Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khoảng khắc thiên thu (thơ)

21/04/201508:44(Xem: 9222)
Khoảng khắc thiên thu (thơ)
 
 
blank
 
Tâm Tịnh Cõi Nước Tịnh.

 Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng 
cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. 
Thiền sư hoan hỷ nói: Con mỗi ngày đều chí thành mang hoa hương đến cúng Phật như thế, y theo lời ghi: 
“Người nào thường dùng hoa hương cúng Phật, đời sau sẽ được quả báo tướng mạo xinh đẹp”.

Cô Phật tử rất vui đáp:- Đây là việc nên làm, con mỗi ngày khi đến chùa lễ Phật, tự cảm thấy trong tâm 
mát mẻ, giống như đã tẩy sạch hết các lỗi lầm, nhưng về đến nhà thì tâm khởi lên buồn phiền, vì gia đình 
chúng con ở giữa phố thị ồn ào thì làm sao giữ được tâm thuần trong sáng thanh tịnh được.

 Thiền sư hỏi: Con dâng hoa tươi cúng Phật, chắc là con có chút hiểu biết về hoa. 
Bây giờ thầy hỏi con, làm thế nào để giữ gìn cho hoa thường được tươi đẹp.

 Phật tử đáp:- Phương pháp giữ cho đóa hoa tươi đẹp là mỗi ngày phải thay nước và cắt bỏ một phần 
dưới của thân hoa,vì phần dưới thân ngâm trong nước nên dễ bị hư thối, khi hư thối thì không hút được 
chất dinh dưỡng, dẫn đến hoa mau héo tàn.

 Thiền sư nói:- Việc giữ gìn tâm trong sáng thanh tịnh cũng như thế. Hoàn cảnh sinh hoạt của chúng ta 
cũng giống nhưnước trong bình. Chúng ta chính là hoa, chỉ có thường xuyên thanh lọc thân tâm thanh tịnh,
sửa đổi tập khí và không ngừng sám hối, tự kiểm điểm, cải thiện tật xấu, khuyết điểm, mới có thể 
thu nhập được nhiều hạnh phúc an vui. Phật tử nghe xong, hoan hỷ lễ tạ, nói:- Cảm ơn thầy đã chỉ dạy. 
Hy vọng sau này con có cơ hội sống gần thầy, được làm người tu thiền sinh hoạttrong thiền viện của thầy, 
được thưởng thức tiếng chuông trống sớm khuya, yên tĩnh đọc lời kinh tiếng kệ.

Thiền sư nói:

- Con hít vào thở ra mà TÂM KHÔNG CHẤP MẮC CHUYỆN ĐỜI là đọc kinh.
Tim đập mạch máu động là tiếng chuông, tiếng trống. 
 Thân thể là thiền viện. 
 Hai tai nghe tỉnh giác là Bồ đề. 
Nếu con làm được như thế thì ở đâu cũng được an vui
hà tất phải đợi đến được sinh hoạt ở thiền viện!?  (*___*)

'Khoảnh Khắc Thiên ThuKhoảng cách là bao giữa có, không ?Sống, chết xưa sau một thể đồngTrăng sáng đêm này, trăng thiên cổHiện bóng nghìn thu trên bến sông.Xuân nay hoa nở màu xuân trướcKhoảnh khắc tương phùng với vạn niên,Ai nhọc mái chèo trôi ngược nướcĐâu biết '' bờ kia '' ở tại tiền.Một thoáng chớp mi trời đất rộngGiáp mặt muôn trùng nơi phút giâyÁo ai qua núi bay lồng lộngBuông tiếng cười khan thoát mộng ngày.Ngăn cách là bao giữa khóc, cườiBến bờ sinh, tử thực trò chơi!'' Ma ha Bát Nhã ba la mật ''Hạt cát là.. thiên thu, khắp nơi..Thích Tánh TuệHimachal-India Fall 2012__(())__'
 
Khoảnh Khắc Thiên Thu

 Khoảng cách là bao giữa Có, Không?
 Sống, chết xưa sau một thể đồng
 Trăng sáng đêm này, trăng thiên cổ
Hiện bóng nghìn thu trên bến sông.

 Xuân nay hoa nở màu xuân trước
 Khoảnh khắc tương phùng với vạn niên,
 Ai nhọc mái chèo trôi ngược nước
Đâu biết '' bờ kia '' ở tại tiền.

 Một thoáng chớp mi trời đất rộng
 Giáp mặt muôn trùng nơi phút giây
 Áo ai qua núi bay lồng lộng
 Buông tiếng cười khan thoát mộng ngày.

 Ngăn cách là bao giữa khóc, cười
 Bến bờ sinh, tử thực trò chơi!
 '' Ma Ha Bát Nhã ba la mật ''
 Hạt cát ngồi.. thiên thu, khắp nơi..


Như Nhiên
(Thích Tánh Tuệ)
Himachal-India Fall 2012
 
Thich Tanh Tue's photo.
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
Hình ảnh một ngày tu học và buổi Pháp thoại: ''Hành Thiền và Sống Thiền'' 
tại Thiền thất Hiền Như El Monte- California- Chủ Nhật 19/4/2015
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
blank
 
Thiền Biển
blank
Hãy cứ sống, yêu với lòng biển rộng
 Nắng mai ngời.. bừng giấc mộng, thênh thang..
Như Nhiên - (T T T)
 
blank
 
 
 
have a great day photo: Have a Great  Day Haveagreatdaysw.gif
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2020(Xem: 8839)
Thật là một đại duyên cho những ai là Phật tử tại gia như tôi lại được nghe lời chỉ dạy vừa tâm tình của Sư Phụ Viên Minh vào ngày thứ bảy của khoá thiền khoá 20 (20/9/2020) tại tổ đình Bửu Long như sau : " Ai cũng cho Thầy là người " ba phải "vì Thầy thường trích dẫn những ý tưởng của các Tông phái khác , nhưng đúng ra phải gọi Thầy là "người chục phải "vì ở mỗi Tông phái nào Thầy đều nhìn thấy những điểm hay, tốt và vì vậy Thầy chưa bao giờ phân biệt tông phái nào cả chỉ là nhập gia tuỳ tục thế thôi , vô ngại ...
23/09/2020(Xem: 9326)
Xa xăm lặng bước nhập trần ai Óng mượt mi vàng lộ hiển dài Xóm Bắc ruổi rong chui bụng ngựa Nhà Đông lơ láo rúc lừa thai Roi vàng thúc vế trâu bùn chạy Dây sắt gìn hàm cọp đá hồi Một sớm gió lùa băng giá hết Trăm hoa vẫn cũ luyến xuân đài!
22/09/2020(Xem: 11734)
Con thường suy nghĩ có một ngày Mẹ về với Phật cảnh Phương Tây Để nghe giáo pháp Như Lai thuyết Tỏ ngộ từ đây ở nơi này.
21/09/2020(Xem: 12507)
Một trong những điểm đặc thù từ giáo pháp của Đức Phật chính là tinh thần Trung đạo - không rơi vào cực đoan khổ hạnh ép xác hay thú hướng dục vọng. Biện chính giáo pháp để làm lộ rõ con đường Trung đạo cũng là một phương thức hoằng pháp. Có thể sự biện chính chỉ là quan kiến cá nhân và đôi khi đi xa hơn vấn đề cần biện chính, nhất là những biện chính liên quan đến lát cắt của một phần tổng thể văn bản. Dẫu vậy, toàn bộ nội dung bài viết vẫn hướng đến mục đích làm sáng tỏ thêm con đường Trung đạo, tránh sự hiểu nhầm đáng tiếc đối với những Phật tử sơ cơ. Nguyệt San Giác Ngộ xin trân trọng giới thiệu bài viết đến với quý độc giả. NSGN Bài “Quan điểm của Phật giáo về vấn đề kinh tế” của Hòa thượng Tinh Vân (Phước Tâm dịch, Nguyệt san Giác Ngộ số 189, tháng 12-2011, trang 36), có một đoạn viết:
21/09/2020(Xem: 11802)
Cả tuần nay, nỗi buồn dào dạt về kiếp người xâm chiếm cả hồn tôi khi nhìn lên màn ảnh YouTube , HT Thích Từ Thông trên giường bịnh chợt nhớ tới hàng trăm bài pháp thoại từ thuở ban đầu của Ngài qua “ Phật Giáo Tổng Quan “ và những năm cuối với trăm bài pháp thoại ngắn như” Ngón tay chỉ trăng “và đã được ấn tống do một số bạn đạo hải ngoại mà tôi may mắn được lựu trữ trong thư viện mình để rồi hôm nay kính xin được mạo muội cúng dường Ngài bằng một bài viết xưng tán công đức Ngài
20/09/2020(Xem: 8369)
PHỤNG HOÀNG TRÊN NÓC GÁC (Nhân đến thăm chùa Nghĩa Sơn tọa lạc nơi vùng núi Đồng Bò xưa, ngắm được cảnh mô phỏng Kim Các Tự nổi tiếng ở Kyoto- Nhật Bản) Phụng hoàng đậu nóc Gác Vàng Cất cao tiếng gáy rung vang núi rừng
19/09/2020(Xem: 13932)
Năm bài thơ của HT Tuệ Sỹ do Trần Trung Đạo ngâm Khung Trời Cũ Tôi Vẫn Đợi Một Bước Đường Hận Thu Cao Những Năm Anh Đi
19/09/2020(Xem: 6841)
Sông Đồng Lung Đồng Lung sông nước chảy êm đềm Chảy mãi sầu vơi suốt cổ kim Cuối bãi cò bay lâu sậy héo Đầu non trâu nghỉ bóng trăng tàn Chiều non thẳm tiếp thành cô quạnh Thu trúc hàn sanh quán nhỏ đơn Thích thú ngắm âu theo nước chảy Đời lênh đênh biết mấy khi nhàn? Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (Phỏng dịch )
18/09/2020(Xem: 6413)
Xưa xa gạch đá ướp thăng trầm Nội chiến bi hùng, buồn ngoại xâm Tiếng gọi trùng phùng ray rứt hát Lời ru hội ngộ nghẹn ngào ngâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]