Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cửa thiền chúc xuân (thơ)

14/02/201507:45(Xem: 13913)
Cửa thiền chúc xuân (thơ)
Hoa Mai 3a
Inline image
Ý Xuân Trong Kinh

          Thanh minh trong tiết tháng ba
         Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
                Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
  (Truyện Kiều)


          Niềm vui biến thiên theo cá tính từng người, theo thời gian không gian. Khi trẻ vui khác,
khi già vui khác, khi người Việt Nam mừng Tết Nguyên Đán thì bên Tây im re, người Việt kiều 
lặng lẽ đi làm và gọi điện chúc nhau: Happy New Year.

 Khi đức Phật ở Kỳ Viên, có 500 thầy Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường bàn luận về 
“Điều hạnh phúc nhất trên đời”. Một Thầy nói: Không có gì hạnh phúc bằng làm vua. 
Thầy khác nói: Chỉ có tình yêu là hạnh phúc nhất. 
Một Thầy đề nghị: Chỉ có ăn ngon là hạnh phúc nhất. 
Khi câu chuyện đến tai đức Phật, ngài dạy:

          Tất cả hạnh phúc mà các ông kể ra đều nằm trong vòng luân hồi khổ đau. Ngược lại gặp Phật ra đời,
được nghe chánh pháp, sống thanh tịnh hòa hợp trong tăng đoàn, những điều ấy là hạnh phúc nhất. 

          Đức Phật có lý của Ngài khi nói như thế, vì những điều mà các thầy Tỳ-kheo đề nghị,
ngài đã từng nếm trải khi làm thái tử của kinh thành Ca-tỳ-la-vệ. Nếu nó không khổ đau Ngài đâu
có bỏ để tìm chân lý. Đi theo dấu chân Phật, để tìm cho mình sự an lạc vĩnh hằng, các thầy Tỳ-kheo 
đã có nhiều dịp đạt được. Thầy Datta, sống đời khổ hạnh bên bờ sông Hằng, do vậy được đặt tên 
Gangatiriya (Ẩn sĩ bên sông Hằng). Ngài nguyện không nói với ai, như vậy cả năm. Đến năm thứ hai, 
một phụ nữ trong làng thường cúng dường Ngài, muốn biết Ngài có câm hay không, nên khi rót sữa 
cúng bà đổ tràn ra ngoài bát. Ngài mới nói: “Thôi đủ rồi, bà chị!”. Đến năm thứ ba, Ngài chứng quả 
A-la-hán, nói lên bài kệ:

          Trên bờ của Hằng Hà. Dùng ba lá thốt nốt
           Ta dựng lên cho ta . Một chòi lá nho nhỏ
           ... ... ...
           Suốt hai năm sống vậy. Ta chỉ nói một câu
           Trong khoảng năm thứ ba. Khối si ám tan vỡ

          Chọn đời sống không có chút gì tiện nghi sung sướng để cuối cùng đạt đến chân lý, sự thật sáng ngời,
là hạnh phúc không gì sánh bằng. Do vậy, khi đắc quả A-la-hán, hầu hết các vị đều tuyên bố một cách 
rất happy: “Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn thọ thân sau”. Câu này như một
dấu ấn đặc biệt quen thuộc trong hầu hết các kinh Nguyên Thủy. Tới đây coi như cầm được visa đến vô sanh,
Niết-bàn. Pháp cú 204 nói:

          Không bệnh lạc tối thượng
           Biết đủ, giàu tối thượng
           Thành tín, bạn tối thượng
           Niết-bàn, lạc tối thượng.

          Niết-bàn có nơi chốn riêng hay không? Nơi nào khổ đau chấm dứt, nơi đó là Niết-bàn, thiền sư 
Ajahn Chah nói: Chúng ta không hành thiền để thấy Niết-bàn, nhưng để chấm dứt khổ đau 
(We don't meditate to see heaven, but to end suffering). Tổ sư Trung Hoa nói: “Cầm một cọng cỏ để tạo 
nên thân Phật”. Có thể thấy Niết-bàn quanh ta, một cọng cỏ mùa Xuân, một cánh bướm lượn, hoặc 
đôi mắt trẻ thơ. Khi tâm trong sáng không vướng chút xíu ý niệm phân biệt, ta sẽ không tự hỏi đâu là 
Niết-bàn hay chẳng Niết-bàn. Nhà thơ Masaoka Shiki khi nhìn những ngọn núi xanh biếc, 
bỗng liên tưởng đến một giỏ cỏ non mềm:

           Giỏ đầy cỏ non
           Như núi mùa xuân
           Núi xa xanh biếc
           Như tầng cỏ xuân

  Mùa xuân hay năm mới là để bắt đầu cho những gì tốt đẹp, hạnh phúc. 
Đức Phật không nói đến thời gian, nơi chốn, nhưng những điều Ngài dạy
luôn luôn là xây dựng cõi nước trang nghiêm vĩnh hằng.
Ý xuân ở trong ấy.
Tn Như Đức
blank

Năm trước gặp thanh xuân,
Má hồng khoe đào lý.
Năm nay gặp thanh xuân,
Tóc bạc đầy cả mái.
Người đời tuổi bảy mươi,
Nhanh như dòng nước chảy,
Chẳng ngộ tâm nguyên sơ,
Sanh tử làm sao khỏi.
 
***
“Khứ niên phùng thanh xuân,
Châu nhan ánh đào lý.
Kim niên phùng thanh xuân,
Bạch phát yểm song nhỉ.
 
Nhân sanh thất thập niên,
Tật nhược đông lưu thủy.
Bất liễu bổn lai tâm,
Sanh tử hà do ly”.
 
Quang Giác Thiền sư
(HT Thích Thanh Từ dịch)
TRỞ NGẠI nhất của hạnh phúc là TRÔNG CHỜ một hạnh phúc khác to hơn.- Khờ dại của trẻ con là cứ trông chờ Tết đến để mau..  già hóm hém. (*___*)___(())___
Cửa Thiền Chúc Xuân

Ngày Xuân gặp bạn lên chùa
Chúc nhau gì nhỉ, cho vừa lòng nhau!
Tay sen kết nụ xuân đầu
Dâng hương trước Phật, nguyện cầu muôn sinh..

- Chúc cho em vững niềm tin
Để xua thất vọng nếu.. nhìn chung quanh..
- Chúc cho anh đủ nhiệt thành
Tàn đông, Mai vẫn đầy cành Xuân sang.
- Chúc cho trăm họ bình an
'' Đá mền chân cứng '' lúc gian nan đời.
- Chúc cho chị đẹp nụ cười
Dù người thi thoảng những lời buồn tênh.
- Chúc cho nhau biết bỏ, quên
Tính toan, hiềm hận.. lòng bền với nhau.

- Chúc mình biết '' sống trước, sau ''
Nhẹ nhàng vật chất, vẹn câu nghĩa tình.
- Chúc ta biết đến hy sinh
Cái tôi biến, hiện qua hình Trái tim 
- Chúc cho nhau ít muộn phiền
Hiểu và trân quí Bình Yên mới là..
- Chúc cho đời, đạo thăng hoa
Giữa vô thường vẫn hoan ca ngọt ngào.
- Chúc người trong cõi chiêm bao
Lắng nhìn Tỉnh thức nhiệm mầu trổ hoa...

- Xuân này hơn hẳn Xuân qua
Mấy lời tâm chúc.. thay quà Tân niên
Hoa yêu thương nở trước thềm
Mơ Xuân hạnh phúc khắp miền nhân gian..


Thích Tánh Tuệ
Xuân Ất Mùi-2015

Nụ Cười "KIÊNG" Tất NiênTết đến nhà kia đủ thứ kiêng,Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền.Mua chuối:sợ làm ăn khó "ngóc"Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềngMua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên.Mua cam: sợ âm thầm chịu đựngMua táo: sợ rồi… bón cả niên .Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửaTrụi lủi trụi lơ, khỏi tốn tiền.Hahaha! chí lý chí lý! (*___*)TG : Hai Lua'
Nụ Cười "KIÊNG" Tất Niên

Tết đến nhà kia đủ thứ kiêng,
Sắm chi cũng sợ gánh ưu phiền.
 
Mua chuối: sợ làm ăn khó "ngóc"
Mua lê: sợ mách lẻo xóm giềng
Mua bom: sợ suốt năm toàn "nổ'
Mua xoài: sợ thiếu thốn triền miên.
Mua cam: sợ âm thầm chịu đựng
Mua táo: sợ rồi… bón cả niên .

Ô hô ! đã vậy đừng sắm sửa
Trụi lủi trụi lơ, 
khỏi tốn tiền.

Zui zui cuối năm.NGƯỜI THÀNH CÔNGTrên đời này có 2 việc khó nhất:1/ Là nhét tư tưởng của người này vào đầu của người khác.2/ Là nhét tiền của người khác vào túi của mình.Nếu:Ai làm được điều số 1 thành công thì ta gọi đó là thầy.Ai làm được điều thứ 2 thành công thì ta gọi đó là chủ.Nhưng nếu có người làm được cả 2 điều trên thành công thì ta gọi đó là: Vợ !!!
E-Temple: www.HoPhap.Net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 9341)
Lần nọ ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, Biết chuyện này có thật, Khi theo hầu Thích Ca. Lúc ấy, Ba Tư Nặc, Ông vua tốt, qua đời, Người lên thay tàn ác, Làm mất lòng nhiều người.
08/08/2011(Xem: 9349)
Lần nọ, ở Xá Vệ, Chính tôi, A Nan Đà, May mắn được chứng kiến Chuyện này của Thích Ca. Hôm ấy, tôi và Phật, Vừa sáng, trời đầy sương, Đi vào thành khất thực Thấy lũ trẻ bên đường Đang chơi trò đắp đất, Xây thành phố, xây nhà, Xây cả kho chứa thóc Và cả những tháp ngà. Một đứa trong bọn chúng Thấy chân Phật phát quang,
08/08/2011(Xem: 9332)
Tôi may mắn chứng kiến Chuyện này của Thích Ca Khi Ngài đang tá túc Trong vườn cây Kỳ Đà. Triều vua Ba Tư Nặc Có vị quan đại thần, Bảy con trai, trong đó Sáu người đã thành thân. Ông giàu có, hiền đức,
08/08/2011(Xem: 9291)
Ở đời có ba việc. Một là việc của mình. Hai, việc của người khác. Ba, việc của thần linh. Ta thất bại, đau khổ, Sợ thần linh, sợ trời. Việc mình làm không tốt, Cứ thích xen việc người. Muốn vui ư? Đơn giản: Hãy làm tốt việc mình. Không xen việc người khác, Không sợ việc thần linh.
01/08/2011(Xem: 11568)
Mùa báo hiếu sao quên thân phụ Luôn nhắc mình lòng nhủ nhớ ơn Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
01/08/2011(Xem: 13963)
Mỗi người con khi rời xa gia đình, đều mang theo mình là cả một trời thân thương trong lời ru, trong tình thương, trong ánh mắt, trong trái tim bà mẹ.
01/08/2011(Xem: 17052)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
31/07/2011(Xem: 10454)
Làn tóc rối trải dài trên thềm vắng Trăng có về, ngây ngất bức thảm hoang Người lữ hành trên đường đời cô quạnh Từng bước chân nghe nặng nỗi vô thường
31/07/2011(Xem: 9776)
Cuộc đời người, ai là người không đi kiếm mùa xuân, một mùa xuân viên viễn, cho chính mình hoặc gia đình, thân nhân. Một sớm mai thức giấc, nhìn nhau lại hỏi xuân là gì và có mặt tự bao giờ.
31/07/2011(Xem: 10572)
Xin gửi đến nhau tâm tình của người con Phật, khi chung quanh mây mù của lòng tham sân si còn dày đặc. Bàn tay, tấm lòng của chúng ta đến với nhau với tâm tư vì người, sẽ là những hạt tư lương đẹp tràn lan trên mọi nẽo đường vũ trụ, sẽ làm ấm lòng người và nước mắt có rơi, cũng chỉ là nước mắt của hạnh phúc, vì còn những con người vẫn mang tâm nguyện làm đẹp cuộc đời…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]