗ kia, nhưng cuộc sống gia đình tương đối êm ấm, thuận hòa. Cha mẹ chúng tôi thương yêu, kính thuận nhau, và cũng hết mực thương yêu con trẻ, không bao giờ có ý ngăn cản sự góp mặt chào đời của mỗi đứa chúng tôi trong gia đình ấy. Vì vậy mà anh chị em ruột thịt chúng tôi thật là đông: đến 7 gái, 7 trai! Bầy con lớn như thổi, thoắt cái mà người chị cả đã trên 70, và cậu em út thì năm nay đúng 50. Anh chị em chúng tôi, mỗi người mỗi ý hướng, mỗi sở thích khác nhau, chọn lấy lối sống của mình theo lý tưởng riêng, hay theo sự xô đẩy của hoàn cảnh xã hội. Nhiều anh chị em đã đi thật xa, không ở gần ngôi từ đường bên ngoại mà mẹ đang sống với chuỗi ngày cuối đời ở tuổi cửu tuần.
09/01/2015(Xem: 9346)
Ấm áp không phải là khi Ngồi cận kề bên bếp lửa, Mà là lúc ta ngồi giữa Một bầu không khí thương yêu!
07/01/2015(Xem: 15201)
Hôm nay Thánh Đản Phật Di Đà Chúng con dâng phẩm vật hương hoa Quỳ trước đài sen, con kính lễ Với trọn niềm tin, dạ thiết tha…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567