Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng nghe tiếng nước chảy

05/03/201607:34(Xem: 8367)
Lắng nghe tiếng nước chảy


ht thich thien chau

Vừa qua, lục giấy tờ cũ, tình cờ tôi thấy một trang giấy có thủ bút của thầy Thích Thiện Châu  (cố Hòa thượng  Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này thầy viết sau khi chấm dứt khóa Thiền mùa hè năm 1990 và cũng là lần cuối cùng thầy sang giảng khóa Thiền tại Muenchen.

Từ khi đảm nhiệm dạy môn Triết học so sánh giữa trí thức luận Phật học và triết học Tây phương tại Đại học LMU Muenchen, mỗi năm tôi tổ chức khóa thiền mùa hè và mùa đông cho sinh viên, nhưng những nhà trí thức quan tâm đến Thiền cũng có thể ghi tên tham dự. Hội thảo cuối tuần đúc kết các đề tài tam luận lý thuyết chuyển sang thực hành để giúp sinh viên hiểu biết chu đáo về Phật học và thực hành phương pháp Thiền định. Những lần như thế, tôi thường mời hai người. Một là thầy Thiện Châu ở chùa Trúc Lâm Paris, Pháp. Vị kia hiện đã ngoài 80 tuổi vốn là bạn học của Hòa thượng Thích Thiện Châu và Thích Minh Châu, là Bikkhu Pasadika, một học giả người Đức uyên thâm về văn học Phật giáo Sanskrit và Tây Tạng. Hai vị nhận lời hướng dẫn các buổi ngồi thiền cũng như tham luận của sinh viên. Trong suốt các thập niên từ 70, 80, 90 và sang đến đầu thế kỷ 21, hai vị thầy đáng kính đã không ngại đường xa đến giúp tôi, đông cũng như hè, lặn lội trong tuyết lạnh hay thong dong trong nắng ấm , tận tình chỉ dẫn những sinh viên trẻ tìm hiểu đạo Phật với tâm từ bi và khiêm ái.

Dạo ấy các khóa Thiền do tôi tổ chức rất đông sinh viên đến tham dự. Có khi lên đến trăm người, mặc dù theo thông báo chỉ giới hạn tối đa 50 người. Đối với Viện Triết, đó là hiện tượng khá đặc biệt. Nhiều lần ban tổ cức phải chia các tham dự viên làm hai nhóm và thỉnh mỗi Thầy hướng dẫn một nhóm. Thật thú vị khi thấy các sinh viên Đức đua nhau vào lớp có ông thầy người Việt Nam, còn số sinh viên Á Châu, nhất là các Phật tử Việt Nam tham dự theo chế độ ngoại khóa, lại thích nghe ông thầy người Đức giảng.

Khóa Thiền năm 1990 được tổ chức tại Weyarn cách Mũnchen 50 km, trong rừng , tại một trung tâm văn hóa tôn giáo, được trang bị đầy đủ cho các buổi tọa thiề , rất thích hợp với sinh hoạt hội thảo của chúng tôi.

Buổi chiều trước ngày bắt đầu khóa Thiền, chúng tôi đón thầy Thiện Châu ở sân ga cùng với thầy đến Weyarn. Thầy trò đi dạo trong rừng, cũng để tìm địa điểm rộng thoáng đẹp cho một buổi ngồi thiền định giữa thiên nhiên. Hôm ấy đi sâu vào trong rừng, một hồi không tìm thấy lối ra, tôi cùng với các cháu bối rối sợ đi lạc mãi trong đêm khó tìm đường, nhưng Thầy vẫn điềm đạm, bảo ngồi nghỉ chân rồi đi tiếp, lúc sau Thầy bảo đi theo hướng nước chảy, may sao gặp một hồ nước mới định phương hướng tìm về, khi ấy trăng đã lên cao.

Thường sau mỗi khóa Thiền, Thầy Thiện Châu đọc một hay hai bài thơ cho sinh viên nghe và tôi chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Đức. Năm ấy, sau buổi Thiề , Thầy viết bài thơ lên mặt sau tờ giấy ghi tên sinh viên tham dự vì thường Thầy luôn giữ một bản danh sách. Thầy để lại bài thơ, rồi từ biệt mọi người; và từ đó không trở lại nữa sau khi ngã bệnh và viên tịch năm 1997.

Nhìn lại thủ bút của Thầy, tôi ngẫn người, thế mà đã 21 năm, không ngờ đã hai thập niên lẻ một, tưởng như mới đây, mà nay người không còn nữa…

Từng chữ như vẽ lại dáng vị sư áo nâu nhũn nhặn, trầm tĩnh ngồi nghỉ trên phiến đá, trong lúc chúng tôi, nhất là tôi, lo sợ trời tối mà các cháu nhỏ (Mai Lan lúc ấy lên 9, Minh lên 10) đi theo đã đói và mỏi mệt, sương xuống mỗi lúc càng dầy. Thầy bảo đừng sợ, rồi hướng dẫn chúng tôi đi theo tiếng suối. Chúng tôi vạch lau sậy đi trong sương mù bồng bềnh… và không thể tả nổi sự vui mừng ngạc nhiên khi thoát ra khỏi vùng lau sậy u minh, đến bên bờ hồ, mới biết trăng đã lên tự bao giờ, vằng vặc sáng.

Lời thơ bình dị, mộc mạc, hầu như tự quên là thơ, không đòi hỏi là thơ, mà đạo vị và thi vị thanh thoát bàng bạc từ chữ đầu đến chữ cuối đúng theo hạnh “giới ngữ” của nhà Phật. Chân dung của vị sư như thoát ra từ câu thơ, hiển hiện trước mắt, điềm đạm, khiêm cung và từ ái, một lữ khách theo chân Như Lai, đến và đi như thế, không ồn ào, không mê hoặc. Người đã đến từ xa, cùng những sinh viên ngồi đếm từng hơi thở, hầu như chỉ dạy cách lắng tâm nghe dòng đời chảy để “thấy đường” nhân ái rộng trước mắt. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao sinh viên Đức ngưỡng mộ Thầy.



Thấy đường   

Chiều xuống giữa ngàn cây,
Sương lam hòa trong mây
Cỏ dại lấp lối đi
Lữ khách dừng chân nghỉ
Lắng nghe tiếng nước chảy
Lần theo suối đi mãi
Hết đường – một hồ vắng
Nước lặng loáng trăng vàng

Thích Thiện Châu

* Thường những buổi tọa thiền đều không được chụp hình vì tôn trọng sự tĩnh lặng và tập trung, nên không có hình ảnh đầy đủ.


THÁI KIM LAN    
  ( Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 138 )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2013(Xem: 8402)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 5985)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 9264)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 8477)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 7868)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 8210)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
26/01/2013(Xem: 7407)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
25/01/2013(Xem: 5882)
Nầy hỡi dân tộc Việt Nam ! Tổ quốc ta gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến. Lịch sử oai hùng, dựng nước bởi Minh Quân Con cháu ngàn đời, nguyền nối tiếp Tiền nhân Vươn trổi dậy từ tinh thần bất khuất. Người Việt nam chơn chất Mà tự hào, son sắt đậm tình quê. Già trẻ gái trai, khi quốc biến nguyện thề.
21/01/2013(Xem: 7684)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
21/01/2013(Xem: 4756)
Nghị sự mở đường phục vụ dân Hội đồng hai cấp tạo thêm phần Toàn thành viên đã hoà tâm ứng, Quốc thể mai ngày thuận ý tân. Người quyết cùng nhau tìm phương pháp. Việt Nam xây dựng đúng tinh thần Hoa Văn Hóa Việt thơm tình tộc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567