Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lắng nghe tiếng nước chảy

05/03/201607:34(Xem: 8384)
Lắng nghe tiếng nước chảy


ht thich thien chau

Vừa qua, lục giấy tờ cũ, tình cờ tôi thấy một trang giấy có thủ bút của thầy Thích Thiện Châu  (cố Hòa thượng  Thích Thiện Châu), một bài thơ. Cảm động quá. Bài thơ này thầy viết sau khi chấm dứt khóa Thiền mùa hè năm 1990 và cũng là lần cuối cùng thầy sang giảng khóa Thiền tại Muenchen.

Từ khi đảm nhiệm dạy môn Triết học so sánh giữa trí thức luận Phật học và triết học Tây phương tại Đại học LMU Muenchen, mỗi năm tôi tổ chức khóa thiền mùa hè và mùa đông cho sinh viên, nhưng những nhà trí thức quan tâm đến Thiền cũng có thể ghi tên tham dự. Hội thảo cuối tuần đúc kết các đề tài tam luận lý thuyết chuyển sang thực hành để giúp sinh viên hiểu biết chu đáo về Phật học và thực hành phương pháp Thiền định. Những lần như thế, tôi thường mời hai người. Một là thầy Thiện Châu ở chùa Trúc Lâm Paris, Pháp. Vị kia hiện đã ngoài 80 tuổi vốn là bạn học của Hòa thượng Thích Thiện Châu và Thích Minh Châu, là Bikkhu Pasadika, một học giả người Đức uyên thâm về văn học Phật giáo Sanskrit và Tây Tạng. Hai vị nhận lời hướng dẫn các buổi ngồi thiền cũng như tham luận của sinh viên. Trong suốt các thập niên từ 70, 80, 90 và sang đến đầu thế kỷ 21, hai vị thầy đáng kính đã không ngại đường xa đến giúp tôi, đông cũng như hè, lặn lội trong tuyết lạnh hay thong dong trong nắng ấm , tận tình chỉ dẫn những sinh viên trẻ tìm hiểu đạo Phật với tâm từ bi và khiêm ái.

Dạo ấy các khóa Thiền do tôi tổ chức rất đông sinh viên đến tham dự. Có khi lên đến trăm người, mặc dù theo thông báo chỉ giới hạn tối đa 50 người. Đối với Viện Triết, đó là hiện tượng khá đặc biệt. Nhiều lần ban tổ cức phải chia các tham dự viên làm hai nhóm và thỉnh mỗi Thầy hướng dẫn một nhóm. Thật thú vị khi thấy các sinh viên Đức đua nhau vào lớp có ông thầy người Việt Nam, còn số sinh viên Á Châu, nhất là các Phật tử Việt Nam tham dự theo chế độ ngoại khóa, lại thích nghe ông thầy người Đức giảng.

Khóa Thiền năm 1990 được tổ chức tại Weyarn cách Mũnchen 50 km, trong rừng , tại một trung tâm văn hóa tôn giáo, được trang bị đầy đủ cho các buổi tọa thiề , rất thích hợp với sinh hoạt hội thảo của chúng tôi.

Buổi chiều trước ngày bắt đầu khóa Thiền, chúng tôi đón thầy Thiện Châu ở sân ga cùng với thầy đến Weyarn. Thầy trò đi dạo trong rừng, cũng để tìm địa điểm rộng thoáng đẹp cho một buổi ngồi thiền định giữa thiên nhiên. Hôm ấy đi sâu vào trong rừng, một hồi không tìm thấy lối ra, tôi cùng với các cháu bối rối sợ đi lạc mãi trong đêm khó tìm đường, nhưng Thầy vẫn điềm đạm, bảo ngồi nghỉ chân rồi đi tiếp, lúc sau Thầy bảo đi theo hướng nước chảy, may sao gặp một hồ nước mới định phương hướng tìm về, khi ấy trăng đã lên cao.

Thường sau mỗi khóa Thiền, Thầy Thiện Châu đọc một hay hai bài thơ cho sinh viên nghe và tôi chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Đức. Năm ấy, sau buổi Thiề , Thầy viết bài thơ lên mặt sau tờ giấy ghi tên sinh viên tham dự vì thường Thầy luôn giữ một bản danh sách. Thầy để lại bài thơ, rồi từ biệt mọi người; và từ đó không trở lại nữa sau khi ngã bệnh và viên tịch năm 1997.

Nhìn lại thủ bút của Thầy, tôi ngẫn người, thế mà đã 21 năm, không ngờ đã hai thập niên lẻ một, tưởng như mới đây, mà nay người không còn nữa…

Từng chữ như vẽ lại dáng vị sư áo nâu nhũn nhặn, trầm tĩnh ngồi nghỉ trên phiến đá, trong lúc chúng tôi, nhất là tôi, lo sợ trời tối mà các cháu nhỏ (Mai Lan lúc ấy lên 9, Minh lên 10) đi theo đã đói và mỏi mệt, sương xuống mỗi lúc càng dầy. Thầy bảo đừng sợ, rồi hướng dẫn chúng tôi đi theo tiếng suối. Chúng tôi vạch lau sậy đi trong sương mù bồng bềnh… và không thể tả nổi sự vui mừng ngạc nhiên khi thoát ra khỏi vùng lau sậy u minh, đến bên bờ hồ, mới biết trăng đã lên tự bao giờ, vằng vặc sáng.

Lời thơ bình dị, mộc mạc, hầu như tự quên là thơ, không đòi hỏi là thơ, mà đạo vị và thi vị thanh thoát bàng bạc từ chữ đầu đến chữ cuối đúng theo hạnh “giới ngữ” của nhà Phật. Chân dung của vị sư như thoát ra từ câu thơ, hiển hiện trước mắt, điềm đạm, khiêm cung và từ ái, một lữ khách theo chân Như Lai, đến và đi như thế, không ồn ào, không mê hoặc. Người đã đến từ xa, cùng những sinh viên ngồi đếm từng hơi thở, hầu như chỉ dạy cách lắng tâm nghe dòng đời chảy để “thấy đường” nhân ái rộng trước mắt. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao sinh viên Đức ngưỡng mộ Thầy.



Thấy đường   

Chiều xuống giữa ngàn cây,
Sương lam hòa trong mây
Cỏ dại lấp lối đi
Lữ khách dừng chân nghỉ
Lắng nghe tiếng nước chảy
Lần theo suối đi mãi
Hết đường – một hồ vắng
Nước lặng loáng trăng vàng

Thích Thiện Châu

* Thường những buổi tọa thiền đều không được chụp hình vì tôn trọng sự tĩnh lặng và tập trung, nên không có hình ảnh đầy đủ.


THÁI KIM LAN    
  ( Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 138 )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/09/2014(Xem: 11864)
Ao chùa dưới ánh bình minh, Muôn hoa đua nở cảnh tình mến thương. Cánh sen còn đọng giọt sương, Cánh này đầy hạt bóng gương đón mời,
15/09/2014(Xem: 8894)
Mở cửa ra vào chẳng mọc mời Cớ sao Muỗi tự tiện vào chơi Vo ve âm điệu nghe khó chịu Dán sát bên tai úp mở lời
15/09/2014(Xem: 9825)
Một bài thơ tặng Ngoại tôi, Viết sao cho đủ những lời yêu thương, Ngoại thường nhắc đến quê hương, Bên đàn cháu nhỏ say hương cổ trầu.
13/09/2014(Xem: 11739)
Lang thang sáu nẻo luân trầm Cỏ cây thấy cũng lặng thầm xót thương Niềm vui chưa trọn đã buồn Nụ cười chưa tắt, lệ tuôn ướt đời. Nắng, mưa.. tóc đã bạc rồi Vẫn chênh vênh, vẫn chơi vơi dạ sầu. Đâu nhìn ra thuở ban đầu Đâu tìm ra mối chỉ nào vướng chân.
13/09/2014(Xem: 9035)
Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy, rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề: “Con nên làm thế nào, mới không còn những điều phiền muộn?” Phật Tổ cho đáp án đều như nhau: “Chỉ cần buông tay, con sẽ thôi không phiền não nữa.” Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật Tổ và hỏi:
11/09/2014(Xem: 8294)
mây tan, trời lồ lộ trùng khơi bóng chim về dưới trăng, ngàn hoa nở một thoáng bừng giấc mê.
10/09/2014(Xem: 8970)
Đời người, dù hết trăm năm Trong con, Mẹ vẫn trăng rằm thiên thu Đời người, trả lại phù du Trong con, Mẹ vẫn Mẫu Từ dấu yêu Vai này cõng Mẹ nâng niu Vai kia cõng Mẹ chắt chiu yếu già Dẫu rằng cát bụi Ta Bà Mượn thân hư ảo trong nhà trần gian
09/09/2014(Xem: 9930)
Không chỗ trú chẳng bến bờ Vẫn bầu rượu với túi thơ dặm dài Ngút mùa cuồng sĩ lai rai Nghêu ngao vô sự hát bài Hoa Nghiêm
09/09/2014(Xem: 10710)
Lung linh giọt sáng ngàn phương Đêm huyền diệu xuống nghe sương luân hồi Ngắm trăng ngắm cả cuộc đời Giữa mênh mông chợt ta ngồi ngắm ta
06/09/2014(Xem: 13052)
Cuộc đời sóng vỗ Đại đao Lời cha dạy bảo, con nào có quên Người cha đức rộng lại hiền Ân cần dạy bảo, khuyên người hồi tâm Tiền tài danh vọng chẳng cần Quyết noi gương Phật độ lần chúng sanh Hào quang tỏa sáng xung quanh Hiện thân Di-Lặc cứu đời độ nhân Tọa thiền phóng điển An lành Như như bất động, bóng Người từ bi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567