Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát phong xuy bất động (thơ)

03/06/201412:33(Xem: 16464)
Bát phong xuy bất động (thơ)


Buddha_13


BÁT PHONG XUY BẤT ĐỘNG (1)



"Lợi" có đến nhưng lòng không dao động

"Suy" vi nhiều vẫn vững dạ kiên trinh

"Hủy" bao nhiêu cũng phải giữ yên mình

"Dự" là điểm giúp ta hằng quán chiếu

"Xưng" tán tụng nhau khi đà thấu hiểu

"Cơ" bần lăng mạ dịp để luyện tâm

"Khổ" là thầy dạy dỗ hết mê lầm

"Lạc" tự tại hanh thông đường giải thoát (2)




Bát phong (8 ngọn gió: 4 thuận và 4 nghịch, là những điều thường xảy ra hằng ngày trong cuộc sống, khiến tâm người xao động bất an).

(1) Đó là: Lợi (lợi lộc), Suy (Hao tổn), Hủy (chê bai chỉ trích), Dự (gián tiếp khen ngợi), Xưng (trực tiếp khen ngợi), Cơ (dựng chuyện nói xấu), Khổ (gặp chướng duyên, thân tâm bức bách, khổ não), Lạc (gặp thuận duyên, thân tâm vui vẻ, hân hoan). Trong tám cái này thì có bốn cái khiến ta khởi tâm yêu thích (Lợi, Dự, Xưng, Lạc) và bốn cái gây ta khởi tâm ghét (Suy, Hủy, Cơ, Khổ). "Bát phong xuy bất động" tức là: (tám gió thổi không lay động). Ở đường tu, đây là những người mà vui, khổ, khen, chê, vinh, nhục, lợi, suy của cuộc đời không làm tâm họ xao động mà phải có tâm hồn luôn yên tịnh, thanh thản. Đây là thước đo và cũng là thử thách đối với người tu. Ai tự tại và vượt qua được “bát phong” nầy sẽ tiến nhanh trên đường đạo. Và cũng là người đáng được chúng sanh quy kính, cung dưỡng.
(2) Đức Phật dạy: "Nước trong bốn biển chỉ có một vị đó là vị mặn, giáo pháp của ta chỉ có một vị đó là vị giải thoát". Suốt cuộc đời của đức Phật, hoạt động không ngừng nghỉ chỉ để thực hiện mục tiêu giải thoát khổ đau cho con người, tức là giúp “ta” không còn bị dính mắc hay ràng buộc vào danh lợi, ngũ dục, lục trần, cứu vớt ra khỏi mọi khổ đau của cuộc đời.

Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/04/2012(Xem: 11543)
Bao la biển rộng sông dài. Tháng Tư ấm đậm tình người Việt Nam Lũy tre hiện mái chùa làng...
26/04/2012(Xem: 6979)
Tu không đòi hỏi cấp bằng Tu không đòi hỏi lăng xăng suốt ngày Tu không đòi hỏi trường chay Tu không cần phải suốt ngày kệ kinh Tu là phải biết soi mình Xét suy tội lỗi nhẹ khinh não phiền
22/04/2012(Xem: 6359)
Xuân tha phương nhớ quê nhà da diết Nhớ ngôi chùa từng sinh hoạt ngày xưa Chùa Pháp Bão chuyên tu học sớm trưa Đã gắn bó mười năm dài tu tập
18/04/2012(Xem: 12127)
Dòng sông êm ả, bóng trăng thơ Nhành liễu rũ ngang mơ gió đùa Chèo xa thấp thoáng ai khua nước
17/04/2012(Xem: 10990)
Lumbini…! Sáng nao bình minh xanh lấp lánh Rừng cây reo, chim muôn cành xào xạc Khấp khởi nắng vàng, rộn rã nghìn hoa
13/04/2012(Xem: 11394)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
10/04/2012(Xem: 14924)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịch và chú giải
21/03/2012(Xem: 10241)
Khi vắng -- anh nhớ em Không nhớ tóc thơm mềm Không vì môi hồng thắm Cũng không do hiền diệu
14/03/2012(Xem: 10006)
Hãy theo chân Phật Trải hết không gian Tâm từ quảng đại Hãy noi bóng Ngài
14/03/2012(Xem: 10262)
Hôm nay xin trở lại Một mong ước không phai Cho chúng sinh muôn loài Một phúc hạnh dài lâu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]