Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7 bài học của Đức Đạt Lai Lạt Ma

13/06/201506:13(Xem: 12841)
7 bài học của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Uc Chau mung khanh tue Duc Dalai Lama (9)
7 BÀI HỌC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Đầu tiên học “nhận lỗi mình
Chúng sinh thường chẳng có thành thật đâu

Cho rằng mình đúng trước sau

Lỗi lầm nếu có đổ mau cho người

Khi ta chối lỗi, than ôi!

Chính là lỗi lớn nhất đời của ta!

*

Thứ hai phải học “nhu hòa

Răng thời rất cứng, lưỡi ta rất mềm

Cuối đời răng sẽ rụng liền

Trong khi lưỡi vẫn còn nguyên cơ mà

Nên cần mềm mỏng nhu hòa

Đường tu tiến bộ! Đời ta lâu dài!

*

Thứ ba học “nhẫn nhục” hoài

Nhẫn thời sóng lặng, trùng khơi yên bình

Đồng thời vạn sự an lành

Nhẫn là dùng trí tuệ mình mà thôi

Để mà hóa giải việc đời

Chuyện to thành nhỏ, nhỏ thời thành không!

*

Thứ tư học “thấu hiểu” luôn

Khi ta hiểu rõ ngọn nguồn đầu đuôi

Sai lầm sẽ chẳng mắc rồi

Sẽ mau thông cảm, hết lời thị phi

Nghi ngờ, tranh chấp tiêu đi

Kề vai, chung sức thực thi hòa bình!

*

Thứ năm “buông bỏ” cho nhanh

Cuộc đời như một túi hành trang thôi

Lúc cần thì vác trên người

Không cần thì đặt xuống nơi bên lề

Đừng nên cố vác nặng nề

Đời người có hạn, có gì dài lâu

Buông xong, tự tại biết bao

Hòa cùng nhân thế ai nào trách chê!

*

Sáu là học “cảm động” đi
Với tâm Bồ tát, Bồ đề thương yêu

Vui vì ưu điểm người nêu

Buồn khi người gặp phải điều không may

Cõi lòng rung động đẹp thay

Dạt dào tình cảm, tràn đầy từ tâm!

*

Bảy là phải học “sinh tồn

Giữ cho mạnh khoẻ mãi luôn thân mình

Bản thân được lợi đã đành

Khiến cho bè bạn, gia đình yên tâm

Giữ cho thân thể trường tồn

Cũng là hiếu với người thân của mình!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Virginia 6-2015)

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/06/2018(Xem: 8122)
GIỮA VỜI Nhện kia mà chẳng giăng tơ Lấy chi để mắc bài thơ giữa vời Em ơi ! bể khổ luân hồi Trầm luân là để con người tìm nhau.
08/06/2018(Xem: 12133)
Xa Việt Nam chừng nửa quả địa cầu Lòng canh cánh nhớ thương về Tổ quốc Nghĩ đến cảnh non sông rồi sẽ mất Bao đêm trường thao thức suốt canh thâu.
08/06/2018(Xem: 7082)
Khoảng sân trước cửa đang chờ Người về bắc ghế Làm thơ về vườn Nhớ thời cầu thực tha phương Giầy mòn, áo vá lên đường chiêm bao Nhớ thời rừng rú xanh xao
07/06/2018(Xem: 10411)
Áo Vàng Bất Diệt Nàng tên Nguyệt, áo nàng màu nguyệt bạch Hồn nàng thơm sách vở ướp thơm lây
07/06/2018(Xem: 6970)
Con rời nhà cũ theo chồng Rời miền thơ ấu, rời vòng yêu thương Cái nhà cũ kỹ vấn vương Căn gác ọp ẹp, chiếc giường quen hơi
05/06/2018(Xem: 10415)
THOÁT TỬ SANH Người ơi muốn thoát Tử-Sinh Trì Giới - Niệm Phật - Tụng kinh đêm ngày Tam Độc buông cho trắng tay Tham Sân Si dứt lòng này rỗng rang.
05/06/2018(Xem: 7410)
Thích Quảng Đức, Ngài vì chánh đạo Thắp lửa hồng ngăn bạo, cứu nguy Mười Một Tháng Sáu qua đi Lòng người mãi mãi khắc ghi muôn đời.
05/06/2018(Xem: 8312)
TRỰC nhận thường hằng, thật nhiếp hoa… CHỈ soi thanh tịnh rõ đường tà. CHƠN như vốn lặng, thừa duyên hiển, TÂM pháp luôn an, cạn tướng già.
04/06/2018(Xem: 9070)
Ác Mộng (thơ) Nữ Sĩ Tâm Tấn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]