Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Quỷ La Sát

04/01/201721:39(Xem: 5959)
Truyện Thơ: Quỷ La Sát

QUỶ LA SÁT

 quy-la-sat

Đoàn ca kịch nọ nổi danh

Kiếm ăn đi khắp tỉnh thành làng thôn

Diễn tuồng ác quỷ kinh hồn

Tuồng "Quỷ La Sát" luôn luôn hãi hùng

Người xem khen ngợi vô cùng

Diễn viên thật giỏi, tích tuồng thật hay.

Đoàn đi lưu diễn đó đây

Một lần ghé lại làng này kiếm ăn

Dân làng thích thú vô vàn

Say mê theo rõi những màn quỷ ma,

Khi đoàn chuẩn bị rời xa

Bà con lưu luyến thiết tha giữ đoàn

Có người dọa dẫm xa gần:

"Về chiều trời đã có phần tối tăm

Vượt khu rừng rất khó khăn

Lỡ ra bị kẹt phải nằm lại đêm

Nhiều rắc rối, lắm muộn phiền

Rừng này nổi tiếng là miền dữ hung

Quỷ La Sát nhiều vô cùng

Chi bằng đợi sáng đi không muộn gì!"

Mấy chàng kịch sĩ cười khì:

"Chúng tôi đâu có sợ chi quỷ nào

Chúng tôi là quỷ từ lâu

Đóng vai La Sát hằng bao năm trường!"

*

Thế rồi đoàn quyết lên đường

Sau khi từ biệt dân làng đôi câu.

Khu rừng hun hút thẳm sâu

Cả đoàn đi đã khá lâu lắm rồi

Màn đêm dày đặc khắp trời

Vẫn chưa qua khỏi được nơi rừng này

Thôi đành phải nghỉ lại đây

Nằm quanh một chỗ đêm nay lạnh lùng,

Bẻ cành cây, hốt lá rừng

Nhóm lên lửa ấm cháy bùng suốt đêm

Thay nhau ngồi gác luân phiên

Canh cho lửa cháy liên miên chẳng ngừng.

Nửa khuya sương xuống chập chùng

Khí trời buốt giá, hơi rừng lạnh căm

Mọi người say ngủ nằm lăn

Chàng ngồi canh lửa một thân tội tình

Rét run lẩy bẩy thân mình

Lấy đồ diễn kịch khoác nhanh lên người

Tạo thêm hơi ấm áp rồi

Gật gù bên lửa chàng ngồi lặng thinh,

Bộ đồ kia lại vô tình

Là đồ quỷ dữ hãi kinh diễn tuồng.

Rừng im lặng, lửa bập bùng

Chợt đâu có tiếng chim muông vang rền

Một người nằm ngủ cạnh bên

Giật mình thức giấc ngồi lên ngoái đầu

Nhìn người canh lửa thấy đâu

Thấy con quỷ dữ tóc râu rối bù

Quỷ La Sát ngồi gật gù

Cạnh bên đống lửa âm u, chập chờn.

*

Anh chàng hoảng sợ hết hồn

Chồm lên vội chạy, miệng mồm kêu la:

"Quỷ la sát! Bớ người ta!"

Cả đoàn thức dậy nghe mà thất kinh

Trong cơn mê hoảng thình lình

Tưởng rằng quỷ thật hiện hình chốn đây

Kịp đâu suy nghĩ. Khổ thay!

Nên cùng bỏ chạy theo ngay người đầu.

Chàng canh lửa giữa đêm thâu

Đang thiu thiu ngủ chợt đâu giật mình

Nghe kêu, tỉnh dậy, hoảng kinh

Thấy người ta chạy cũng đành nối đuôi

Tưởng rằng có quỷ tới nơi

Hét la, chạy hoảng theo người cho nhanh,

Chạy theo vẫn khoác trên mình

Bộ đồ quỷ dữ, răng nanh, mắt lồi.

*

Mọi người chạy một quãng rồi

Ngoái trông lui thấy ở nơi sau mình

Anh chàng canh lửa hiện hình

Giống như quỷ dữ đuổi nhanh tới gần

Thế là kinh hãi vô ngần

Lại càng chạy vội chẳng cần nghĩ suy...

Cảnh vui diễn giữa đêm khuya

Một đoàn hoảng hốt chạy đi điên khùng

Rượt nhau vấp ngã tưng bừng

Đều cùng khổ sở, đều cùng đớn đau

Trầy da, chảy máu, u đầu

Mệt nhoài, đuối sức, theo nhau nằm dài,

Đến khi biết rõ chuyện rồi

Cả đoàn thương tích đầy người, khổ thân!

*

Đời vì thành kiến sai lầm

Vô minh che lấp, xa gần đua nhau

Chạy theo ảo tưởng trước sau

Nên bao phiền não chuốc mau vào mình.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa phỏng theo Truyện Cổ Phật Giáo)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2024(Xem: 1336)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 1982)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1836)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 811)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 1658)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1938)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1577)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 2162)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 1039)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 1364)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567