Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc thơ Kenji Miyazawa

02/10/201418:41(Xem: 12797)
Đọc thơ Kenji Miyazawa

 MiyazawaVT

ĐỌC THƠ KENJI MIYAZAWA. Đọc thơ Kenji Miyazawa

 

Vi Tâm.

 


Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933)*:

Nhà phía đông có đứa trẻ ốm,

Ta sang săn sóc,

Nhà phía tây có bà mẹ gầy,

Ta mang cho túi gạo,

Nhà phía nam có người đang chết,

Ta sang khuyên đừng sợ,

Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau,

Ta sang can thôi bỏ đi.

Ta muốn là,

Một người như thế !**

 

Kenji Miyazawa viết bài đó đã từ lâu lắm rồi. Vậy mà bây giờ đọc vẫn thấy rung động. Phải có tâm thiền mới viết được một bài như vậy !

 

Bạn tôi, TIỂU THIỀN, cảm nhận lời của Miyazawa thành thơ :

 

Đưa trẻ ốm, nhà phía đông gió lạnh

Ta cùng sang chia xẻ nỗi đau này

Nhà phía tây có dáng mẹ hao gầy

Gạo đầy túi, hăy sang mà san sẻ

Đau tang chế, nhà phía nam cô lẻ

Dành chút tình để chia bớt lo âu

Ta dùng lời để hạ bớt về sau

Nỗi mâu thuẩn cùa hai nhà đang xâu xé

Lệ thành dòng khi trời làm đất nẻ

Trái tim côi khi giá lạnh tràn về

Nhưng lực bất tòng tâm, đành mang nỗi ê chề

Vì chưa thực hiện được nhiều điều như thế …

 

Một bạn khác, NT, viết :

Có một người như thế

Cô ấy còn rất trẻ

Đi phân phát bánh mì

Cho những người dân oan

 

Nay ở trong nhà giam

Có một người như thế

Đi viết giùm mọi người

Cho thành câu thành chữ

 

Cũng ở trong nhà giam

Có một người đă già

Hơn hai mươi năm qua

Kêu nài cùng mọi người

Chút công bình đạo sống

Nay còn vẫn chưa ngơi

 

Có nhiều người như thế

Đang ở xung quanh ta

Chia sẻ tình bè bạn

Bất kể gần hay xa

 

Bạn MỸ PHỤNG viết :

 

Khi gặp người ăn xin

Trân trọng tặng đồng bạc

Tâm cầu Quán Thế Âm

Độ người qua nẻo giác

Dù nghiệp quả trùng trùng

Chỉ cần lòng chân thật

Lời chúc nhỏ đưa đường

Khi gặp người lở bước

Xin mời chén cơm chiều

Xin mời ly nước nhạt

Cầu người qua tai ương

Mỗi ngày trong cuộc sống

Xin góp lòng yêu thương

Trái tim và hiểu biết

Đời ấm áp mười phương .

 

LÊ THY THY viết :

 

Khi mọi người tranh giành

Ta bỏ đi

Khi mọi người ồn ào

Ta im lặng

Khi mọi người ghét ta

Ta vẫn thương họ

Ta muốn là

Một người như thế.

 

Cô giáo HAN YEN viết :

 

Phía đầu lớp một trò khuyết tật

Ta giúp em học bổng

Phía cuối lớp một đứa trò nghèo

Ta miễn em học phí

Ở giữa lớp có một trò cá biệt

Ta tìm hiểu gia đình

Bên ngoài lớp có một em bỏ học

Ta đưa em về trường.

....

Ta muốn là

Một người như thế !

…..

Các bạn thấy không : bài thơ Miyazawa thật giản dị mà sâu xa thấm thía vô cùng. Nhiều người đã cảm nhận bằng những lời chân thành sâu sắc.


Tôi chắc các bạn, mỗi người trong cảnh sống của riêng mình, cũng muốn viết những lời như thế và chăm lo làm những điều như thế.

 

Vi Tâm.

 

* Kenji Miyazawa (1896-1933) là một nhà thơ Nhật rất nổi tiếng. Ông vốn là một kỹ sư canh nông, đă đóng góp nhiều cho đời sống dân nghèo. Ông rất ham học, học hỏi khảo cứu rất rộng về khoa học, vũ trụ, chiêm tinh, âm nhạc, tôn giáo. Ông là một phật tử chân thành.

Ông đă xây dựng cả một hệ thơ mới, với những từ ngữ mới lạ, xử dụng thuần diệu các sắc điệu phát âm. Ông tạo nên một thế giới riêng biệt trong đó người, vật, sỏi, đá, rong, rêu, sống với nhau trong một khung cảnh thần tiên huyền ảo. Thơ và truyện của ông đă được dịch ra nhiều thứ tiếng.

 

**Nguồn : “Ngôn ngữ thiền. Thư pháp thiền”. Eido Tai Shimano. Dịch: Hạnh Viên. Viện Phật Học HẢI ĐỨC.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/11/2014(Xem: 13194)
Đồng khô cỏ cháy quê nghèo Rượu khuya tê đắng, trà chiều sệch khan Thương em hạt nước hạt vàng Giọt vào tim kẻ hoang đàng ngủ quên!
30/11/2014(Xem: 12074)
Ta cứ tưởng đời này chắc thật Cứ đua tranh dành giật với người Lo toan tính toán lỗ lời Thiệt hơn xảo trá hại người lợi ta. Biết đâu vay trả không xa Nhân nào Quả nấy thật là chẳng sai.
29/11/2014(Xem: 10878)
Những tộc họ với nhiều đời vinh hiển Là cháu con phải quyết chí noi theo Điều trước tiên là xóa sạch dốt nghèo Sống đạo đức làm mục tiêu phấn đấu Trong muôn họ không có người con xấu Mà chỉ là những tạp nhiễm tạm thôi Khi ăn năn sám hối biết quy hồi
29/11/2014(Xem: 13212)
Ngàn năm bên lối nhỏ Trút niềm đau muộn phiền Ngàn năm mang hơi thở Dìu vợi trời tam thiên.
28/11/2014(Xem: 9988)
San Jose trời lạnh Lạnh từ mưa gió sương Mưa rơi rồi mưa tạnh Lá vàng bay thảm thương
27/11/2014(Xem: 11419)
Xem kinh Tỉnh giấc mộng đời Mộng đã tỉnh Thong dong tự tại
25/11/2014(Xem: 19294)
Người có đức hành từ bi hỷ xả Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt
25/11/2014(Xem: 12730)
Có những phận người không mái ấm Tuổi thơ hạnh phúc đã rách bươm Áo cơm trộn lẫn lời cay đắng Bán hồn nhiên - mua những tủi hờn
24/11/2014(Xem: 14877)
Chữ nghĩa nào để xưng dương Ngài cho vẹn Ngôn từ nào để tán thán Ngài cho toàn Bởi cuộc đời Ngài lấp lánh vô số điểm son Bởi hành trạng Ngài lung linh muôn ngàn ảnh tượng Tôi bỗng nhớ tác phẩm "Đường Xưa Mây Trắng" Và "Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát" mà đi
24/11/2014(Xem: 12363)
Ghi âm " Ký Sự " lưu đời Khánh Anh Đại Tự rạng ngời xứng danh Mang tên Tổ[1] bậc cao thanh Chùa Thiêng sừng sững Kinh Thành Paris
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]