Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)

17/06/201403:39(Xem: 17506)
09. Kính mến Thầy (Nguyên Hoằng)

GĐPT Tâm Minh, một đứa con tinh thần, được Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác thành lập và dạy dỗ hơn 25 năm qua. Tôi đến với đoàn thể Áo Lam và sinh hoạt tại đây được trên 20 năm. Nhân ngày lễ chúc thọ lần thứ 66 và lễ kỷ niệm 50 năm xuất gia của Thầy, thiết nghĩ cũng nên viết một bài kính dâng tặng, tỏ lòng tri ân của chúng con đến Hòa Thượng.

Khi nhắc đến Thầy, danh xưng Hòa Thượng Phương Trượng, hay Hòa Thượng Thích Như Điển thì anh chị em đoàn viên GĐPT Tâm Minh chúng tôi ít khi dùng đến. Thường chúng tôi sử dụng danh từ "Sư Ông" cho thân tình và trọn vẹn sự tôn kính. Dần rồi quen, nay các em ngành Thiếu và ngành Oanh chỉ biết Pháp Tự của: Thầy Hạnh Tấn, Thầy Hạnh Luận, Thầy Hạnh Giới, Thầy Hạnh Lý... Còn Hòa Thượng, với các em chỉ đơn giản là "Sư Ông" hay là "Sư Ông Viên Giác".

Sinh hoạt và ở gần Thầy, anh chị em chúng tôi học được nhiều qua thân và khẩu giáo của Ngài. Sư Ông xưa nay, nổi tiếng là một vị Thầy khó tính và nghiêm nghị. Khi nhắc đến điều này, không ít người lắc đầu, lè lưỡi. Đúng vậy, Thầy không nói nhiều, thí dụ trong giờ thính Pháp, ai đó đang nói chuyện riêng, hoặc không tập trung, thì chỉ một cái liếc mắt của Thầy, chúng tôi nhận ra ngay và tự chấn chỉnh lại thân tâm, rồi nhắc người bạn của mình hãy trở về với hiện tại. Lắng nghe là một nghệ thuật, nó thể hiện sự tôn trọng của mình với người đang trình bày.

Cũng vậy, giữ đúng giờ là biết tôn trọng người khác. Người Việt chúng ta có danh từ "giờ dây thun", nói ra ai cũng hiểu. Tôi nghĩ rằng trong tự điển tiếng Việt của Thầy không có danh từ này. Có thể nó đã bị xóa đi sau một thời gian, lúc Thầy còn ở Nhật chăng? Tôi còn nhớ, lâu lắm rồi, lúc ấy Thầy về Chi Hội PTVN để làm lễ cầu an định kỳ hằng năm. Tôi được quý bác phân công bưng mâm Thỉnh Sư, thời gian đầu nghi thức đơn giản, không có phần tác bạch như bây giờ. Trước giờ lễ 5 phút Thầy đắp Y và ngồi chờ ở hậu trường, nhang đèn đã được thắp xong. Quá giờ lễ gần 10 phút, quý Phật tử ở phía ngoài vẫn còn xôn xao, chưa vào hàng ngũ. Thầy xem đồng hồ rồi khẻ lắc đầu nói: "Ở Chùa Viên Giác không bao giờ xảy ra chuyện này". Vậy mà trong suốt buổi giảng Pháp ngày hôm ấy, tôi không nghe Thầy nhắc nhở đến sự trễ nải này. Rồi thời gian dần qua, các Phật tử về chùa tu tập, tự nhận biết sự đúng giờ của Thầy. Có lẽ sau này các Ban Tổ Chức phải cho đồng hồ của mình chạy nhanh hơn 5 phút khi thỉnh Thầy về địa phương. Những gì thiếu thì mình thường quý, có người rất thừa thời gian, không biết làm gì cho hết ngày. Riêng với Thầy thì khác, thời gian của Người rất quý. Thầy thường nói với anh em chúng tôi: „Hiện nay cái gì Thầy cũng có đủ, chỉ thời gian là thiếu thôi. Người ta nói thời giờ là vàng bạc rất là đúng, quý lắm, các con đừng bỏ phí nó“. Thời gian không ai tặng mình được và chúng ta cũng không thể cất giữ nó để dùng từ từ. Qua những điều răn dạy đó chúng tôi tập giữ sự đúng giờ.

Đúng hẹn và giữ lời hứa là một đức tính mà chúng tôi nhận thấy ở Người, dù chỉ là một lời hứa với các em đoàn sinh GĐPT không bao giờ Thầy quên. Nếu chỉ hứa qua loa cho xong là điều Thầy không thể chấp nhận được. Những người hay hứa „cuội“ đồng nghĩa với sự xem thường người khác và dần đánh mất đi sự tin tưởng mà mọi người đang dành cho họ. Có một lần chúng tôi thỉnh mời Thầy và quý Tăng Ni Chùa Viên Giác về vườn nhà để có cơ duyên gần gũi với Chư Tôn Đức. Sau khi xem lịch bỏ túi, Thầy ghi vào đó, cách ngày ấy vài hôm, có việc Phật sự bất thường, vì không thể thiếu sự hiện diện của Thầy được, Thầy đã gọi điện thoại, báo tin và lấy làm tiếc sẽ không có mặt với gia đình. Dù bận rộn như thế nào Thầy vẫn nhớ và đích thân gọi điện, làm cho hàng Phật tử chúng tôi rất hoan hỷ, ngày hôm ấy Quý Thầy ghé thăm và một lần nữa chuyển lời xin lỗi của Sư Ông. Thầy là vậy, ở một địa vị cao quý, Thầy vẫn đơn giản bình dị luôn quan tâm đến tất cả mọi người như lúc xưa. Những việc nhỏ như liên lạc với các Phật tử Thầy thường tự gọi điện thoại và tự chính mình đến thăm hỏi khi nghe tin ai đó đang lâm bịnh. Những lúc đi Phật sự ở phương xa, Thầy viết thư thăm hỏi và chia sẻ với các Phật tử khi trong gia quyến có người ra đi. Những ai nhận được lời thăm hỏi và sự quan tâm này cũng ấm lòng.

Nói về sự tu tập của Thầy chúng tôi phải bái phục với hạnh nguyện lạy kinh của Người. Bây giờ Thầy đã vào tuổi 66, trong thời gian an cư, mỗi tối bắt đầu từ 20:00 Ngài hành trì không dưới 300 lạy. Chúng tôi, những Phật tử còn trẻ khỏe, muốn „theo gót Ngài“ phải toát mồ hôi. Ngày thọ bát quan trai được thông báo, không ai ngán gì, chỉ sợ phải „lạy kinh đêm nay“. Trong thời gian đầu, sau khi thọ Bát Quan Trai giới xong, Thầy thường ra cho các giới tử một bài sám để học thuộc. Hôm sau, sẽ được khảo trong giờ xả giới. Thế nên sau đó, mỗi người một quyển kinh trên tay, tìm một góc yên tịnh chăm chú học, không ai còn thời gian để nói chuyện phiếm nữa. Cũng nhờ vậy cho nên sau này, những giờ tụng kinh, khi vị chủ lễ bắt một bài sám, phần lớn chúng tôi đều tụng theo được. Theo cách hướng dẫn đó, các em Oanh vũ của GĐPT Tâm Minh bây giờ cũng được các anh chị trưởng khuyến khích học kinh. Các em luôn được phần thưởng sau khi học xong một bài chú, bài sám.

Lúc xưa, khi hỏi thăm về sự sinh hoạt của chúng tôi tại chùa, có vị tò mò hỏi: „Thế các anh chị em có hay bị Sư Ông rầy không?“, chúng tôi thường trả lời rằng: „Ở gần mặt trời thì dĩ nhiên là nóng rồi!“. Có người lại hỏi thêm: „Nóng nhưng sao vẫn bám trụ và thường xuyên về Chùa?“. Chúng tôi chỉ mĩm cười và nói: „Các anh chị muốn biết tại sao thì về với chúng tôi một thời gian sẽ biết thôi“. Mặt trời đem lại cho chúng ta ánh sáng để nhận rõ mọi vật, xóa đi màn vô minh và cho sự ấm áp nữa. Dù có nóng, người ta, ai cũng tìm cách đến gần mặt trời mà. Chúng tôi đang có được duyên lành đó, tại sao phải tránh xa? Có lẽ vì đi đâu người ta thường gọi chúng tôi là „Phật tử của Chùa Viên Giác“ cho nên Thầy muốn chúng tôi xứng đáng với cái tên ấy thôi. Điều ấm áp mà Thầy dành cho GĐPT Tâm Minh là ngày 01.05. hằng năm, vào ngày ấy, Phụ huynh và GĐPT Tâm Minh chuẩn bị đồ ăn trưa, tập trung tại chùa rồi cùng quý Thầy Cô đến một địa điểm Picnic đã chọn trước. Các em nhỏ tha hồ chạy nhảy leo trèo. Đến trưa mọi người quây quần với nhau, trải chiếu trên một bãi cỏ vừa thưởng thức những món ăn ngon vừa trao đổi những chuyện vui. Sau này Thầy thường đi Phật sự tại Hoa Kỳ, không có thời gian với chúng tôi nữa. Quý Thầy Hạnh Tấn và Thầy Hạnh Giới vẫn tiếp tục truyền thống ấy, các GĐPT ở xa chùa không có được niềm hạnh phúc này.

Dù đi xa nhưng Thầy luôn nghĩ về Chùa Viên Giác. Đi đâu, được ai tặng gì, Thầy cũng nhận và không ngại sự nặng nhọc, mang về làm quà cho Phật tử. Có lần từ Thái Lan về, Thầy mang theo một trái mít thật to để làm quà cho quý Phật tử chùa Viên Giác. GĐPT Tâm Minh thì nhận được vải lam để may áo, các em thì được tặng những món quà kỷ niệm từ xứ Úc xa xôi hoặc những phong kẹo chocolate ngon ngọt từ Thụy sĩ... Tình thương và sự ấm áp của Thầy dành cho chúng tôi còn nhiều lắm.

 Lúc bắt đầu bài viết này, điều đầu tiên tôi liên tưởng đến là lời phát nguyện của Thầy: "Con xin nguyện mình làm dòng sông để chuyên chở những trong đục của cuộc đời và con xin nguyện làm mặt đất để hứng chịu những

 

CÁO PHÓ

 

Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin đến

thân bằng quyến thuộc là:

 

Bà LƯƠNG TƯ PHẤN

Nhũ danh Bùi Thị Ngọc Loan

Pháp danh Minh Tỉnh

 

Sinh ngày 10 tháng 11 năm 1924 tại Hà Nội

Đã tạ thế vào lúc 19 giờ 30 ngày 19 tháng 4 năm 2014 (nhằm ngày 20 tháng 3 năm Giáp Ngọ)

 tại Marbach, CHLB Đức

Thượng thọ 90 tuổi

 

Tang lễ sẽ được cử hành vào Thứ Sáu, ngày 25 tháng 4 năm 2014 lúc 10 giờ 30 tại nghĩa trang Neuer Friedhof – Ludwigsburg

 

 Tang gia đồng khấp báo

 

Trưởng nam : Lương Nguyên Hiền, vợ Châu Mỹ Oanh.

 Cháu nội: Hùng Sơn

Trưởng nữ : Lương Thị Minh Thu, chồng Nguyễn Văn Cảnh

Thứ nữ : Lương Thị Thúy Hoài, chồng Mai San

 Cháu ngoại: Melissa Thúy Anh, Thế Tâm

Thứ nữ : Lương Thị Ngọc Thịnh, chồng Phạm Văn

 Phú

 Cháu ngoại: Đông Triều, Tố Mai

Thứ nam : Lương Minh Thiện

Thứ nam : Lương Minh Hải, vợ Nguyễn Lê Diệu Tú

 

Cáo phó này thay thế thiệp tang

 

 

sạch nhơ của nhân thế". Tôi chiêm nghiệm điều này, trong dòng sông hay trong lòng đất không chỉ chất chứa những đục nhơ và độc hại do con người và thiên nhiên thải ra mà thôi, ngược lại nó còn chu cấp biết bao nhiêu chất dinh dưỡng và cũng là nơi nương tựa vững chắc để thế giới này có thể hiện hữu và sinh tồn. Tổ chức GĐPT tại Đức được Thầy khai sinh và hướng dẫn từ buổi ban đầu. Những khi gặp khó khăn hay bế tắt thì Thầy là người khuyên nhủ và tháo gở gút mắc. Với chúng tôi Thầy là dòng sông, cho chúng tôi những giọt nước trong mát, ngon ngọt. Thầy là mặt đất để giúp chúng tôi vững bước tiến tới trên con đường tu học.

 …

Thầy là bóng cây che mát chúng con,

Thầy là ánh sáng dắt dìu lòng son,

Thầy là con thuyền thanh lương đưa chúng con đến bờ thơm hương,

Thầy theo hạnh nguyện Pháp Vương, treo gương tròn sáng soi mười phương.

 

Những lời trong bài hát “Kính mến Thầy“ đã gói trọn những gì chúng tôi muốn nói về Thầy.

 

Thành kính tri ân

Nguyên Hoằng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/05/2011(Xem: 15294)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
09/05/2011(Xem: 9155)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
08/05/2011(Xem: 9986)
Vương vấn bao nhiêu chuyện ở lòng Đến rồi chẳng lẽ trở về không Gió chiều thoảng vờn khe núi Nắng sớm dịu dàng tỏa bến sông
08/05/2011(Xem: 11384)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
04/05/2011(Xem: 8299)
Ta tìm Mi từ vạn nẻo Nơi chân trời góc bể chốn mây trôi Nhưng im hơi Mi lánh mặt ta rồi...
03/05/2011(Xem: 9976)
Thân lưu lạc nơi đỉnh đồi xứ lạ Đôi tay gầy ngồi nhặt mảnh trăng rơi Mùi biển mặn kéo về ôm đỉnh núi Đêm nay rằm người có hay chăng!
02/05/2011(Xem: 12679)
Bài thơ này đã được tác giả xuất bản vào năm 1996 tại Nam Cali nằm trong tập thơ “Những Vần Thơ Vịnh Kiều” có 14 cách đọc khác nhau. Đến năm 2009 lại xuất bản lần nữa cũng tại Nam Cali, nằm trong tập thơ “Những Bài Thơ Độc Đáo”, có bổ túc thêm lên đến 20 cách đọc, và nhiều biến đổi thú vị khác. Bài thơ hân hạnh được nhiều diễn đàn điện tử trong và ngoài nước cho đăng, với nhiều lời khen tặng của độc giả khắp nơi. Tuy nhiên mỗi nơi đăng mỗi khác, số “các cách đọc” nhiều ít khác nhau, và những bài thơ biến đổi theo, cũng đăng không trọn vẹn.
30/04/2011(Xem: 7103)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
23/04/2011(Xem: 9780)
Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo Ai có biết Phật chưa từng đi vắng Vì u mê, đường đến Phật quanh co..
19/04/2011(Xem: 8566)
Tháng 12, Tháng 01 Năm 2011 Bão lụt tại Queen-sland Úc Đại Lợi Ngày 23 tháng 02 Động đất xảy ra tại Christ-church Tân Tây Lan
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]