Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7 bài học của Đức Đạt Lai Lạt Ma

13/06/201506:13(Xem: 12870)
7 bài học của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Uc Chau mung khanh tue Duc Dalai Lama (9)
7 BÀI HỌC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Đầu tiên học “nhận lỗi mình
Chúng sinh thường chẳng có thành thật đâu

Cho rằng mình đúng trước sau

Lỗi lầm nếu có đổ mau cho người

Khi ta chối lỗi, than ôi!

Chính là lỗi lớn nhất đời của ta!

*

Thứ hai phải học “nhu hòa

Răng thời rất cứng, lưỡi ta rất mềm

Cuối đời răng sẽ rụng liền

Trong khi lưỡi vẫn còn nguyên cơ mà

Nên cần mềm mỏng nhu hòa

Đường tu tiến bộ! Đời ta lâu dài!

*

Thứ ba học “nhẫn nhục” hoài

Nhẫn thời sóng lặng, trùng khơi yên bình

Đồng thời vạn sự an lành

Nhẫn là dùng trí tuệ mình mà thôi

Để mà hóa giải việc đời

Chuyện to thành nhỏ, nhỏ thời thành không!

*

Thứ tư học “thấu hiểu” luôn

Khi ta hiểu rõ ngọn nguồn đầu đuôi

Sai lầm sẽ chẳng mắc rồi

Sẽ mau thông cảm, hết lời thị phi

Nghi ngờ, tranh chấp tiêu đi

Kề vai, chung sức thực thi hòa bình!

*

Thứ năm “buông bỏ” cho nhanh

Cuộc đời như một túi hành trang thôi

Lúc cần thì vác trên người

Không cần thì đặt xuống nơi bên lề

Đừng nên cố vác nặng nề

Đời người có hạn, có gì dài lâu

Buông xong, tự tại biết bao

Hòa cùng nhân thế ai nào trách chê!

*

Sáu là học “cảm động” đi
Với tâm Bồ tát, Bồ đề thương yêu

Vui vì ưu điểm người nêu

Buồn khi người gặp phải điều không may

Cõi lòng rung động đẹp thay

Dạt dào tình cảm, tràn đầy từ tâm!

*

Bảy là phải học “sinh tồn

Giữ cho mạnh khoẻ mãi luôn thân mình

Bản thân được lợi đã đành

Khiến cho bè bạn, gia đình yên tâm

Giữ cho thân thể trường tồn

Cũng là hiếu với người thân của mình!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Virginia 6-2015)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2023(Xem: 5280)
Vĩnh viễn chia tay rồi…không còn ngày gặp lại, Đoạn đường ngày trước cùng chung bước tri âm Dăm tháng sau cùng, ……….bịnh già chúng mình phải tự lo thân Chỉ thăm hỏi nhau đôi lần qua điện thoại!!
21/05/2023(Xem: 2315)
Thiền đường điện Phật ngát trầm hương Chuông vẳng xua tan ảo mộng trường Kệ ngọc ngân âm vơi khổ não Kinh vàng vọng tiếng chuyển sầu thương An yên một dạ về chơn thể Tĩnh tại năm căn hướng diệu thường
21/05/2023(Xem: 2305)
“Thủ nhất thanh, Thượng vĩ bệnh” Vững bước đi về cõi tịnh an Vững niềm tin Phật kết thiền tâm Vững lòng thoả nguyện xây bờ thiện Vững chí kiên nguyền giữ bến chân Vững ở nơi đời gìn nghĩa trọng Vững ngồi chốn đạo giữ tình thâm Vững chân dạo khắp trần gian mộng Vững trái tim nồng nuôi đức ân…!
19/05/2023(Xem: 2710)
Kính đa tạ Cổ Đức có thơ chỉ dạy BÁM VÍU (1) Luôn khuyên điều cốt lõi Phật Pháp thôi Toàn bộ Tập đế ( Tham ái) tạo có mặt trên đời Cuối cùng BUÔNG lại là rốt ráo cứu cánh !
19/05/2023(Xem: 3678)
Chúng ta đừng nên trụ vào các niệm tham, sân, si, mạn, nghi. Nếu chúng ta có các tâm niệm trên thì phải nhanh chóng hàng phục chúng, chuyển hóa chúng để tâm mình không còn trụ ở một niệm nào cả. Hàng phục, chuyển hóa được những tâm niệm chúng sinh ấy gọi là vô trú. Thế giới này là thế giới của ngũ uẩn, cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do bị phiền não và vô minh nên tâm bị ngũ uẩn chi phối, dẫn dắt tạo ra những thế giới đầy những lẽ vô thường, bất an. Sự sống của các thân ngũ uẩn là sự sống của tham, sân, si; khi tham sân si có mặt thì thân ngũ uẩn vô thường sẽ có mặt, ngược lại khi tham sân si được đoạn diệt thì thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.
19/05/2023(Xem: 3264)
Thơ là cõi mênh mông, thi nhân là người gởi hồn vào cõi mênh mông đó. Để đi vào hồn của thi nhân một cách trọn vẹn là điều không phải dễ. Có người đã nói: “Tu sĩ phải có tâm hồn nghệ sĩ thì mới sâu sắc phong phú.” Vốn có tâm hồn nhạy cảm, tác giả của tuyển tập thơ đã khéo vận dụng phân chia thời gian qua nhiều phân đoạn, nhiều góc nhìn để tâm hồn được trang trải, được hòa quyện theo từng cung bậc của cảm xúc. Chỉ một từ KHI, mà tác giả đã khéo phân chia trên 30 cung bậc khác nhau như: những khi, đến khi, có khi, nhiều khi..v.v…, để tâm hồn nương vào đó mà cảm nhận giải bày từng trạng thái của tâm.
15/05/2023(Xem: 6279)
Chưa thuận duyên … mỗi tháng đến chùa Thầy thọ bát! Nhủ lòng…. tại gia tự thọ giới theo luật trang nghiêm, Được trang nhà từ bi Online khoá lễ… xiết bao nỗi ân triêm, Kính đa tạ Thượng tọa Trụ trì, kính dâng lời quý ngưỡng !
12/05/2023(Xem: 5638)
Trân quý thay! sứ mệnh cao cả trong việc hoằng pháp! Căn bản, cốt lõi Đạo Phật được duy trì Sẵn sàng thắp lên ngọn đuốc từ bi Mang tặng người hoa trái Tuệ Giác thật bình đẳng
11/05/2023(Xem: 2805)
Trong Chánh Điện Tổ Đình VIÊN GIÁC, Hannover - Đức quốc. ĐANG thưa chuyện Phật sự gì đó với đại chúng trước giờ Thiền Tọa và Công Phu Khuya "trì tụng Thần Chú THỦ LĂNG NGHIÊM" Kính cám ơn Đạo Hữu Chúc Phước, nhiếp ảnh gia những Phật sự và các Đại Lễ của Tổ Đình Chùa VIÊN GIÁC cùng "facebook" lưu lại những hình ảnh thân thương này!
11/05/2023(Xem: 4671)
Kính đa tạ Giảng Sư, Nhờ suy ngẫm những công án Thiền thấm thía (1) Nguyên nhân đích thực của khổ…rõ ràng Bất cứ thứ gì bám víu, cần buông đi dần Kiếp nhân sinh sẽ an lạc hơn …. Khi sống đúng tốt theo Bát Chánh Đạo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]