Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Cõi Thong Dong (Tuyển Tập Thơ)

13/06/201604:47(Xem: 10689)
Một Cõi Thong Dong (Tuyển Tập Thơ)

Mot Coi Thong Dong_Tanh Thien

 

 Mc Lc

 

Đôi Lời Giới Thiệu…………………………………………..trang 7

Lời Tâm Tình…………………………………………………trang 17

Một Cõi Thong Dong…………………………………… trang 18

Sanh Tử Vô Can……………………………………………trang 19

Nhìn Đâu Cũng Đẹp………………………………………trang 21

Tôi Muốn………………………………………………………trang 23

Tạ Ơn Đời………………………………………………………trang 25

Tìm Về……………………………………………………………trang 26

Xuân Mãi Còn Đây…………………………………………trang 28

Cảm Giao………………………………………………………trang 30

Tâm ………………………………………………………………trang 31

Hạt Bụi……………………………………………………………trang 32

Đêm Qua…………………………………………………………trang 34

Chú Tiểu…………………………………………………………trang 36

 Viễn Ly……………………………………………………………trang 37

Một Kiếp Người………………………………………………trang 38

Tôi Yêu……………………………………………………………trang 39

Nhắc Nhở Chính Mình…………………………………….trang 40

Nhẹ Tựa Đường Tơ…………………………………………trang 41

Sương Mai………………………………………………………trang 43

Rồi Cũng Qua Đi………………………………………………trang 45

Hoa Đốm…………………………………………………………trang 47

Tu Chơi……………………………………………………………trang 49

Tỏ Tường…………………………………………………………trang 50

Mẹ Đi……………………………………………………………….trang 51

Sắc Son…………………………………………………………….trang 52

Hạ Mình…………………………………………………………..trang 53

Ra Đi………………………………………………………………..trang 55

Cực Lạc Nơi Ta…………………………………………………trang 56

Mẹ Là Cả Bài Kinh……………………………………………trang 58

 Tắm Phật…………………………………………………………trang 60

Tự Cảm……………………………………………………………trang 61

Biển…………………………………………………………………trang 63

Cát Bụi…………………………………………………………….trang 64

Đố Ai……………………………………………………………….trang 65

Hương Lòng…………………………………………………….trang 66

Chơi…………………………………………………………………trang 67

Đừng Nương Tựa Ai…………………………………………trang 68

Tan Hòa Với Pháp Thân…………………………………….trang 70

Mẹ……………………………………………………………………trang 72

Hương Xuân…………………………………………………….trang 73

Bài Thơ Cuối Năm……………………………………………trang 74

Đói Ăn Xin Tự Tại…………………………………………….trang 75

Nẽo Về Cực Lạc……………………………………………….trang 77

Phật Vẫn Ngồi Yên……………………………………………rang 78

Ảo Ảnh……………………………………………………………trang 79

 Liễu Tri……………………………………………………………trang 81

Chết Cũng Vui…………………………………………………trang 83

Một Nắng Hai Sương………………………………………trang 85

Mùa Xuân Bất Tận…………………………………………..trang 87

Tôi Vẫn Muốn………………………………………………….trang 89

Tình Già……………………………………………………………trang 90

Thắp Đuốc………………………………………………………..trang 91

Nhìn Giọt Sương Tan………………………………………..trang 93

Sám Hối…………………………………………………………….trang 94

Như Làn Gió Thoảng………………………………………….trang 95

Lặng Khóc………………………………………………………….trang 96

Máu Đã Lan Tràn……………………………………………….trang 98

Hư Huyễn…………………………………………………………trang 100

Một Thoáng Qua Rồi…………………………………………trang 101

Yêu Em………………………………………………………………trang 103

Về Với Chính Ta………………………………………………….trang 105

 Uyên Nguyên……………………………………………………trang 107

Canh Bạc Cuối Đời……………………………………………trang 108

Như Một Vỡ Tuồng……………………………………………trang 110

Đầu Năm Mơ Ước………………………………………………trang 111

Một Thoáng Vu Lan……………………………………………trang 113

Ung Dung…………………………………………………………..trang 115

Mây Trắng Thong Dong……………………………………..trang 117

Vẫn Đẹp Tình Xuân…………………………………………….trang 118

Một Cành Mai…………………………………………………...trang 119

Chuyển Hóa…………………………………………………….…trang 121

Ta Còn Gì Để Mất……………………………………………….trang 122

Mây Trắng Đường Xưa……………………………………….trang 124

Thiền Khách…………………………………………………………trang 126

Đức Phật Ngồi Yên………………………………………………trang 128

 

 


 Đôi lời giới thiệu

 

“Ta đến từ nơi cõi sắc không

Ngày về chẳng hẹn chẳng chờ mong

Như mây thoáng hiện rồi tan biến

Để lại trời xanh đẹp mát lòng.”

 

Tôi có duyên quen biết với nhà thơ Tánh Thiện khi tôi mới vừa đặt chân lên miền đất hứa, Thầy là người đón tôi từ phi trường Lax, để đưa về chùa Việt Nam ở Los. Thấm thoát đã mấy mươi năm trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ tâm trạng vui mừng của tôi lúc bấy giờ. Đến một nơi chốn mới toanh, lạ người lạ cảnh không kẻ thân sơ, mà có người đón mình thì thật là hạnh phúc biết bao.

 

Càng vui mừng hơn, khi được hân hạnh đọc tập thơ của tác giả và viết những dòng giới thiệu nầy, trong tôi cái cảm giác vui mừng năm xưa như có dịp sống dậy. Từng lời thơ từng con chữ cứ thế vây quanh bám cứng, quyện chặt vào hồn thấm vào tấc dạ, trãi dài miên man theo từng lối đi về đọng lại cảm xúc. Nó bùng lên soi sáng cuộc lữ, từng lời thơ chắp cánh tung bay trên từng nỗi thao thức. Cảm xúc sâu lắng thong thả từ tốn của nhà thơ từng bước đơm hoa hé nụ. Lời thơ, đâu đó dẫn ta rong chơi đến những chân trời mới lạ đẹp vô ngần, cứ thế tô điểm sắc màu trên từng nẽo đi chốn về, cõi xa xăm muôn thuở được kéo lại cận kề một bên trong từng nỗi lòng tấc dạ. Cái yên ấm an lành trong từng lời thơ cứ thế dạt dào thắm đượm tấm lòng tri ngộ của những tháng ngày trao ra gởi nhận, những ân tình sâu lắng cứ vậy thi nhau san sẻ sớt chia, nỗi lòng cảnh sống tràn ngập lý tưởng cao đẹp đạo đời.

 

Từng cảm xúc từng lời thơ từng nỗi niềm chung riêng, ôm trọn vào lòng tỏa lên sức sống diệu kỳ trong mỗi tâm thức, vang vọng điệp khúc bình sanh sánh bước thong dong lên đường tiến thẳng về phía trước, vượt chướng duyên nghịch cảnh, mở rộng tấm lòng phơi bày tỏ rõ nguồn cơn. Hùng khí ngất cao, hiên ngang trực diện với muôn ngàn biến động nổi trôi, bình thản an nhiên ngút trời ngập lối một thời hy sinh vì và cho lý tưởng giải thoát.  Tâm đó người đó thơ đó, lúc nào và bao giờ vẫn thong dong dạo quanh cõi tử sinh huyễn mộng, mĩm cười với gió trăng, chốn đi nẽo về thênh thang lộng gió. Ở đó, nơi chốn ấy dư âm đó, vẫn đêm ngày tỏa sắc đọng hương trong lòng mỗi chúng ta.

 

Thơ Tánh Thiện đã từng góp mặt ở báo Phật Giáo Việt Nam, một tờ báo có từ lâu đời ở nơi hải ngoại những thập niên trước. Những bài thơ trong tuyển tập nầy, hầu hết cũng đã được tuần báo Bút Việt News vùng Dallas, tiểu bang Texas phổ biến, nay gom lại thành tuyển tập thơ để gởi đến bạn đọc như một “cách chơi” đẹp, lời tạ ơn tri ngộ.

 

Thơ Tánh Thiện thể hiện tấm chân tình dễ thương khiêm cung giản dị, hiện rõ trong từng cảm xúc từng lời từng chữ, một sự bình dị mộc mạc, đến độ như dốc hết nỗi lòng kể hết tấc dạ trao gởi cho nhau, to nhỏ với nhau cùng nói cho nhau nghe. Đôi khi, còn là lời nhắn nhủ thân thương chứa đầy cảm xúc tươi đẹp đạo đời, mà ít ra trong cuộc sống đầy dẫy bận rộn lo toan giành giật nầy, chúng ta cần một lời khuyên chơn chất, một lời nói thật một lời ngay thẳng, chứa đượm tấm chân tình hiên ngang rõ ràng.

 

 “Ta ước gì nhẹ thoáng

Như mây trắng đường xưa

Thiền phòng đêm trăng chiếu

Rõ biết chẳng thiếu thừa.”

 

Điều đặc biệt ở nhà thơ, là khi cảm xúc trổi dậy ra sao như thế nào, thì hồn thơ cũng y như thế ấy, một sự trân trọng nâng niu không chèn ép thúc đẩy o bế ngữ ngôn. Cảm xúc và cái thấy của nhà thơ, nơi cảnh nơi người nơi tâm thức, như được hòa nhập cùng một khối quyện chặt với nhau, nguyên vẹn thuần khiết không méo mó biến dạng, không trau chuốc nhào nén, nên thơ của Tánh Thiện trong sáng lồng lộng, thong dong trong từng câu chữ ý tưởng. Từng lời từng chữ từng câu là cả một tấm lòng thủy chung gởi gấm trong ấy, dâng trọn cho đời cho đạo cho người và cho tất cả. Tấm lòng ấy tấc dạ đó, vẫn miệt mài đêm ngày phụng hiến cho lý tưởng cao cả, nỗ lực khắc ghi lời nguyền son sắc cho cuộc đăng trình tìm về sống với tánh Phật sẵn có trong mỗi chúng ta.

 

“Phật ở nơi nào Phật ở đâu

Bao năm tìm đến bạc mái đầu                                                 

Giờ đây nhìn lại lòng thấu hiểu

Phật ở tâm người tỉnh lặng sâu.”

 

Giữa chốn ba đào biến động trôi nỗi đó đây, của cảnh của người tâm thức, thì sự dừng lại để tư duy chiêm nghiệm, nhìn thẳng vào nội tâm gạn lọc chính mình, trở thành một sự tối cần cho cuộc sống vốn đã lung lay tả tơi tơi tả, âu đó cũng là điều thiết thực và cấp bách. Chiêm nghiệm và quán chiếu, để thấy mọi sắc màu có không nơi cõi đời tạm dung, không còn là nỗi ám ảnh lo sợ mất mát, mà là điều tự nhiên vốn dĩ như thế, thường tại như thế đến đi như thế, có gì để phải buồn vui được mất lo toan, bình thản hít thở cho đúng nhịp thì cõi lòng nhẹ tênh, có gì khác biệt ở đây ở đó ở đâu bao giờ?                                   

 

“Ta có gì khác biệt

Nơi cõi đời tạm nương

Trăm năm một tia chớp

Liễu tri giấc mộng thường.”

Mấy câu cuối của bài thơ “Như Một Vỡ Tuồng” nhà thơ còn cho ta một khái niệm hết sức rõ ràng vào chính cái tâm cảnh mà ta đang đêm ngày đối diện lo lắng. Khi ta khổ đau buồn chán, cũng là lúc ta trôi nổi theo cảnh theo người, là khi ta chưa nhận biết được tâm của ta như thế nào và ra làm sao. Nó lăng xăng dao động hay bình thản ung dung, ta có làm chủ được nó hay để nó mãi đi hoang không hẹn ngày về, mãi quên mãi chìm mãi trôi dạt nơi sông mê bể khổ. Khi đối diện với bao biến động, ta có đủ dũng khí để vượt qua bình tâm để tồn tại, biết cách bỏ buông những nhọc nhằn lụy phiền, hay cam lòng mặc nhiên gánh trọn niềm đau nỗi khổ trên vai. Còn đó những trăn trở canh cánh chôn sâu trong lòng, cũng đến lúc phải buông xuống, và đây cái cách nhà thơ gợi ý cho ta.

 

Ta về học lấy chữ Tâm

Càng đau càng phải tự mình bỏ buông

Cuộc đời như một vỡ tuồng

Tử sanh là gió vui buồn là mây.”

 

  

Trong bài thơ Hoa Đốm, nhà thơ Tánh Thiện còn dẫn lối cho chúng ta, bằng cách nào để tìm thấy Phật sống với Phật. Khi ta nhận biết nguyên lý của các pháp thường biến hóa không thật, luôn bị vô thường chi phối tác động. Một khi nhận biết rõ ràng, thì Phật ở ngay trước mặt ở tại đây không ở đâu xa, ở ngay trong tâm của mỗi chúng ta, không cần phải tìm cầu lung tung hướng vọng chạy đuổi theo bên ngoài.

 

Phật ở trong ta khỏi phải tìm

Tìm mãi lâu ngày cũng phát điên

Nhìn xem vạn pháp như hoa đốm

Là thấy Phật ngay trước mặt liền.”

 

Và ở đoạn khác nhà thơ còn nhắn gởi, cái cung cách ta thường lạy lục van vái xin xỏ vốn không mang lại kết quả, bởi không hề có đấng tối cao nào đủ thẩm quyền để ban bố ân phước cho ta cả. Đức Phật cũng không ngoại lệ, Ngài chỉ là bậc đạo sư chỉ cho ta con đường chân thiện mỹ, đi hay không là quyền của mỗi chúng ta. Mọi tương tác đều do định luật nhân quả tác động, đây là nguyên lý công bình và sòng phẳng, ta tạo gì làm gì thì nhân đó quả đó, ai tạo nấy mang, tạo gì gánh nấy, rõ ràng là như vậy.

                                          

Phật chẳng giúp gì nguyện với xin

Vườn thiền lá rụng đẹp nguyên trinh

Mãi mê tham vọng bao giờ hết

Nhân quả theo ta bóng với hình.”

 

Mẹ là tất cả là Phật hóa thân, là suối nguồn vi diệu, là lời thơ  cao đẹp bất tận chảy mãi trong lòng, là bóng mát cây cao che chở giông tố cho ta trong cuộc đời nầy. Trên thế gian nầy có một thứ tình không gì có thể thay thế đổi thay được, đó là tình mẹ. Mẹ như vầng trăng sáng lồng lộng trên cao, soi đường ôm ấp vỗ về, dõi mắt theo từng bước ta đi, trông ngóng ngày ta trở về. Lòng mẹ còn là bến nước con thuyền đưa ta đến chốn bình yên, còn là biển cả bao dung độ lượng, âm thầm dưỡng nuôi, nhận vào tất cả mà không hề đắn đo than vãn, cầu mong cho ta vượt sông mê bể khổ. Tiếng mẹ vọng về như lời kinh nhắc nhở ta vững bước trên đường đời.

Mẹ như bến nước con thuyền

Đưa ta đến chốn bình yên nắng vàng

Dù bao khốn khổ nguy nan

Mẹ mong ta vững bước sang biển trần

Lắng nghe tiếng hải triều âm

Như là tiếng mẹ âm thầm gởi trao.”

 

Ở đời, mỗi chúng ta còn có những ân tình khắt cốt ghi tâm, những ơn nghĩa không dễ gì đáp trả hay phai nhạt lãng quên. Những tháng ngày tương ngộ, những mong chờ cho và nhận, cảnh và người, ta và bạn trở thành nỗi niềm ray rức khôn nguôi. Tạ ơn đời ơn người ơn chúng sinh, tình người tình đạo, tấm chân tình đó, âu cũng là cái ơn cái nghĩa lớn rồi vậy, trong muôn vàn làm sao cho trọn cho phải, trả sao cho hết kể sao cho xiết. Sống cho thật đẹp thật tốt và có ý nghĩa, cũng là phần nào đáp đền trong muôn một.

 

Kiếp sau xin lại làm người

Đừng xin làm tắt tiếng cười bên nhau

 Lòng ta còn nhớ hôm nào

Tương chao cùng nếm, pháp mầu cùng chia.”

 

Trong chổ tình riêng và lòng chung với chừng đó, người viết xin được tạm dừng với hai câu “Giang tay ta đón bình minh, nguyện xin đền đáp chúng sinh khắp trời.” và trân trọng giới thiệu tập thơ Một Cõi Thong Dong đến với bạn đọc bốn phương.

 

Như Hùng

Mùa Xuân năm Bính Thân 2016

 

 
hoa_sen (41)

 

 

  Lời Tâm Tình

 

Tôi thường tâm niệm rằng cuộc đời nầy là một cuộc chơi. Tập thơ nầy ra đời cũng là một cách chơi, nhưng tôi vẫn thích cách chơi của người có tâm hồn đạo vị. Hơn là những cách chơi mà nó không đem lại cho lòng mình an lạc và giải thoát. Xin hãy đọc tập thơ nầy và xem nó như một đám mây, như một cơn gió thổi, chẳng có gì quan trọng. Có quan trọng chăng là ta lặng yên trong vài phút tư duy, tỉnh lự để thấy rõ hiện tượng vạn pháp là không để ta có thể sống bình yên trước cơn mưa bão của cuộc đời. Đó cũng là cách chơi của tôi khi cho ra đời tập thơ nầy.

Kính cẩn

Xuân Bính Thân 2016

Tánh Thiện

 


pdf-icon
Một Cõi Thong Dong_Tuyển Tập Thơ của Tánh Thiện








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2020(Xem: 9179)
Xa xăm lặng bước nhập trần ai Óng mượt mi vàng lộ hiển dài Xóm Bắc ruổi rong chui bụng ngựa Nhà Đông lơ láo rúc lừa thai Roi vàng thúc vế trâu bùn chạy Dây sắt gìn hàm cọp đá hồi Một sớm gió lùa băng giá hết Trăm hoa vẫn cũ luyến xuân đài!
22/09/2020(Xem: 11527)
Con thường suy nghĩ có một ngày Mẹ về với Phật cảnh Phương Tây Để nghe giáo pháp Như Lai thuyết Tỏ ngộ từ đây ở nơi này.
21/09/2020(Xem: 12231)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
21/09/2020(Xem: 11570)
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
20/09/2020(Xem: 8183)
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC (Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản) Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
19/09/2020(Xem: 13690)
Năm bài thơ của HT Tuệ Sỹ do Trần Trung Đạo ngâm Khung Trời Cũ Tôi Vẫn Đợi Một Bước Đường Hận Thu Cao Những Năm Anh Đi
19/09/2020(Xem: 6700)
Sông Đồng Lung Đồng Lung sông nước chảy êm đềm Chảy mãi sầu vơi suốt cổ kim Cuối bãi cò bay lâu sậy héo Đầu non trâu nghỉ bóng trăng tàn Chiều non thẳm tiếp thành cô quạnh Thu trúc hàn sanh quán nhỏ đơn Thích thú ngắm âu theo nước chảy Đời lênh đênh biết mấy khi nhàn? Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )
18/09/2020(Xem: 6310)
Xưa xa gạch đá ướp thăng trầm Nội chiến bi hùng, buồn ngoại xâm Tiếng gọi trùng phùng ray rứt hát Lời ru hội ngộ nghẹn ngào ngâm
18/09/2020(Xem: 9559)
Mười tám tháng chín hôm nay Là ngày sinh nhật mừng Thầy sáu lăm Bánh thơm, nước ngọt, xôi thanh Tâm Hương biểu muội đã nhanh sẵn sàng Nhưng vì lệnh cấm đã ban Chúng con chẳng thể cùng mang về chùa Nên đành phải chịu nhận thua Ngồi nhà mà cảm thấy chua xót lòng Ơn Thầy đã bỏ bao công Vun bồi Quảng Đức bao Đông nhọc nhằn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]