Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Tận Đăng (thơ)

24/10/201406:37(Xem: 10794)
Vô Tận Đăng (thơ)

den_cay_2


VÔ TẬN ĐĂNG!


Ngự hàn lẫm liệt thuở bình Nguyên 
Vang dội đông tây tam pháp quyền 
Phi tướng buông ngôi tìm gốc đạo 
Vô tâm thấy tánh dụng nguồn thiền 
Đầu đà* bất động xa trần tục
Khổ hạnh chơn thường vượt cõi tiên
Rừng trúc sơ khai trăng bát nhã
Truyền đăng vô tận chấn non Yên.


                                       Lê Đăng Mành

*Phép tu khổ hạnh, không cực đoan, không phải để ép xác, mà để giải thoát thân tâm nhằm mục đích diệt trừ, đào thải hết phiền não.
Sách “Trần triều dật tôn Phật điển lục” chép: “Niên hiệu Hưng Long thứ 7 (1300) tháng 10, vua Trần Nhân Tông vào núi Yên Tử, chuyên cầu tu đạo theo hạnh thập nhị đầu đà, tự lấy danh hiệu là “Hương Vân Đại Đầu đà”. Thập nhị đầu đà là 12 phép tu khổ hạnh như: khất thực, chỉ dùng ba bộ áo, ăn mỗi ngày một lần, ở nơi rừng vắng, ngủ gốc cây v.v…
 
SƠ TỔ TRÚC LÂM
                                  TỰ HỌA
 
Kim thân* long thể thuở uyên nguyên
Thắng giặc lánh xa mộng bá quyền
Nhập thế tinh thần bừng cội đạo
Xuất gia cốt cách tỏa chơn thiền
Nhìn đời bất tịnh không cầu tục
Rõ pháp vô thường chẳng trụ Tiên**
Đối cảnh - như nhiên tâm bất động
Nhân Tông Sơ Tổ rạng trời Yên.

                                        LĐM
 
*khi sơ sanh thân ngài tỏa sắc vàng óng
**Tiên vẫn còn bị luân hồi trong lục đạo.


VÔ THƯỜNG
 
Ngày đi chiều cõng nắng về tây 
Vũ trụ vô thường cũng đổi thay 
Xuân hạ nõn nà tươi tốt đẹp 
Thu đông vàng võ úa hao gầy 
Bến xưa bàng bạc làn sương bủa
Mái cũ mơ màng dải khói vây
Ngoảnh lại ta người cầm ảo mộng
Chòng chành chìm nổi giữa tàn phai

                                                LĐM


TỰ TÁNH!
 
Yên tĩnh hành thâm sẽ thảnh thơi 
Bổn lai thường trụ ở đây thôi 
Nuôi tâm phải xả đừng tham luyến 
Dưỡng tuệ nên buông chớ vọng mời 
Vắng bặt so đo khi ngủ nghỉ
Lặng im tính đếm lúc nằm ngồi
Mây tan vằng vặc vầng trăng rọi
Tự tánh Di Đà * hiển hiện soi!

                                             LĐM 
                        
*“Tịnh độ là lòng trong sạch,  
Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương; Di Đà là tính sáng soi, Mựa phải nhọc tìm về Cực lạc” 
                                                                                                                  Trần Nhân Tông 
   (Cư trần lạc đạo phú, hội thứ ba)
                     
THIỀN TUỆ!
 
Huơ gậy rong chơi tỏa vị thiền
Mặc đời tráo trở vẫn an nhiên
Được thời neo ý xa hoan lạc
Thất thế cột tâm tránh não phiền
Thúc dạ vị tha dù quạnh quẽ
Phơi lòng vô ngã dẫu cô miên
Hạo phong thanh bạch thân như thị
Bát nhã viên dung rõ hiện tiền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2015(Xem: 14098)
Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.
05/02/2015(Xem: 10903)
Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không? Mình mới hỏi lại: Bạn cần biết kiếp sau để làm gì?
04/02/2015(Xem: 31277)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 12072)
Một hôm trời nóng nực Kiến thở than buồn bực “Chao ơi! Khát quá lâu Biết kiếm nước nơi đâu Thân tôi mệt xiết bao Không đi nổi nữa nào!”
03/02/2015(Xem: 13823)
Tâm ta bàn bạc khắp muôn nơi Dính mắc nên chi khổ lụy đời Buông xả dục ly không phân biệt Thong dong tự tại thật tuyệt vời Không cố chấp nên cuộc đời giải thoát Ít muốn ham nên cuộc sống thảnh thơi Hiểu và thương nên quyết chí độ đời Không phân biệt lộ “bản lai diện mục”
03/02/2015(Xem: 10306)
Xuân Ất Mùi mơ ước thanh bình Nắm tay chào đón ánh bình minh Chúng ta dù màu da có khác Ai cũng mang máu đỏ trong mình
03/02/2015(Xem: 16521)
Trước đây khá lâu, trong site VietShare (site này bây giờ không còn nữa), một blogger, lấy ký hiệu là Tâm Nguyên (TN), có một ý kiến tuyệt vời : TN đề nghị mọi người cùng nhau viết một « Bài Thơ Liên Ngâm ». Chủ đề là « Quê Hương Yêu Dấu », và thể thơ là « Song Thất Lục Bát ». Mỗi người đóng góp 4 câu, và có thể đóng góp nhiều lần. Liên ngâm nghĩa là người viết sau phải tiếp vần với người viết trước.
01/02/2015(Xem: 9074)
Cái thuở tinh khôi đường lộng gió. Chung niềm ước vọng ý cao bay. Tôi – Em , từ độ trăng cài mộng Mơ giữa đường trăng, mộng vẫn gầy.!
01/02/2015(Xem: 10715)
Tâm vô úy khi bảo toàn giới luật Sống chánh chân biết đủ ít nhu cầu Không lệ thuộc bất cứ ở đâu lâu Lòng thanh thản an nhiên cùng nhân thế
30/01/2015(Xem: 9311)
Rèn đạo đức không gì bằng Chánh Mạng Nghiệp thiện lành lợi ích mọi chúng sinh Không chỉ riêng nuôi dưỡng bản thân mình Giúp tất cả không chạy theo vọng tưởng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]