Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trong khoảng khắc này (thơ)

16/07/201406:57(Xem: 12213)
Trong khoảng khắc này (thơ)



Thich Tanh Tue's photo.










blank



Câu Chuyện Cái Kén Bướm

Một chàng trai tìm thấy cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ.
Anh ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu.
Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không
thể cố hơn được nữa. Và anh quyết định giúp chú bướm nhỏ.
Anh lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên,
đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với
hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng
hơn đủ để nâng đỡ thân hình…

Nhưng chẳng có gì thay đổi. Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh
suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà chàng thanh niên kia chưa hiểu:
cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia
là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể
bay ngay khi thoát ra ngoài. Khi chàng làm động tác giúp đỡ nó tức là đã đi ngược lại
quy luật tự nhiên mất rồi và vì đi "đường tắt" nên chú bướm tội nghiệp chẳng
bao giờ đến đích được...

Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng
thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành và thành công hơn...

Suy Nghĩ :

Từ bi phải đi đôi với Trí tuệ ,
có Từ bi mà thiếu Trí tuệ, đôi khi phản tác dụng .
A Di Đà Phật .

Câu chuyện cái kén bướm 

Một chàng trai tìm thấy cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Và anh quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình…

Nhưng chẳng có gì thay đổi. Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà chàng thanh niên kia chưa hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài. Khi chàng làm động tác giúp đỡ nó tức là đã đi ngược lại tự quy luật nhiên mất rồi và vì đi "đường tắt" nên chú bướm tội nghiệp chẳng bao giờ đến đích được...

Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành và thành công hơn... 

(*___*)

Bụi rơi vào mắt

... Một hạt bụi rơi vào mắt ta lập tức dùng tay dụi liên hồi vì cảm thấy xốn xang,
khó chịu. Thế nhỡ mạc vàng rơi vào mắt có làm cho mắt ta khó chịu chăng?

Cái Danh, cái Lợi, cái Tình.. ở đời hay trong đạo chỉ khác nhau một chút nơi
hình thức nhưng chúng có cùng bản chất là làm cho tâm ta bất an. Vì sao tâm
ta bất an? vì dính mắc và hệ lụy. Hễ bất cứ nơi nào dính mắc, hệ lụy có mặt thì
nơi đó có phiền não, khổ đau, dù là đạo hay đời *:) happy.

Bodhgaya monk


HÃY THONG THẢ SỐNG

    Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.
     
    Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau. Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ. Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ.
     
    Cả hai người trên có thể đã ngoài 70 tuổi. Lạ thật! Cái tuổi nếu có chết thì cũng đã sống khá lâu trên đời rồi, sao những người chung quanh còn hoảng hốt thế. Hóa ra người ta, không ai muốn nghe đến chữ “Chết” dù chữ đó đến với mình hay với người thân của mình.
     
    Hình như không ai để ý đến mỗi sáng chúng ta thức dậy, nhìn thấy mặt trời mọc (nếu còn để ý đến mặt trời mọc) là chúng ta đã tiêu dùng cái ngày hôm qua của đời sống mình. Có người vì công việc làm ăn, cả tuần mới có thời giờ ngửng mặt nhìn lên mặt trời. Buổi sáng còn tối đất đã hấp tấp ra đi, buổi chiều vội vã trở về lúc thành phố đã lên đèn, làm gì nhìn thấy mặt trời. Nhưng mặt trời vẫn nhìn thấy họ, vẫn đếm mỗi ngày trong đời họ. Họ tiêu mất cái vốn thời gian của mình lúc nào không biết. Tiêu dần dần vào cái vốn Trời cho mà đâu có hay. Rồi một hôm nào đó bỗng nhìn kỹ trong gương, thấy mình trắng tóc. Hốt hoảng, tiếc thời gian quá! Khi nghe tin những người bạn bằng tuổi mình, bệnh tật đến, từ từ theo nhau
 rơi xuống nhanh như mặt trời rơi xuống nước, họ vừa thương tiếc bạn vừa nghĩ đến phiên mình.
     
    Thật ra, nếu chúng ta bình tâm nghĩ lại một chút, sẽ thấy “Cái chết” nó cũng đến tự nhiên như “Cái sống”. Đơn giản, mình phải hiểu giữa sống và chết là một sự liên hệ mật thiết, vì lúc nào cái chết cũng đi song song từng ngày với cái sống.
     
    Dẫu biết rằng, đôi khi có những cái chết đến quá sớm, nhưng ta cũng đâu có quyền từ khước chết.
     
    Tôi biết có người mẹ trẻ, con của bạn thân tôi. Chị bị ung thư, chị cầu xin Thượng Đế cho sống đến khi đứa con duy nhất của mình vào Đại Học. Chị không cưỡng lại cái chết, chị chỉ mặc cả với Thượng Đế về thời gian vì con chị lúc đó mới lên 3 tuổi. Thượng Đế đã nhận lời chị. Ngày con chị tốt nghiệp Trung Học, chị ngồi xe lăn đi dự lễ ra trường của con và tuần lễ sau chị qua đời. Trong suốt mười mấy năm trị bệnh, chị vẫn làm đủ mọi việc: chị đội tóc giả đi làm, đến sở đều đặn, lấy ngày nghỉ hè và ngày nghỉ bệnh đi trị liệu.
     
    Những bạn làm chung không ai biết chị bị ung thư, ngay cả xếp của chị. Khi họ biết ra, thì là lúc chị không đứng được trên đôi chân mình nữa. Chị sửa soạn từng ngày cho cái chết với nụ cười trên môi. Vẫn vừa đi làm, vừa cơm nước cho chồng con, ân cần săn sóc cha mẹ, hiền hòa giúp đỡ anh em trong nhà, chị mang niềm tin đến cho tất cả những người thân yêu của mình. Sau ba năm chị mất, cậu con trai mỗi năm vẫn nhận được một tấm thiệp sinh nhật mẹ viết cho mình (Mẹ đã nhờ qua người dì gửi hộ). Hôm sinh nhật 21 tuổi của cậu cũng vào ngày giỗ năm thứ ba của Mẹ, cậu nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật mình, với dòng chữ nguệch ngoạc, chị viết cho con: "Mừng sinh nhật thứ 21 của con. Hãy bước vui trong đời sống và nhớ rằng
 mẹ luôn luôn bên cạnh con.". Tôi đọc những dòng chữ mà ứa nước mắt.
     
    Tôi nghĩ đến chị với tất cả lòng cảm phục. Chị là người biết sống trong nỗi chết. Khi không thắng được bệnh tật, chị biết hòa giải với nó để sống chậm lại với nó từng ngày cho con mình. Chắc “Cái chết” cũng nhân nhượng với chị, thông cảm với chị như một người bạn.
     
    Một chị bạn kể cho nghe về một bà bạn khác. Bà này mới ngoài sáu mươi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và tính nết vui vẻ, yêu đời. Nhưng khi nào đi ra khỏi nhà bà cũng mang theo một bộ quần áo đặc biệt, đủ cả giầy vớ bỏ vào một cái túi nhỏ riêng trong va-li. Hỏi bà, sao lại để bộ này ra riêng một gói vậy, bà thản nhiên nói: “Nếu tôi chết bất thình lình ở đâu, tôi có sẵn quần áo liệm, không phiền đến ai phải lo cho mình.” Bà mang theo như thế lâu lắm rồi, tôi không biết có khi nào bà ngắm nghía mãi, thấy chưa dùng tới, bà lại đổi một bộ mới khác cho ưng ý không? Giống như người phụ nữ sắp đi dự tiệc hay cầm lên, để xuống, thay đổi áo quần sao cho đẹp. Đi vào cái chết cũng có thể coi như đi dự một đám tiệc.
     
    Tôi nghĩ đây là một người khôn ngoan, sẵn sàng cho cái chết mà bà biết nó sẽ đến bất cứ lúc nào. Bà đón nhận cái chết tự nhiên, giản dị như đi dự tiệc, hay một chuyến đi xa, đi gần, nào đó của mình.
     
    Nhưng không phải ai cũng nghĩ về cái chết giản dị như vậy. Phần đông muốn được sống lâu, nên bao giờ gặp nhau cũng thích chúc cho nhau tuổi thọ. Thích hỏi nhau ăn gì, uống gì cho trẻ trung mãi. Loài người nói chung, càng ngày càng thích sống hơn chết. Họ tìm kiếm đủ mọi phương thuốc để kéo dài tuổi thọ. Người ta ức đoán, trong một tương lai rất gần, loài người có thể sống đến 120 tuổi dễ dàng với những môn thuốc ngăn ngừa bệnh tật và bồi dưỡng sức khỏe.
     
    Rồi người ta sẽ còn tạo ra những bộ phận mới của nội tạng để thay thế cho những bộ phận gốc bị nhiễm bệnh. Gan, ruột, bao tử v.v... sẽ được thay như ta thay những phần máy móc của một cái xe cũ. Chúng ta, rồi sẽ sống chen chúc nhau trên mặt đất này.
     
    Chỉ tiếc một điều là song song với việc khám phá ra thuốc trường thọ người ta cũng phải phát minh ra những người máy (robot) để chăm sóc những người già này, vì con cháu quá bận (chắc đang chúi đầu tìm thuốc trường sinh) không ai có thời giờ chăm sóc cha mẹ già. Theo tôi, ngắm nhìn hình ảnh một cụ ông hay một cụ bà lưng còng, tóc bạc, đang cô đơn ngồi trong một căn buồng trống vắng, được một người máy đút cơm vào miệng, thật khó mà cảm động, đôi khi còn cho ta cái cảm giác tủi thân nữa.
     
    Nhưng sống như vậy mà có người vẫn thích sống. Một người đàn ông ngoài bẩy mươi, bị bệnh tim nặng, đang nằm trong phòng đặc biệt (ICU) lúc mơ màng tỉnh dậy, nhắn với các con cháu là khi nào vào thăm không ai được mặc áo mầu đen. Ông kiêng cữ mầu của thần chết. Ông quên rằng thần chết, đôi khi, có thể đến với chiếc áo mầu hồng.
     
    Thật ra, chính nhờ “cái chết” cho ta nhận biết là “cái sống” đẹp hơn và có giá trị hơn, dù có người sống rất cơ cực vẫn thấy cuộc đời là đẹp.
     
    Những bậc thiên tài, những nhà văn lớn đã tự tìm về cái chết khi họ bắt đầu nhìn thấy cái vô vị trong đời sống như nhà văn Ernest Hemingway, Yasunari Kawabata và họa sĩ Vincent van Gogh, v.v... Chắc họ không muốn sống vì thấy mình không còn khả năng hưởng hết vẻ đẹp của “cái sống” nữa. Họ là một vài người trong số nhỏ trên mặt đất này sau khi chết để lại tên tuổi trên những trang sử, lưu lại hậu thế, còn phần đông nhân loại, sau khi chết một thời gian, không để lại một di tích nào. Con cháu có thờ cúng được một hai thế hệ, sau đó tên tuổi mờ dần, mất hẳn theo ngày tháng, vì chính những kẻ thờ phụng đó lại tiếp theo nằm xuống cùng cát bụi.
     
    Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc cũng không còn mang vết tích. (Thánh Vịnh)
     
    Thượng Đế khi đem mình vào đời, có hỏi ý kiến mình đâu. Nên chắc chắn là khi Ngài gọi mình đi cũng chẳng cần thông báo trước.
     
    Chúng ta cứ thong thả sống từng ngày, khi nào chết thì chết, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn, bông hoa nở rồi bông hoa tàn, thế thôi.
     
    Tại sao ta phải cay cú với cái chết? Hãy dùng trí tưởng tượng của mình, thử hình dung ra một thế giới không có cái chết. Chắc lúc đó chúng ta sẽ không còn không khí mà thở chứ đừng nghĩ đến có một phiến đất cho bàn chân đứng.

Trần Mộng Tú

Trong Khoảnh Khắc Này

Trong phút giây này em có hay!
Vạn vật quanh mình đang chuyển xoay
Có mầm non hé, hoa cười nụ,
Chiếc lá xa cành theo gió bay.

Trong khoảnh khắc này em biết chăng!
Có người hạnh phúc, kẻ băn khoăn
Nơi tê nghèo đói, đời cô quạnh..
Chỗ nớ ngày chưa hết nhọc nhằn.

Cũng trong tíc tắc, từng hơi thở
Vô vàn đi, đến, diệt và sinh
Mắt ai vừa khép, ai vừa mở
Kẻ reo vui, người khóc một mình.

Trong thoáng giây này em biết không!
Buồn, vui nhân thế rất mênh mông..
Nơi chìm mưa bão, nơi chinh chiến
Thiện, ác vần xoay mãi một dòng.

Phút nao tỉnh thức em ngồi lại
Nhìn ra thế giới, nghĩ về mình.
Thấy chăng một thứ chi thường tại ?
Chập chờn mộng, thực kiếp nhân sinh.

- Trong sát na này ta biết đâu
Có người bừng giấc mộng thiên thâu.
Từ miền tịch lặng vô biên ấy
Thầm gửi niềm Thương khắp địa cầu.


Thích Tánh Tuệ

Luật cư xử với chiếc xe đổ rác

Một hôm tôi nhảy lên được một xe tắc-xi để vội-vã đến sân bay. Xe chúng tôi đang chạy bên băng (lane) phải, thì có một chiếc xe đen thui bỗng từ bãi đậu chồm ra ngay trước mũi xe. Bác tài-xế tắc-xi của tôi bèn đạp thắng, xe lết đi, và chỉ thoát đụng phải chiếc xe kia trong gang tấc! 

Người lái xe kia gân cổ lên nhìn chúng tôi lơ-láo, rồi cất tiếng chửi bới. Bác tài-xế của tôi chỉ mỉm cười và còn vẫy tay chào gã kia. Tôi muốn nói bác ta quả thật là người hiền khô và dễ thương quá đi! Tôi bèn hỏi tại sao bác ta lại xử sự như vậy. Tên kia suýt chút nữa đã làm tan nát chiếc xe của bác và đưa cả hai chúng ta vào nhà thương! Và đây là lúc bác tài-xế đã dạy cho tôi một bài học mà tôi gọi là "Luật Cư Xử Với Chiếc Xe Đổ Rác"

Bác tài giải-thích rằng: Trên đời nầy không thiếu gì những người chẳng khác gì... những xe đổ rác! Họ chạy lông-nhông ngoài đường, thân mình đầy rác-rưởi, tâm hồn tràn ngập thất-vọng, tức-giận, và bất-mãn với đời. Rác rưởi càng chồng chất thì họ lại càng muốn tìm được nơi nào trút bỏ, và đôi khi họ nhằm ngay chính bạn để trút đống rác đó.

Vậy thì tại sao bạn lại phải chuốc lấy đống rác nầy nhỉ! Tại sao lại không mỉm cười, vẫy tay chào họ, chúc họ khỏi bệnh, rồi tiếp tục con đường mình đi! Nhớ đừng lấy cọng rác nào của họ để rảy lên những người khác nơi mình làm việc, trong gia đình mình, hay cho những người mình gặp trên đường phố.

Điểm then chốt cần nhớ là những con người thành công đều là những kẻ không để cho rác rưởi xen vào chiếm đoạt một ngày của đời mình. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, thì cớ sao sau một giấc ngủ dậy, lại phải vấn vương vì một hối tiếc nào đó nhỉ? Do đó, ...

Hãy yêu thương những kẻ đã đối xử đẹp với ta, và hãy tha thứ cho những kẻ đã xử tệ với ta.

__  Cuộc sống nầy chẳng qua chỉ có 10% là hậu quả do bạn gây ra;
và còn lại 90% là tùy xem thái độ ứng phó của bạn với hoàn cảnh như thế nào.

Tác giả: David J. Pollay

Nammo Buddhaya 

___(())___

blank


x_3b9851b7 photo x_3b9851b7.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/09/2010(Xem: 16470)
Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa
19/09/2010(Xem: 18228)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
19/09/2010(Xem: 12094)
Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người Tiếng ai như tiếng lá thu rơi Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ Chỉ biết âm thầm thương nhớ thôi
19/09/2010(Xem: 11872)
Hơn nữa thế kỹ, nét mặt của Thầy Vẫn sáng tỏa, không một chút đổi thay Trong gian nan, giữ tâm hồn Bồ Tát! Mượn tiếng đàn gửi theo gió cùng mây.
18/09/2010(Xem: 12914)
Có lần tôi đi ngang Qua vỉa hè Ðồng Khởi Một bà ôm chiếc gối Ðứng hát như người say
18/09/2010(Xem: 13084)
Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảng Mười năm dài mộ mẹ chẳng ai trông Cỏ có cao hơn nỗi nhớ trong lòng Đất có lạnh hơn mùa đông Bắc Mỹ
18/09/2010(Xem: 12839)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
16/09/2010(Xem: 7383)
Chị ơi nếu chị đã yêu Ðã từng lỡ hái ít nhiều đau thương Ðã xa hẳn quãng đời hương Ðã đem lòng gởi gió sương mịt mù
16/09/2010(Xem: 10783)
Nhìn ra trăng nước vơi đầy, Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi! Đáy lòng vằng vặc gương soi, Thăng hoa nhân quả đón người thăng hoa!
13/09/2010(Xem: 14038)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]