Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc đời và hành trạng của Ngài Nhất Hạnh

24/11/201410:03(Xem: 10495)
Cuộc đời và hành trạng của Ngài Nhất Hạnh


Thich Nhat Hanh8


Cuộc đời và hành trạng của Ngài Nhất Hạnh

Chữ nghĩa nào để xưng dương Ngài cho vẹn
Ngôn từ nào để tán thán Ngài cho toàn
Bởi cuộc đời Ngài lấp lánh vô số điểm son
Bởi hành trạng Ngài lung linh muôn ngàn ảnh tượng
Tôi bỗng nhớ tác phẩm "Đường Xưa Mây Trắng"
Và "Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát" mà đi
Rồi hàng trăm tác phẩm vần vũ tức thì
Nổi trội cùng hành trình hoằng dương chuyển hóa
Mỗi bước chân một bông hoa nở rộ
Mỗi bước đi một vầng sáng hiển bày
Cả cuộc lữ, ca ngợi ư, nghiệt thay
Tôi quẳng hết, tự trầm tư lưu xuất
Viết một cách tự nhiên, nhưng thật chuẩn mực
Viết một cách bình thường, nhưng thật rõ ràng
Không thổi phồng mang tính chất khoe khoang
Không thêu dệt lộng hoang đường hư cấu
Bởi cuộc đời Ngài, vốn đã như rứa
Bởi hành trạng Ngài, vốn đã như ri
Cả thế giới tôn vinh, đâu phải làm vì
Cả nhân loại ngưỡng phục, dễ nào có được
Hơn nửa thế kỷ, Ngài sáng hơn ngôi sao Bắc Đẩu
Hơn năm mươi năm, Ngài tỏa rạng thiều quang
Mọi khung trời phủ rợp Ánh Đạo Vàng
Mọi ngỏ ngách tương dung Đường Hóa Độ
Các tôn giáo khác nhau, Ngài là ngọn đèn sáng tỏ
Các chủng tộc khác nhau, Ngài là một bậc Đạo Sư
Từ chính giới, chính khách, khoa bảng, trí thức, cảm phục như như
Đến nam nữ, lão ấu, sang hèn, nghèo giàu, ngưỡng tôn như thị
Tôi không nói quá, rằng:
Năm mươi năm cận đại Phật Giáo Việt Nam
khó có một vị nào, để ví
Hai ngàn năm lịch sử Phật Giáo Việt Nam
duy nhất riêng Ngài, có một không hai
Hàng trăm tác phẩm tôn giáo văn hóa văn học rực sáng Đông - Tây
Khai Tổ khai Tông "Pháp Môn Làng Mai" qui phục mọi màu da chủng tộc
Tôi đồng cảm, nhưng chưa hẳn đồng thuận với nhận định đánh giá, rằng:
Thế giới và nhân loại hôm nay
Nói về Phật Giáo
Nói về con người
Có ảnh hưởng, thuyết phục, lôi cuốn, sức hút:
Đức Đạt Lai Lạt Ma, "ngôi vị thứ nhất"
Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh, "ngôi vị thứ hai"
Cũng vui, được thế giới ngưỡng phục tôn vinh
Cũng mừng, được nhân loại tán dương ca ngợi
Nhưng theo tôi
Đánh giá và so sánh như thế có vẻ khập khiễng
Cứ để tự nhiên
Đức Đạt Lai Lạt Ma là Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh là Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh
Đức Đạt Lai Lạt Ma là của Tây Tạng
Ngài Thiền Sư Nhất Hạnh là của Việt Nam
Đức Lạt Ma, mới sinh, được chọn Hóa Thân, sống trong cung ngọc điện vàng
Ngài Nhất Hạnh, ra đời, bình thường dân giả, lớn lên quê nghèo sỏi đá
Đức Lạt Ma, một vị vua Tây Tạng, đứng đầu thiên hạ
Ngài Nhất Hạnh, một Tăng Sĩ Việt Nam, áo vải nâu sồng
Đức Lạt Ma, xuất thân, vốn cái gì cũng có
Ngài Nhất Hạnh, hiện hữu, vốn cái gì cũng không
Biển là biển, sông là sông
Nào ai đem biển sánh sông chi nào
Trăng là trăng, sao là sao
Trăng mà đem ví với sao ngỡ ngàng
Ngọc là ngọc, vàng là vàng
Tự nhiên như thể ngọc vàng chi nghe
Hôm nay tôi viết đôi lời về Ngài Nhất Hạnh
Vốn biết
Mọi giới khác nhau đã có cái nhìn về Ngài
Nhiều thành phần khác nhau đã có cảm kích về Ngài
Hàng hàng lớp lớp "Tăng Thân" phủ phục tôn xưng với Ngài
Thì bài của tôi như đom đóm lập lòe chơi bóng tối
Đầu non vượt khỏi
Chót đỉnh băng qua
Ô hay một cõi Ta Bà
Thái Hư lọt bũm căn nhà Như Lai
Ô hay hải giác thiên nhai
Làng Hồng hiển thị Làng Mai vang lừng
Hoa đào trước ngõ trổ bông.
Viết, không bởi đã quan hệ liên lạc với Ngài trong những năm từ 1970 - 1975 qua một vài công việc trực tiếp của GH.
Viết, không bởi nhận tịnh tài hàng tháng để giúp đỡ người nghèo trại tỵ nạn Thái Lan đầu thập niên 80 một thời ở đó.
Viết, không bởi, ngôi chùa đang thuê tại Oxley, Brisbane, là địa điểm đầu tiên tiếp đón và tổ chức Khóa Tu Chánh Niệm, các thời Thuyết Pháp của Ngài trong chuyến hoằng hóa Úc Châu 1986.
Mà viết, bởi "Thử Tìm Dấu Chân" "Đường Xưa Mây Trắng" của một bậc thạc đức thượng thừa Phật Giáo Việt Nam.
Brisbane, ngày 20 tháng 11 năm 2014
Thích Nhật Tân 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Thien Su Nhat Hanh-02

Kính mời xem tác phẩm của TS Thích Nhất Hạnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2015(Xem: 8876)
Hình Đồng nhập Phật đạo Nối gót chư Tổ Sư Đại thừa kinh tham cứu Nhập thất ngộ Chân Như.
18/06/2015(Xem: 6384)
Lang thang mây ghé đỉnh non Hỏi thăm Đá cỗi đã mòn bao nhiêu Cô đơn mưa nắng sớm chiều Khi nào chán ngán thì theo Mây cùng. Đá cười cây cỏ nghiêng rung Trôi lăn vô định thì đừng lang thang Mưa thơm, gió mát, nắng vàng An nhiên chóp núi, hiên ngang lưng trời Không mỏi mệt, khỏi nghỉ ngơi Hằng ngày vẫn vậy không dời không nghiêng Đi chi cho rước khổ phiền Ngàn năm một cõi thiên nhiên an lành.
18/06/2015(Xem: 7535)
A Nan Đà, ta biết, Là một trong mười người Được gọi đại đệ tử Khi Đức Phật sinh thời. Ông xuất thân quí tộc Con vua A Mi Đà, Tức ông là cháu ruột Của Đức Phật Thích Ca. Khi Ngài về La Vệ, Ông vừa tròn hai mươi
15/06/2015(Xem: 7610)
Bố luôn luôn là một người Dễ thương, tử tế đồng thời giỏi thay Bố thường đoán biết ra ngay Trong đầu ta nghĩ loay hoay những gì. Bố là người biết lắng nghe Đôi khi góp ý rất chi tận tình Và luôn bảo vệ cho mình. Bố là người bạn chân thành nhất thôi. Khi ta thắng lợi trong đời Bố thường kiêu hãnh thốt lời ngợi ca Khi ta thất bại xót xa Bố thường kiên nhẫn giúp ta tới cùng Không hề có lúc nản lòng.
15/06/2015(Xem: 7840)
Con yêu Cha rất nồng nàn Yêu vì những thứ Cha làm con vui. Khi con cảm thấy buồn đời Cha làm con nở nụ cười được ngay. Khi con làm kẹt nút dây Cha luôn gỡ nút, khéo tay vô cùng.
13/06/2015(Xem: 8029)
Có nhân thì có quả. Đó là luật của Trời. Cũng là luật của Phật, Ứng nghiệm với mọi người Một lần, khi giảng pháp, Với tôn giả, sư thầy, Phật Thích Ca đã kể Một câu chuyện thế này. Có một con bò nọ, Nhân khi vắng người chăn, Đã xuống ăn ruộng lúa Của một người nông dân.
13/06/2015(Xem: 10159)
Đầu tiên học “nhận lỗi mình” Chúng sinh thường chẳng có thành thật đâu Cho rằng mình đúng trước sau Lỗi lầm nếu có đổ mau cho người Khi ta chối lỗi, than ôi! Chính là lỗi lớn nhất đời của ta!
13/06/2015(Xem: 7959)
Một người hỏi Đức Phật: “Bạch Như Lai từ bi, Tôi muốn có hạnh phúc. Vậy thì phải làm gì?” Đức Phật đáp: “Trước hết Anh phải bỏ chữ “Tôi”. Tiếp đến bỏ chữ “Muốn”. Chỉ hai chữ đó thôi. Vì “Tôi” là ích kỷ. “Muốn” là mong, là tham. Bỏ nó, anh hạnh phúc, Trong ý nghĩ, việc làm.”
05/06/2015(Xem: 8506)
Thiền sư Vô Căn trong một lần nhập định 3 ngày, thần thức của ông xuất khỏi thân thể. Các đệ tử của ông tưởng lầm ông đã tịch diệt nên mang nhục thân ông đi hỏa táng. Sau 3 ngày thần thức của ông trở về nhưng không tìm được nhục thân. Tìm không được nhục thân nên thần thức thiền sư Vô Căn quanh quẩn nơi căn phòng ông ở, liên tiếp than thở tìm kiếm nhục thân của ông nhiều ngày đêm thống thiết: Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Tôi ơi, Tôi ở đâu?… Điều này làm cho các đệ tử của ông rất ư kinh sợ. Một người bạn của thiền sư Vô Căn tên thiền sư Diệu Không nghe tin liền đến ngay thiền viện bảo các đệ tử của thiền sư Vô Căn là đêm đó thiền sư sẽ nghĩ lại trong phòng của thiền sư Vô Căn rồi bảo các đệ tử hãy mang cho ông một thau nước, một bồn lửa, một bồn bùn đất.Đêm đến, thiền sư thiền sư Vô Căn lại nghe tiếng than thống thiết của thần thức thiền sư Vô Căn:
04/06/2015(Xem: 10059)
Thích cho đi ngày càng nhiều phước báu Thích cảm ơn điều thuận lợi nhiều hơn Thích giúp người ta thường gặp quý nhơn Thích oán trách ngày thêm nhiều phiền não Thích mãn nguyện niềm vui hay lai đáo Trốn tránh thời thất bại rất chua cay Thích sẻ chia bè bạn đến hằng ngày Thường giận dữ ngày càng nhiều bệnh tật Thích chiếm dụng sau nầy thành hành khất Bố thí thường ngày càng được giàu sang Thích hưởng thụ nợ khổ lắm đeo mang Thích học hỏi ngày càng tăng trí tuệ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567