Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở Về Mái Nhà Xưa (thơ)

25/11/201406:44(Xem: 12455)
Trở Về Mái Nhà Xưa (thơ)

 Pagoda_3

Trở Về Mái Nhà Xưa

 

Có những phận người không mái ấm

Tuổi thơ hạnh phúc đã rách bươm

Áo cơm trộn lẫn lời cay đắng

Bán hồn nhiên - mua những tủi hờn

 

Có những phận người không mái ấm

Ôm ấp nhau mà lắm đoạn trường

Thị phi chất chứa bao điên đảo

Gian dối che mờ ánh mắt thương

 

Có những phận người không mái ấm

Lòng bơ vơ không chốn quay về

Vết thương khắp nẻo đời tranh lấn

Khát thèm an trú giữa tình quê…

 

Tìm đâu mái ấm hồn lưu lãng?

Đâu giữa vô thường chốn bình yên?...

Câu kinh ngân vọng lời thương cảm

Khơi lại nguồn xưa chút Tâm Thiền

 

Dừng tâm: về lại Mái Nhà Xưa

(Mái ấm bẵng quên - thuở luân hồi)

Quốc Độ Tâm Linh ngời tuệ giác (*)

Thương nỗi niềm du tử trùng khơi.

---

(*): Quốc Độ Tâm Linh: Biệt ngữ chỉ tâm thái

tín ngưỡng tâm linh mang tính chất tôn giáo

hướng thiện-hướng thượng (Chân-Thiện-Mĩ).

   Tâm thái tín ngưỡng này có thể hiện hữu ở

người theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo.

   Một số nhà khoa học gọi bản thể tâm linh là

trường ý thức, trường điểm không, trường

tiềm năng, trường thống nhất, trường Akasha.

Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)

-------------

Kính mời đọc thêm:

 

Vài Trải Nghiệm Hành Thiền Của Một Cư Sĩ

- Là cư sĩ, tôi chọn cách sống bình thường (thông thường) của một người dân.

- Tìm hiểu, học hỏi Chánh Pháp.

- Có khát vọng ngộ nhập tâm thể bất sinh bất diệt (Tánh Viên Giác) vì thiện ích cho mình, cho tất cả chúng sinh, cho sự nghiệp giác ngộ chung.

- Hoan hỉ và thật tâm tôn trọng tất cả các tôn giáo, các tông phái, các pháp môn, các đường lối tu tập hướng thiện-hướng thượng tâm linh.

- Sống nương theo (tương đối) lời khuyên của Thập Thiện Đạo.

- Không chấp thủ bất kì danh-tướng nào.

- Thấy rằng bất kì nhân cách chân chính nào, bất kì sự tu tập chân chính nào cũng phải có sự ý thức về cái “tôi” vọng tưởng (ngã chấp).

- Khi cảm nghiệm tâm ý thì nhận ra rằng, cái “tôi” vọng tưởng là vận hành ngôn từ trong tâm (tâm ngôn tâm hành); diễn trình chánh tư duy cũng vậy.

- Con người có khả năng nhận ra được những nói năng, những vọng niệm trong tâm (tâm ngôn tâm hành), vì tâm ai cũng có sẵn Tánh Nghe (Tánh Giác).

- Biết nghe lại tâm mình, tức biết sống tỉnh giác, là bắt đầu sống với Huệ Mạng (sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa).

- Tôi thực hành thiền “Phản văn văn tự tánh” (xoay cái nghe nghe tự tánh); cũng chính là quán tâm, tự tri.

- Khi có vọng tưởng thì “tự tánh” là chúng-sinh-tâm; khi vọng tưởng tịch lặng thì tự tánh là Tâm Không (Chân Tâm, Viên Giác) hiện tiền.

- Khi tọa thiền, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng là “độ thoát tất cả chúng sinh”; chúng-sinh-tâm ở cá nhân và chúng-sinh-tâm trong toàn vũ trụ là một mạng lưới tương quan tương duyên với nhau, biết tự độ là có tác dụng độ tha.

- Tâm Không là tâm Thấy biết-vô ngôn vô niệm, là Tánh Không.

- Tâm Không là pháp thân, tâm ngôn chánh tư duy là hóa thân, Lắng Nghe là báo thân; tam thân nhất thể.

- Thường sống với năng lực Lắng Nghe (báo thân); lắng nghe Tâm Không tịch chiếu là ngộ nhập bản thể; lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng, tâm ngôn chánh tư duy, tâm thái đối cảnh là diệu dụng.

- Với người sơ ngộ như tôi, quan trọng là lắng nghe cái “tôi” vọng tưởng và ngộ nhập thâm sâu bản thể bất sinh bất diệt.

- Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

- Để có thể trợ giúp các bạn lữ sơ cơ, xin tóm tắt ngắn gọn như sau:

----

SINH-MỆNH-TUỆ-GIÁC-ĐẠI-THỪA LẮNG NGHE

Tâm xuất hiện cái “tôi” vọng tưởng, lắng nghe tâm ngôn vọng tưởng;  

Tâm khởi chánh tư duy, lắng nghe tâm ngôn chánh tư duy;

Tâm đối diện với sự việc, lắng nghe tâm thái đối cảnh;

Tâm-Vô-Ngôn (vô niệm) hiện tiền, lắng nghe Tâm Không.

Thường tỉnh giác lắng nghe với tâm thái từ bi-vô tác-vô cầu.

***

“Tri huyễn tức li, li huyễn tức giác”. (Kinh Viên Giác).

“Phản văn văn tự tánh”-(Xoay cái nghe nghe tự tánh). (Kinh Lăng Nghiêm).  

***

* “Sinh-mệnh-Tuệ-Giác-đại-thừa lắng nghe” chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.

* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.                                                                      (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).                                                                         

* Tâm Không: Tánh Không, chân lí tuyệt đối, Thượng Đế, bản thể vũ trụ, Viên Giác, trường tiềm năng, trường trí tuệ, pháp thân, pháp giới, Chân-Thiện-Mĩ.                                                                                                                                                        

***

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2024(Xem: 864)
Kiếp người này ai chẳng đeo mang Ghét thương tham ái lắm buộc ràng Nút thắt ân tình luôn trói chặt Tìm đâu cửa thoát đến bình an. Đeo mang vì sở hữu thêm nhiều Ham muốn khiến lòng bị đốt thiêu Theo đuổi tìm cầu vì sợ mất Biết rằng tạo nghiệp cứ phải liều.
05/09/2024(Xem: 1246)
Phật dạy phương pháp “Nhẫn Nhục” để đối trị lòng sân hận! Đấy cũng là phẩm chất đạo đức thể hiện của con người, Chịu đựng bức bách, hủy hoại mà vẫn mỉm cười Với tâm an tịnh, thong dong phá được mọi ưu tư phiền não (1)
05/09/2024(Xem: 902)
Hằng ngày tập ăn chay Gìn giữ dạ thẳng ngay Yêu bữa cơm đạm bạc Lòng thanh thản như mây. Sáng tinh sương thả bộ Thảnh thơi giữa đất trời Cảm nhận từng hơi thở Thánh thót mấy vần thơ. Trưa dạo bước thiền hành Trong sáng đạo tâm lành Quên hết đi ngoại cảnh Chỉ còn Phật trong ta.
02/09/2024(Xem: 2157)
Mời người về đây tu viện Quảng Đức Xứ Úc hiền hòa Thầy đã dựng xây Mái ấm tâm linh, chở che người con xa xứ Bao bàn tay Phật tử cùng chung xây dựng Quảng Đức, trái tim người bất diệt!
30/08/2024(Xem: 1023)
Quên hết mầu xanh đỏ tím vàng Thấy mình về ngược thuở hồng hoang Vượt lên vô sắc và vô trú Ngoài cả thời gian lẫn không gian. Quên hết tình si dẫu muộn màng Đời ai chẳng hứng chịu trái ngang Duyên đã không tròn đừng lỡ nhịp Đường ai nấy bước kẻo dỡ dang.
29/08/2024(Xem: 1552)
Xin đa tạ tất cả …khi tìm được con đường đã chọn! Nhất là những điều bình dị trong cuộc sống, giúp thư thái an nhiên Hiểu rõ bản thân hơn trong khoảng khắc tịnh yên Liều thuốc tốt cho Tâm khi sử dụng đúng thời đúng lúc!
28/08/2024(Xem: 870)
Tôi không viết nữa những vần thơ sầu muộn Vì cuộc đời không chỉ có thương đau Cây vẫn thẳng sau cơn giông bão Hoa vẫn nở dù mưa gió phũ phàng Cuối tận cùng tuyệt vọng là tin yêu sáng lạn Giữa muôn trùng nghiệt ngã có một góc bình an
28/08/2024(Xem: 1167)
"Phật pháp thật nhiệm mầu Con cúi đầu đảnh lễ Giấc mơ đã hiện về Thầy quét đi bệnh tật Thân, tâm con an vui Cũng nhờ bác sĩ giỏi Đã hết tâm chữa trị Cùng tất cả y tá Và người thương gần xa Chí tâm thành cầu nguyện
28/08/2024(Xem: 1676)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
24/08/2024(Xem: 1550)
Chính bản thân bạn, sáng tạo bước đầu của sự thay đổi Bằng sự nỗ lực, dũng cảm, phấn đấu, kiên trì Tự tiến dần trên con đường cứu thoát diệu kỳ Nghiệp ai người đó lãnh, không ai có thể giải giùm được!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]