Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chi Rồi Cũng Qua (thơ)

30/11/201514:49(Xem: 8149)
Chi Rồi Cũng Qua (thơ)
 
Phat Thich Ca 1a
Namo Sakya Muni Buddha

Quan Trọng Là Biết Rõ Chính Mình
 
Một ngôi chùa trên núi có nuôi một con lừa, mỗi ngày nó đều ở trong phòng xay thóc lúa 
vất vả cực nhọc kéo cối xay, thời gian lâu dần, lừa ta bắt đầu chán ghét cuộc sống vô vị này. 
Mỗi ngày  nó đều trầm tư, “nếu như có thể ra ngoài ngắm xem thế giới bên ngoài, không cần
 kéo cối xay nữa, như thế thật là tốt biết mấy!”
 
Không lâu sau, cơ hội cuối cùng đã đến, vị tăng nhân trong chùa muốn dẫn lừa ta xuống núi 
để thồ hàng, lòng nó hứng khởi mãi không thôi. Đến dưới chân núi, vị tăng nhân đem món hàng
 đặt lên lưng nó, sau đó trở về ngôi chùa. Thật không ngờ, khi những người đi đường trông thấy
 lừa ta, ai nấy cũng đều quỳ mọp ở hai bên đường cung kính bái lạy.
 
Lúc bắt đầu, lừa ta không hiểu gì cả, không biết tại sao mọi người lại muốn dập đầu bái lạy nó, liền hoảng sợ 
tránh né. Tuy nhiên, suốt dọc đường đều như vậy cả, lừa ta bất giác hiu hiu tự đắc hẳn lên, lòng thầm nghĩ thì 
ra mọi người sùng bái ta đến thế. Mỗi khi nhìn thấy có người qua đường thì con lừa lập tức sẽ nghênh ngang 
kiêu ngạo đứng ngay giữa đường phố, yên dạ yên lòng nhận sự bái lạy của mọi người. Về đến chùa, lừa ta cho 
rằng bản thân mình thân phận cao quý, dứt khoát không chịu kéo cối xay nữa. Vị tăng nhân hết cách, 
đành phải thả nó xuống núi.
 
Lừa ta vừa mới xuống núi, xa xa đã nhìn thấy một nhóm người đánh trống khua chiêng đang đi về phía mình,
lòng nghĩ, nhất định mọi người đến để nghênh đón mình đây mà, thế là nghênh ngang đứng ngay giữa đường lộ. Thực ra, đó là đoàn người rước dâu, đang đi lại bị một con lừa chắn ngang đường, người nào người nấy đều 
rất tức giận, gậy gộc tới tâp… Lừa ta vội vàng hoảng hốt chạy về chùa, khi về đến nơi thì cũng chỉ còn lại chút 
hơi tàn. Trước khi chết, nó căm phẫn nói với vị tăng nhân rằng: “Thì ra lòng người hiểm ác đến thế, lần đầu 
khi xuống núi, mọi người đều đảnh lễ bái lạy ta, nhưng hôm nay họ lại ra tay tàn độc với ta đến thế”, 
nói xong liền tắt thở. Vị tăng nhân thở dài một tiếng: “Thật đúng là một con lừa ngu ngốc! Hôm đó,
 thứ mà mọi người bái lạy chính là bức tượng Phật được ngươi cõng trên lưng mà thôi”.
 
Suy Nghiệm:
 
Điều bất hạnh lớn nhất trong đời người, chính là cả một đời mà không nhận thức được bản 
thân mình. Đôi khi chúng ta là chính mình, nhưng cũng có những lúc ta đánh mất bản thân, 
có những lúc để nhận thức được bản thân còn khó hơn cả việc nhận thức được thế giới chung quanh. 
Mỗi ngày chúng ta đều soi gương, nhưng khi soi gương, có ai từng hói bản thân mình một câu rằng: 
“Bạn đã nhận thức được chính mình chưa?”
 
- Nếu như bạn có tiền tài, điều người ta sùng bái chẳng qua là tiền tài của bạn, chứ không
 phải chính bản thân bạn, nhưng bạn lại ôm ảo vọng rằng họ đang sùng bái mình.
 
- Nếu như bạn có danh vọng, điều người ta tôn kính chẳng qua là danh vọng của bạn, chứ 
không phải chính bạn, nhưng bạn lại lầm tưởng rằng người khác đang tôn kính mình.
 
- Nếu như bạn có dung mạo đẹp đẽ, điều người ta mến mộ chẳng qua chỉ là dung mạo đẹp đẽ 
mà tạm thời bạn đang có, chứ không phải chính bạn, nhưng bạn lại hoang đường cho rằng 
người khác đang ngưỡng mộ chính bản thân mình.
 
Khi tiền tài, danh lợi, vẻ đẹp của bạn không còn nữa, thì cũng là lúc bạn bị vứt bỏ…… 
có bao giờ bạn nghĩ đến điều ấy? Điều mà người khác tôn sùng chẳng qua chỉ là những
 ước  muốn trong tâm của họ, chứ không phải là chính bạn.
 
- Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, 
lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
Vậy nên nhìn rõ chính mình là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vậy!
Mây Vô Danh
 
Tiên cảnh phản chiếu trên mặt nước ở Hàn Quốc
 
Chi Rồi Cũng Qua
 
Rồi cũng qua đi những nhọc nhằn
Đường đời mấy độ bước trầm, thăng
Niềm vui, nỗi khổ tìm mây khói
Còn lại yên bình mỗi bước chân.
 
Rồi cũng nhòa trôi những nụ cười.
Tiệc tùng, hoa lệ.. hẹn phai phôi
Ai người thấu hiểu đời như mộng
Chẳng tiếc ngày qua, chẳng ngậm ngùi.
 
Đôi lúc.. nghe lòng như khói sương!
Cõi tình hư thực giữa vô thường
Trăm năm bóng nguyệt dòng lưu thủy
Mong vớt làm chi chuốt đoạn trường.
 
Rồi cũng qua dần bao giấc mơ
Trả ta về lại thuở hoang sơ. 
Hỏi người thiên cổ từng xây mộng
Đã toại nơi lòng hay vẫn chưa?
 
Rồi cũng xuôi dòng trôi tháng năm
Bồng bềnh danh, lợi cuốn xa xăm.
Đã quá nửa đời nay mới hiểu
Cội nguồn gia bảo vốn nơi tâm.
 
Ngày cũng trôi qua giống mọi ngày
Khác là Tỉnh Thức giữa cuồng say
Xưa tìm hạnh phúc trong phiền muộn
Chừ Sống bây chừ, Sống tại đây.
Như Nhiên- Thich Tanh Tue
( Bodhgaya mùa chớm lạnh -Nov -2015 )
blank
 
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog
 
x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2024(Xem: 1626)
Cuối xuân, Phật Việt gặp “tai bay” Quay quắt lòng buông tiếng thở dài Cám cảnh tình nhà đau nỗi đạo Xót xa quê mẹ lệ bi ai. Thương quá Việt Nam đất nước tôi Bốn nghìn năm văn hiến tinh khôi Thiêng liêng Phật Giáo hồn dân tộc Hai thế kỷ hơn rạng giống nòi.
21/06/2024(Xem: 1923)
Ngày mẹ đi! Nắng vàng xóm nhỏ Ngày mẹ đi! Mây lặng ngừng trôi Ngày mẹ đi! Rũ buồn hoa cỏ Ngày mẹ đi! Nức nở than ôi. Ngày mẹ đi! Máu nhuộm tuổi thơ Ngày mẹ đi! Lạc lõng bơ vơ Lòng mẹ đau phút giây vĩnh biệt Tức tưởi, nghẹn ngào, sầu vô bờ.
21/06/2024(Xem: 3014)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
19/06/2024(Xem: 2965)
Những vật tầm thường như dép , tất , thảm Lúc còn mới, khi hết sử dụng được đều giống nhau Nhưng chúng không có cảm xúc nên chẳng khổ đau Chỉ có con người mãi phiền não vì chấp thủ!
17/06/2024(Xem: 2165)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên Khắp cõi trời người đều hoan hỷ Như Lai Sứ Giả đạo châu viên.
14/06/2024(Xem: 2533)
Kìa hoa lá đượm ngát hương Phật đản Mỗi lòng riêng còn bảng lảng sương mờ? Nơi xứ người dỗi mưa nắng bâng quơ Trông đất mẹ nghe thẫn thờ mấy đỗi! Hỡi mây bay, bởi vì dâu nên nỗi? Gió thoảng ơi, ai đưa lối dẫn đường? Hai nghìn năm Đạo pháp và quê hương Thời công nghệ bỗng “tứ phương thọ tiễn”!
12/06/2024(Xem: 1614)
Hôm nay ngay giờ luận văn Đề tài cô viết trên bảng Tả chân dung kể tình thương Người cha em thường yêu kính. Bạn học an vui tươi tỉnh Riêng con cắn bút đắn đo Từ nhỏ chỉ sống với mẹ Ôi quá khó một đề văn.
05/06/2024(Xem: 1738)
Nẻo đường sư đi thanh tịnh Thiêng liêng toả bóng bồ đề Quen rồi nắng chang mưa lạnh Nhẹ tênh sớm tối đi, về... Nẻo đường người đi khúc khuỷu Mang mang phiền não gập ghềnh Chuyện đời không cho chân nghỉ
05/06/2024(Xem: 1508)
Con ơi! Nhớ lời mẹ dạy Sau nầy khôn lớn nên người Lòng dạ thẳng ngay gìn giữ Lý tưởng cao cả vì đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]