Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giải thoát từ cái nhìn

23/01/201505:07(Xem: 11747)
Giải thoát từ cái nhìn
Phat Thich Ca 5a
Namo Sakya Muni Buddha    
 
Giải thoát từ ''cái nhìn''





HỎI:  Kính Thầy, tôi không hiểu câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc'' là thế nào? Hai chữ " ràng buộc " 
ở đây có phải là Nghiệp duyên hay nói theo cách khác là Định mệnh đã an bài cho mỗi một con người? 
Nhưng ở trong tư thế " ràng buộc " thì làm sao có được sự " tự do " và bằng cách nào để chúng sinh 
"thoát" ra khỏi sự "ràng buộc" này?! 

Xin Cảm niệm Thầy. A Di Đà Phật.

ĐÁP:
 

Thưa Đạo hữu- Phật giáo không tin vào thuyết Định mệnh hay cái gọi là '' số mệnh an bài '' 
mà chính là Nghiệp Duyên, là sự vô minh, chấp thủ ràng buộc lấy tâm hồn con người chúng ta. 
Nếu thực sự có Số Mệnh, nghĩa là có một thế lực ngoại tại an bài, sắp đặt chúng ta, vậy thì sự tu 
hành giải thoát trở nên vô nghĩa, vì có tu gì chăng nửa thì vĩnh kiếp cũng không thay đổi được gì.

- Nước biển thì mặn, nước sông thì ngọt nhưng có chung một bản chất đó là nước, là thể lỏng. 
Phiền não là khổ đau, Bồ Đề là giác ngộ nhưng cũng đều xuất hiện từ nôi tâm. Bùn thì hôi hám, 
sen thì thơm tho, nhưng sen lại vươn lên từ bùn. (No mud, no lotus) Cùng thế ấy, sự giải thoát 
được '' mọc lên '' từ trong sự ràng buộc của thế gian, cũng giống như sen được mọc lên từ bùn vậy!
Có hai người bị giam vào tù, một người chỉ thấy bốn bức tường xám ngắt giam hãm đời mình, còn người 
kia thì nhìn qua song sắt trông thấy những vì sao và vũ trụ bao la... Ai cho họ cái nhìn đó? Giải thoát 
hay ràng buộc phụ thuộc vào '' cái nhìn '' của chúng ta, hay nói cách khác, đó là thái độ tâm của 
chúng ta với hoàn cảnh. Ngài Di Lặc vẫn với nụ cười hỷ lạc dù chung quanh Ngài là một đám con nít
đeo bám, quấy rầy, hẳn đạo hữu đã trông thấy hình tượng này rồi chứ! 

                                                                     Bodhgaya monk
 
blank
“Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ”
“…Làm điều lành mà quên cái ta thì mới có phước lớn, còn làm mà chấp vào cái ta thì phước sẽ bị tổn bớt.
Đây cũng là kinh nghiệm để chúng ta học, mình làm việc tốt, việc lành, tụng kinh là có phước nhưng nếu 
chấp vào đó, tức là sanh cái ta thì sẽ tổn bớt phước. Thấy mình tụng kinh nhiều, có công đức lớn rồi chấp 
vào đó khinh người khác thì sẽ tổn phước...

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng vậy, nhớ hễ ở đâu có sanh cái ta là có đau khổ theo đó. 
Đi chùa mà sanh cái ta đi chùa cũng có khổ, chứ không phải là không có khổ. Thí dụ như người đi chùa nhiều
nên thấy mình là người lâu năm còn người kia mới đi chùa, do có phân chia thì sẽ có khổ theo đó, nếu lỡ để 
người “đi chùa lâu năm” đứng sau “người mới vào chùa” thì các vị buồn liền, thì có khổ theo ngay! Rồi đi nghe 
pháp mà sanh cái ta đi nghe pháp, nếu có ai ngăn không cho đi thì cũng khổ, hoặc là sanh cái tôi đi nghe pháp,
muốn vào nghe pháp mà giảng đường hết chỗ ngồi, vừa tìm được chỗ mới ngồi xuống thì có ai tới giành nên
cũng khổ nữa. Cho nên hễ ở đâu có ta là ở đó có khổ…”

(Trích từ: “Ở Đâu Có Ta, Ở Đó Có Đau Khổ” – Thích Thông Phương)
blank
Ngàn năm 
danh lợi sống đời,
Không nghe Phật Pháp
kiếp người uổng thay.

Dù cho 
sống chỉ một ngày,
Được hành Chánh Pháp
qúy thay 
kiếp người.
(Kinh Pháp Cú)
                                                                                   
blank
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2017(Xem: 7535)
Kính dâng Ôn Thật Tánh, Chùa Bửu Lâm, Xã Suối Trầu, Long Thành (hình tác giả chụp với Ôn cuối tháng 9-2017) Bửu Lâm thiền tự giữa xóm thôn Ba tám năm trời sáng tối hôm Hình ảnh Ôn thường hay quét lá Một mình lặng lẽ ngắm hoàng hôn . Tôi đã vào ra biết bao lần Suối Trầu hẻo lánh lá xanh dần Nước xuôi chảy mãi theo ngày tháng Hoà khói hương cùng tiếng khánh ngân . Thật Tánh thiền sư tóc trắng bay Ngài vẫn một mình sống tại đây Xuất gia nhập đạo mười ba tuổi Giáo hoá dân làng tánh thẳng ngay .
19/10/2017(Xem: 8258)
Nói cùng các em học sinh sinh viên Tuổi học đường là lứa tuổi Thần tiên Ghế nhà trường mài nhẵn để tiến lên Tà áo trắng nhuộm màu thơm phấn mực Cha mẹ trả biết bao nhiêu khổ cực Cho các em đi học để nên người Vào tương lai trên khắp nẻo trường đời Tạo cuộc sống giữa muôn đường vạn lối
19/10/2017(Xem: 14332)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
14/10/2017(Xem: 6860)
Mộng Làm Phật (thơ) Thích Minh Hội, Sống ngày từng phút vui tươi. Cũng như hoa nở khắp trời yêu thương. Về đêm tâm nguyện nhất thành, Lúc say yên giấc an lành chơn tâm. Mộng sâu Phật cảnh hiện rành. Oai nghi như Phật dần thành mai sau.
13/10/2017(Xem: 8068)
Xa vắng lâu nay trở lại nhà Nhìn lên di ảnh dạ xót xa Quỳ bên mộ mẹ, con thổn thức: Mẹ đã đi rồi, đi thật xa !…
12/10/2017(Xem: 11743)
Viết về anh Bùi Giáng là một việc làm cần lòng can đảm. Thậm chí cần rất nhiều can đảm, có khi phải nói nôm na là liều mạng mới dám viết. Những người có thời gần gũi và thương mến anh ai cũng có lần cảm nhận điều đó. Anh thích người ta đọc sách anh, thưởng thức thơ văn anh, nghiền ngẫm tư tưởng của anh. Nhưng ngược lại anh hay nổi nóng nếu ai hiểu sai ý anh. Anh rất giận khi có ai viết sai một chữ, kể cả sai một dấu phẩy, những câu thơ của anh. Có rất nhiều khi anh cho đó là một sự xuyên tạc có hậu ý. Dù sao, anh và tôi đã từng sống chung gần ba năm trời ở Vạn Hạnh chả lẽ không có gì để nói, lâu nay tuy rất muốn viết nhưng tôi vẫn cố tránh, cho đến khi có người nhắc.
12/10/2017(Xem: 7284)
Một Buổi Chiều Nhớ về một buổi chiều đến thăm Ôn Tuệ Sĩ. Sài Gòn chợt nắng gió hiu hiu Tôi đến thăm Ôn một buổi chiều Phố phường khói bụi người qua lại Xe cộ bên đường rộn tiếng kêu.
11/10/2017(Xem: 7138)
Ánh nguyệt lung linh rọi xuống hiên, Thênh thang rảo bước có chi phiền. Già lam huân tập khai tâm lớn, Tứ chúng tròn tu sáng bạn hiền. Niệm chánh soi cùng đâu luẩn quẩn, Lòng an chiếu khắp chẳng chao nghiêng. Như như gốc pháp nguyền qui hướng, Khua rã trầm luân tiến mãn viên.
09/10/2017(Xem: 7743)
(Chị Cả tôi, nhà thơ Thanh Nhung, http://newvietart.com/CONGHUYENTONNUNHATRANG.html, năm nay đã 76 tuổi, vì mắt kém phải tránh ra đường vào lúc tối trời, nên chị đã dành buổi sáng sớm về hầu thăm chúc thọ Mẹ trước các em, các cháu... ) Con về hôn Mẹ sớm mai Dòng trôi năm tháng trải dài yêu thương Chín bảy năm cõi vô thường Mẹ cười vui với tóc sương da mồi Tóc con cũng trắng bạc rồi Nhìn sau ngắm trước cuộc đời chiêm bao Mẹ còn ngàn ánh trăng sao Ấm ru ngâm tiếng ngọt ngào dịu êm Con hôn Mẹ, tỏ nỗi niềm Mênh mang hạnh phúc, bình yên lạ kỳ Hồng hoa hương tỏa nơi này Cùng hương của Mẹ ngát đầy nhân gian Con yêu quý Mẹ vô vàn Một câu chúc thọ đẫm trang giấy lòng Tay cầm tay giữa sắc không Mẹ cười âu yếm Con còn sống vui!
08/10/2017(Xem: 9259)
Ta buông bỏ rong chơi trong cõi tạm Có sá gì một hình bóng mỹ nhân Đêm về nhìn trăng sáng giữa trời trong Xem thế sự như mây ngàn gió bạt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]