Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương mùa, cát bụi & cỏ hoa (tập thơ)

18/12/201405:58(Xem: 10701)
Hương mùa, cát bụi & cỏ hoa (tập thơ)

phong canh 3

Tập Thơ
HƯƠNG – MÙA
CÁT BỤI Và CỎ HOA.



 

Phần I.

 

  1. Có mùa nào

Sắc hương ngàn dịu vợi

Xuân-Hạ-Thu-Đông… rồi!

Chỉ ngoài kia gió mới

Thinh lặng vầng mây trôi.

 

  1. Có Xuân nào

Không câu đối giao mùa

Tỉnh thức – Xuân từ đó…

Giọt sương trong… Phật thừa!

 

  1. Có Hạ nào

Không ửng trời lựu đỏ

Không gió rát bên thềm

Nhặt chút tình hoa cỏ

Tan nỗi sầu cô miên.

 

  1. Có Thu nào

Không cánh chim vời vợi

Không mây trắng qua thềm

Tình sen thu khẽ gọi

Vầng trăng mẹ diệu huyền.

 

  1. Có Đông nào

Khi đất trời trở dạ

Không giá buốt đêm thâu

Mắt đời rưng lệ đá

Giọt tinh sương nhiệm mầu.

  1. Có hương nào

Dù mãi ngàn năm nữa

Dâng đời bao ý thơm

Từng giọt cam lồ sữa

Tịnh hóa một tâm hồn.

 

  1. Chiếc lá

Khi già hương tư tưởng

Đã gội sắc hương rừng

Một thoáng xanh muôn hướng

Chiều lên về cội ngồn.

 

  1. Không gian nào

Cây trong vườn chim hót

Hoa bên trời đưa hương

Tiếng sáo diều thảnh thót

Rót vầng thơ mười phương.

 

  1. Hội tụ

Đất trời hương muôn thuở

Xanh, mắt xanh núi rừng

Kẽ đá cành hoa nở

Diệu Pháp Hoa thơm lừng.

 

  1. Những chiếc lá

 Chở gió sương và nắng

 Mặt sân rụng chiều qua

 Ta gom thời gian lại

 Gởi hương chốn trời xa.

 

  1. Nắng mới

 Chờm lên hương cổ thụ

 Giọt sương mai thủy tinh

 Bên thềm mây tĩnh tọa

 Giữa trời đất thanh bình.

  1. Ngôi nhà cũ

 Nhuốm bao mùa sương gió

 Giữa cuộc bể dâu nầy

 Chợt cánh hoa đầu ngõ

 Thoảng hương trời qua đây.

 

  1. Bút hoa

 Nở giữa bọng đời tinh túy

 Nụ cuời tỏa thơm mười phương

 Vi diệu lời truyền Từ Thị

 Hằng sa cát bụi dâng hương.

 

  1. Tình mười phương

 Tiếng chim sâu buổi sáng

 Lay động trời mù sương

 Tinh khôi cơn gió thoảng

 Hoa cỏ về dâng hương

 Thanh âm đời một thoáng

 Mây trắng tình mười phương.

 

  1. Bình minh

Trên nhánh cây đương lộc

 Tiếng chim gọi bình minh

 Lung linh hạt sương ngọc

 Nghe lá thức quanh mình

 Thoảng hương trà tĩnh lặng

Giữa trời đất nguyên lành.

 

  1. Cõi ta

 Biết đâu là mặt mũi

 Vỡ hồn sương ban sơ

 Đi tìm hương đất mới

 Nguyên thủy một vần thơ.

 

 

  1. Ý mầu

Hương trà thơm trong sương

 Mây tụ thềm hoa cỏ

 Ba ngàn thế giới hương

 Tụ ý mầu Không-Có.

 

  1. Giọt sương

Góp hương rừng núi biếc

Trong ngần gương thủy tinh

Giọt thơm miền sinh diệt

Giữa muôn trùng tử sinh.

 

  1. Dưới gốc mai

 Ngồi dưới gốc mai cổ

 Hương thoảng tự ngàn xưa

 Biết đời Mai cốt cách

 Chở vầng trăng Phật Thừa.

 

  1. Cổ thụ

Ngàn năm xanh bóng cổ

Hương trời đất một phen

Mười phương mây Tịnh độ

Cánh chim về bình yên.

 

  1. Ngày, Đêm

Đêm vầng trăng Viên giác

Hương đất trời Tâm kinh

Ngày đại nhật Viên lạc

Giữa muôn trùng tử sinh.

 

phong canh 3

 

Tập thơ Hương Mùa (tiếp theo 2)


DÒNG MỘNG

38.      Con sông nào ?

Tháng ngày xuôi dòng chảy

Chở bao nỗi đời đau

Âm thầm trôi đi mãi

Từ vạn cổ xưa sau.

 

39.      Con sông nào ?

Chở bao mùa sương gió

Về bên trời viễn phương

Để ngàn mây từ đó

Vỗ khúc đoạn vô thường.

 

40.      Con thuyền nào ?

Ngàn phương về bến đổ

Ngừng nhịp sóng thời gian

Vầng trăng tròn gương cổ

Mưa gió tạnh tràng giang.

 

41.      Hướng phương

Đường mây xuôi dòng sông lạ

Hỏi chi nhánh cỏ, cành lau !?

Giọt lệ từ khi hóa đá

Người về từ cõi chiêm bao.

 

42.      Lênh đênh

Lênh đênh thuyền một chiếc

Sông dài bể rộng thênh

Giữa sắc màu sinh diệt

Từng ý niệm lênh đênh.

 

43.      Rẻ sóng

Con thuyền rẻ sóng nước

Dòng trôi, xanh tự tình

Mái chèo khua nhịp nước

Bỏ sau mùa tử sinh.

 

44.      Viễn phương

Chợt nghe tiếng chim cu gáy

Từ trong ánh nắng quê hương

Lòng ai thức trời quan tái

Lòng ai vẫn còn viễn phương !?

 

45.      Nghiêng

Quán chiều nghiêng sóng bụi

Sông chiều nghiêng khói sương

Đò chiều nghiêng mây nổi

Ta chiều nghiêng vô thường.

 

46.      Bến xưa

Bến xưa, thuyền đổ bến

Chèo xưa, gát mái chèo

Bóng chim cùng bóng nước

Nơi nào không trăng theo.

 

47.      Bến đổ

Bình an sau cơn sóng gió

Thuyền về với ánh trăng khuya

Mái chèo thôi chao nhịp nước

Trong ngần nỗi nọ, niềm kia.

 

48.      Giòng đạo sử

Ngọn lửa

Đốt cháy nỗi sầu vô tận

Còn đâu hò hẹn thủy chung

Mây nước bình minh tĩnh lặng

Giòng sông đạo sử trầm hùng.

 

49.      Ráng chiều

Bóng dựng nghiêng đầu núi

Lạc giọng tiếng chim kêu

Tràng giang con nước nổi

Người về chốn tịch liêu.

 

50.      Như dòng trôi

Người đi

Đi như dòng trôi mây nước

Bình yên như cỏ, như hoa

Bỏ sau những gì mộng ước

Thênh thang đời vẫn muôn nhà.

 

51.      Trong hồ

Con cá quẩy đuôi hớp nước

Nước tung trắng bọt theo dòng

Vẫn ta giữa đời đếm bước

Vẫn ta giữa đời đục trong.

 

52.      Vũng nước

Gió ru mây ngàn soi bóng

Râm râm giọt nắng giao mùa

Thanh âm rơi vào tĩnh lặng

Chim về tắm mát ban trưa.

 

53.      Vẫn còn

Ai theo lời mây nước

Từ buổi hồng sơ nguyên

Nước mây trôi chảy miết

Còn lại cõi bình yên.

 

54.      Cõi thực nào

Không là vầng trăng diệu pháp

Tìm chi vết nhạn qua sông

Ngàn năm tỉnh lòng hạt bụi

Cành sương chợt nắng mai hồng.

 

55.      Cái bóng nào ?

Bóng mây cùng bóng nước

Bóng ảo khói sương mù

Bóng vô thường thoáng trước

Bóng ta, người

Thực hư.

 

56.      Góc sung

Trăm năm nên vóc dáng

Đời tạc nỗi suy tư

Bao gió sương và nắng

Nên gốc sung bây giờ.

 

57.      Thời gian

Thời gian chảy xiết đá

Thời gian mộng sông dài

Ta, thời gian dừng lại

Ác tầm, hiện, vị lai.

 

                                       MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2023(Xem: 2316)
“Phật khai tinh trí tâm hồn sáng Đẹp đóa hoa từ ánh thiện khơi” PHẬT tánh linh huyền tỏa khắp nơi, KHAI dòng pháp bảo thấu tà rơi. TINH thần minh mẫn tươi đường thuận, TRÍ lực ngô nghê khó nẻo ngời, TÂM lặng người qui luôn mãi tiến, HỒN cuồng phách lạc chẳng còn vui. SÁNG niềm hạnh nguyện soi phương giác, ĐẸP ĐÓA HOA TỪ ÁNH THIỆN KHƠI.
02/04/2023(Xem: 4294)
Từ năm 2000 con đã nghe nhiều pháp thoại do Ngài thuyết giảng khắp năm châu và hiện nay vẫn còn lưu giữ hơn 50 MP3 và con thường nghe lại khi cần thông hiểu hơn một tiêu đề nào cho thật rõ ràng, qua những bài pháp thoại đó đôi khi HT xen vào những bài thơ của Trụ Vũ hay những nhà thơ Phật Giáo có tầm vóc, và đôi khi những bài thơ hồi ức của Ngài vào lúc ra trường tốt nghiệp cao đẳng Phật Học 1992.
01/04/2023(Xem: 2299)
Từ giã hoàng cung thoát biển trần Sáu năm khổ hạnh hướng nguồn chân Tham thiền nhập định hàng ma oán Kiến đạo khai phương độ thế nhân Thuyết pháp tuỳ cơ khơi mắt tuệ Độ sanh ứng pháp mở vườn tâm Từ bi giáo hoá truyền hương đạo Rạng ánh quang minh tỏa ánh rằm!
01/04/2023(Xem: 3363)
Bạn ơi ! Càng có tuổi cái nhìn càng sâu sắc Định luật vô thường chân lý muôn đời Mọi thứ có rồi biến mất thôi Đều do duyên gá hợp rồ thay đổi !
31/03/2023(Xem: 2397)
Thầy đưa Mẹ thăm dì Giữa trưa hè nắng gắt Mẹ vui mừng hả hê, chỉ vườn cây xanh mướt Nhìn Mẹ Thầy hạnh phúc Tay trái dìu tay Mẹ, Tay mặt chiếc quạt che Cho Mẹ được bóng mát Nhìn Thầy thật hạnh phúc Vẫn đắp chiếc y vàng, Trưởng tử của Như Lai Hiếu hạnh luôn tròn đầy
31/03/2023(Xem: 4591)
Nơi đất khách con hướng về quê Cha đất Tổ Nhớ chùa xưa, lòng xao xuyến trong con; Con đã thấy: Đồng bào con, người áo trắng đơn sơ với tấm lòng thanh khiết. Họ là ai? là những người dân suốt đời vất vả với áo cơm, Không là lượt, nếp áo nhăn chấp tay hướng về đấng Thế Tôn Cùng cầu nguyện cho thân tâm đều an lạc. Đằng sau cuối, cụ bà chiếc áo tràng lam chấp vá với bao nhiêu lỗ thủng chíu chằng đời cơ cực Bà quỳ đó nơi thiền môn thanh tịnh Theo lời kinh cùng tiếng mõ bỏ ưu phiền Dưới chân Đức Phật lòng thanh thản bình yên Tìm nương tựa nơi mưa nguồn diệu pháp
30/03/2023(Xem: 6312)
Trang nhà Quảng Đức thành lập vào mùa Phật Đản 1999 là một trong số ít trang web Phật Giáo VN Hải Ngoại xuất hiện vào thời điểm ấy. Cũng trong giai đoạn sơ khai này nhiều học giả, văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ … đã hết lòng hoan hỷ cộng tác gởi bài về ủng hộ, trong số đó có Thi sĩ Nguyệt Tử (đứa con của mặt trăng) là bút danh của HT Thích Minh Hiếu, là người gởi bài cộng tác sớm nhất.
29/03/2023(Xem: 2547)
Tu từ gian bếp ở trong Chùa Kham nhẫn từng lời ý chớ phân bua Phẩm vật cúng dường thường bất tịnh Khen chê ngã mạn vị chát chua Tiêu tan phước báo sanh hiềm tị Cằn cỗi phước điền đức lưa thưa Miên mật hành trì tu lục độ Thuần tâm sám hối nhớ nguyện xưa!
29/03/2023(Xem: 10961)
Tuyển tập thơ mang tên “Đạo Tâm thi tập 1” đã được xuất bản vào đầu năm 2008, gồm gần hai trăm bài thơ Đạo, Tuệ Kiên viết từ năm 2001 đến 2008. Trong “Đạo Tâm thi tập 2”, Tuệ Kiên tuyển chọn để chia sẻ cùng chư bằng hữu một số những bài thơ viết từ năm 2009 tới bây giờ, gồm cả những bài thơ khuyến tu, nhằm tự nhắc nhở mình tinh tấn tu hành cầu vãng sanh Tịnh độ. Nhóm Phật Tử Đạo Tâm do Tuệ Kiên góp tay gầy dựng, đã có những bạn trẻ cáng đáng chức vụ Trưởng Nhóm như Bích Phượng, Hải Nhàn… Nên mình đã dành nhiều thời gian học hỏi Phật pháp, tu hành miên mật hơn.
28/03/2023(Xem: 4666)
Được nghe nhiều thiện hữu lúc trà dư tửu hậu ! “Trong 84 ngàn pháp môn, phải có pháp danh ngôn Và lời vàng từ đại trưởng lão tông môn “ Ghi lại trong nghi thức, tác phẩm tuyệt tác (best seller)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]